Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/VBHN-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2015 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ
Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế đăng kiểm tàu cá, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 02/5/2003 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản,[1]
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế Đăng kiểm tàu cá”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.[2]
Quy chế này thay thế các quy định về đăng ký kiểm tàu cá của Quy chế Đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên ban hành kèm theo Quyết định số 494/2001/QĐ-BTS, ngày 15/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
Điều 3. Chánh Văn phòng; Vụ trưởng các Vụ; Chánh Thanh tra Bộ; Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Giám đốc các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
Nơi nhận: | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT |
ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ
(ban hành kèm theo Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về việc đăng kiểm các tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên.
2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng tàu cá nói lại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thực hiện các quy định của Quy chế này.
1. Đăng kiểm tàu cá là hoạt động quản lý về kỹ thuật, thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật từ khi thiết kế, đóng lắp và trong suốt quá trình sử dụng nhằm đảm bảo tàu cá hoạt động an toàn trong các điều kiện nhất định.
2. Kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá bao gồm: thân tàu, máy và các trang thiết bị hàng hải, khai thác thủy sản và các trang thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn lắp đặt trên tàu cá.
Điều 3. Nội dung công tác đăng kiểm tàu cá.
1. Duyệt hồ sơ thiết kế có liên quan đến việc đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi tàu cá; các trang thiết bị thuộc diện phải đăng kiểm lắp đặt trên tàu cá.
2. Kiểm tra an toàn kỹ thuật, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho tàu cá trong đóng mới, cải hoán, sửa chữa lớn và trong quá trình hoạt động.
3. Kiểm tra an toàn kỹ thuật cấp chứng chỉ an toàn kỹ thuật cho các trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá.
4. Đo đạc xác định trọng tải toàn phần, mạn khô.
Điều 4. Cơ sở đánh giá chất lượng, an toàn kỹ thuật của tàu cá
1. Việc đánh giá chất lượng, an toàn kỹ thuật tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá được căn cứ vào tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nước hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài được Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng và các hồ sơ thiết kế tàu cá đã được duyệt.
2. Việc duyệt hồ sơ thiết kế, kiểm tra an toàn kỹ thuật của tàu cá phải được tiến hành theo quy định của các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy trình nghiệp vụ đăng kiểm.
Điều 5. Các loại hình kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá
1. Kiểm tra lần đầu đối với:
a) Tàu cá đóng mới;
b) Tàu cá chưa được Cơ quan Đăng kiểm tàu cá kiểm tra an toàn và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
c) Tàu cá nhập khẩu (mua, thuê - mua hoặc hợp tác) của nước ngoài;
d) Tàu cá hết hạn đăng kiểm quá 12 tháng.
2. Kiểm tra hàng năm đối với:
Tàu cá đã được Cơ quan Đăng kiểm tàu cá kiểm tra an toàn và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá.
Nội dung kiểm tra được thực hiện theo các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
3. Kiểm tra trung gian:
Kiểm tra trung gian được tiến hành trong điều kiện tàu cá chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật trong lần kiểm tra hàng năm, và phụ thuộc vào tuổi tàu được quy định cụ thể trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002, TCVN 6718:2000.
4. Kiểm tra định kỳ là tổng kiểm tra trạng thái kỹ thuật tàu cá theo chu kỳ.
Nội dung kiểm tra và thời hạn giữa 2 lần kiểm tra định kỳ được thực hiện theo quy định tại các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành tùy thuộc loại tàu cá.
5. Kiểm tra bất thường đối với tàu cá sửa chữa sau tai nạn, thử nghiệm một bộ phận nào đó trên tàu, theo yêu cầu của chủ tàu, theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 6. Giám sát kỹ thuật đóng mới, cải hoán tàu cá.
1. Trong quá trình đóng mới, cải hoán tàu cá, cơ sở đóng tàu phải tuân thủ các bước giám sát kỹ thuật đóng mới phù hợp với từng nhóm tàu cá (Phụ lục I).
2. Tàu cá lắp máy có tổng công suất từ 250 sức ngựa trở lên phải thử tàu theo quy định trước khi xuất xưởng theo các chế độ thử tàu để xác định tính năng cơ bản của tàu: ổn định, hàng hải và trang thiết bị trên tàu của tàu và lập biên bản đưa vào hồ sơ kỹ thuật đóng mới.
Điều 7. Tổ chức cơ quan Đăng kiểm tàu cá
1. Cơ quan Đăng kiểm tàu cá Trung ương - Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
2. Cơ quan Đăng kiểm tàu cá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh) - Chi cục quản lý chuyên ngành về khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc các Sở thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thủy sản (dưới đây gọi tắt là Sở).
3. Các Cơ quan Đăng kiểm tàu cá thành lập đơn vị đăng kiểm chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ.
4. Các tỉnh chưa thành lập Chi cục quản lý chuyên ngành về khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc không có đủ điều kiện làm nhiệm vụ đăng kiểm theo quy định sẽ do Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực tiếp đảm nhận trên cơ sở phối hợp với các lực lượng tại chỗ hoặc ủy quyền cho Chi cục gần nhất có đủ điều kiện thực hiện.
Điều 8. Thẩm quyền của cơ quan Đăng kiểm tàu cá Trung ương
1. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác đăng kiểm tàu cá trong phạm vi cả nước;
2.[3] Thực hiện việc đăng kiểm đối với:
a) Tàu cá của Việt Nam khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam;
b) Tàu cá nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam (kiểm tra lần đầu);
c) Tàu kiểm ngư;
d) Tàu nghiên cứu, điều tra, thăm dò, nguồn lợi thủy sản.
3. Quản lý các tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên.
4. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và cấp thẻ đăng kiểm viên cho các cán bộ thuộc các Cơ quan Đăng kiểm tàu cá trong toàn quốc.
5. Xây dựng và hướng dẫn áp dụng các mẫu biểu giấy tờ dùng trong công tác đăng kiểm tàu cá thống nhất trên toàn quốc.
6. Đề xuất xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tàu cá và hướng dẫn áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
Điều 9. Thẩm quyền của cơ quan Đăng kiểm tàu cá tỉnh:
1. Thực hiện việc đăng kiểm tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 mét.
2. Thực hiện việc đăng kiểm tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên theo sự phân công của Cục Khai thác và Bản vệ nguồn lợi thủy sản nếu có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 10 Quy chế này.
3. Tàu cá thuộc quyền quản lý của tỉnh khác hết hạn đăng kiểm đến xin kiểm tra gia hạn.
4. Tàu cá được đóng mới, cải hoán, sửa chữa ở tỉnh nào thì được đơn vị đăng kiểm có thẩm quyền tại tỉnh đó kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho tàu cá.
5.[4] Tàu cá của các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Bộ, ngành khác; các đơn vị vũ trang nhân dân làm kinh tế.
Điều 10. Phân công trong công tác đăng kiểm tàu cá
Cơ quan Đăng kiểm tàu cá Trung ương phân công cho Cơ quan Đăng kiểm tàu cá tỉnh thực hiện việc đăng kiểm tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên theo các điều kiện sau:
1. Cơ quan Đăng kiểm tàu cá tỉnh phải có tối thiểu 1 kỹ sư vỏ tàu và 1 kỹ sư máy tàu; có đủ các trang thiết bị kiểm tra an toàn kỹ thuật (Phụ lục II).
2. Tại các địa phương chưa có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, việc đăng kiểm các tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên tại địa phương đó sẽ được phân công cho các Cơ quan Đăng kiểm tàu cá tỉnh gần nhất có đủ điều kiện.
3. Cơ quan Đăng kiểm tàu cá được phân công chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan Đăng kiểm tàu cá Trung ương và có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện (Bản sao hồ sơ kỹ thuật và báo cáo định kỳ) về Cơ quan Đăng kiểm tàu cá Trung ương.
4. Cơ quan Đăng kiểm tàu cá Trung ương có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu về tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên để theo dõi, quản lý. Định kỳ hàng tháng Cơ quan Đăng kiểm tàu cá Trung ương có trách nhiệm báo cáo kết quả đăng kiểm các tàu cá này trong toàn quốc về Bộ.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của đăng kiểm viên
Đăng kiểm viên tàu cá có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 3, 4, 5, 6 của Quy chế Đăng kiểm viên tàu cá ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BTS ngày 06/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
Người đứng đầu Cơ quan Đăng kiểm tàu cá và người trực tiếp thực hiện việc kiểm tra an toàn kỹ thuật phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.
Điều 12. Trách nhiệm của Cơ quan Đăng kiểm tàu cá
1. Cơ quan Đăng kiểm tàu cá phải thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Sau khi kiểm tra an toàn kỹ thuật phải lập biên bản kiểm tra kỹ thuật và kết quả kiểm tra phải được ghi vào sổ đăng kiểm tàu cá.
3. Các cơ quan Đăng kiểm tàu cá chỉ được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phù hợp với thẩm quyền và nhiệm vụ được giao.
4. Cơ quan Đăng kiểm tàu cá làm thủ tục kiểm tra gia hạn cho các tàu cá của tỉnh khác, có trách nhiệm gửi biên bản kiểm tra kỹ thuật về Cơ quan Đăng kiểm nơi đăng ký tàu cá để theo dõi.
Điều 13. Hồ sơ thiết kế tàu cá.
1. Hồ sơ thiết kế tàu cá được quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002, TCVN 6718: 2000.
2. Bắt buộc áp dụng các hồ sơ thiết kế tàu cá trong đóng mới tàu cá quy định như sau:
a) Các tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa trở lên, các tàu cá hoạt động ở vùng biển hạn chế cấp I hoặc không hạn chế, khi đóng mới bắt buộc phải có thiết kế kỹ thuật được Cơ quan Đăng kiểm phê duyệt;
b) Các tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa hoạt động tại vùng biển hạn chế cấp II, được miễn thiết kế kỹ thuật nếu đóng theo mẫu đã được cơ quan có thẩm quyền của địa phương thẩm định và được cơ quan Đăng kiểm tàu cá phê duyệt theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002, TCVN 6718:2000. Nếu tàu cá được đóng không có thay đổi theo mẫu đã được duyệt, thì sử dụng hồ sơ mẫu làm hồ sơ kỹ thuật tàu, Nếu đóng sai khác với mẫu được duyệt, yêu cầu phải có hồ sơ hoàn công;
c) Các tàu cá khác thuộc diện bắt buộc phải đăng kiểm không nói ở mục a và mục b khoản này, cho phép được đóng theo mẫu truyền thống của địa phương, song chủ tàu phải có bản thuyết minh về tính năng, bố trí chung trang thiết bị của tàu trình Cơ quan Đăng kiểm tàu cá trước khi xuất xưởng.
Điều 15.[5] Thủ tục kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau: nộp trực tiếp tại cơ quan đăng kiểm; gửi qua fax, email, sau đó gửi hồ sơ bản chính; gửi theo đường bưu điện. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng kiểm theo thông báo cho tổ chức, cá nhân thời gian chính thức sẽ tiến hành kiểm tra, nhưng không qua 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
3. Cơ quan đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy Chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra tàu cá
Điều 16. Hồ sơ đăng kiểm cấp cho tàu cá.
1. Tàu cá sau khi được kiểm tra có trạng thái kỹ thuật thỏa mãn các quy định của quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được cấp các loại giấy tờ sau;
a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (Phụ lục III);
b) Sổ đăng kiểm tàu cá;
c) Các loại Biên bản kiểm tra kỹ thuật;
d) Biên bản nghiệm thu từng phần;
đ) Ngoài các giấy tờ nêu trên, tùy thuộc vào công dụng hoặc mức độ trang bị của tàu cá còn có: Các giấy chứng nhận thử vật liệu, các thiết bị, trang bị lắp đặt trên tàu cá.
2. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá là chứng chỉ kỹ thuật chứng nhận khả năng hoạt động của tàu.
3. Sổ đăng kiểm tàu cá là lý lịch kỹ thuật của tàu cá, do Cơ quan Đăng kiểm tàu cá cấp theo tàu sau khi xuất xưởng để theo dõi tình trạng kỹ thuật của tàu.
Mỗi tàu cá chỉ được cấp một Sổ đăng kiểm tàu cá từ khi đóng mới cho đến khi giải bản.
1. Việc phân cấp tàu cá được thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111: 2002, TCVN 6718: 2000.
2. Cơ quan Đăng kiểm tàu cá trao cấp, duyệt lại cấp và phục hồi cấp cho tàu cá. Chỉ tiến hành phân cấp tàu đối với các tàu cá có đủ hồ sơ kỹ thuật.
Điều 18. Xử lý tranh chấp về kỹ thuật trong công tác đăng kiểm tàu cá.
Khi có tranh chấp về kỹ thuật trong công tác đăng kiểm tàu cá, chủ tàu, thuyền trưởng có quyền khiếu nại bằng văn bản đến thủ trưởng Cơ quan Đăng kiểm tàu cá tỉnh để giải quyết. Nếu chưa thỏa mãn có quyền tiếp tục gửi khiếu nại lên Thủ trưởng Cơ quan Đăng kiểm tàu cá Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết luận của Cơ quan Đăng kiểm tàu cá Trung ương là ý kiến cuối cùng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, Thủ trưởng Cơ quan Đăng kiểm tàu cá phải trả lời bằng văn bản.
Điều 19. Điều khoản thi hành.[6]
1. Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện công tác đăng kiểm tàu cá, đảm bảo thống nhất trong toàn quốc.
2. Giám đốc các Sở thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm tàu cá tại địa phương theo các quy định của Quy chế này.
3. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định./.
CÁC BƯỚC GIÁM SÁT KỸ THUẬT ĐÓNG MỚI TÀU CÁ
(ban hành kèm theo Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Nội dung các hạng mục kiểm tra | Loại tàu | Ghi chú | ||
<50 cv | < 90 cv | ³ 90 cv | |||
A. TÀU VÕ GỖ | |||||
1 | Xét duyệt thiết kế | x | x | x |
|
2 | Kiểm tra phóng dạng |
|
| x |
|
3 | Kiểm tra vật liệu |
|
| x |
|
4 | Kiểm tra dưỡng mẫu |
|
| x |
|
5 | Kiểm tra lắp ráp | x | x | x |
|
| - Kiểm tra lắp ráp khung xương |
| x | x |
|
| - Kiểm tra lắp ráp ván vỏ |
| x | x |
|
6 | Kiểm tra lắp máy |
| x | x |
|
| - Kiểm tra bệ máy |
| x | x |
|
| - Kiểm tra căng tim hệ trục |
| x | x |
|
| - Kiểm tra lắp đặt máy |
| x | x |
|
| - Kiểm tra các hệ thống phục vụ |
| x | x |
|
7 | Kiểm tra chế tạo lắp đặt hệ trục chân vịt |
| x | x |
|
8 | Kiểm tra tàu trước khi hạ thủy | x | x | x |
|
9 | Kiểm tra các trang thiết bị thân tàu (các buồng) |
|
| x |
|
10 | Kiểm tra các trang thiết bị khác |
|
| x |
|
11 | Thử ổn tính |
|
| x |
|
12 | Thử tại bến |
|
| x |
|
13 | Thử đường dài, nghiệm thu xuất xưởng | x | x | x |
|
B. TÀU VỎ THÉP | |||||
1 | Xét duyệt thiết kế | x | x | x |
|
2 | Kiểm tra phóng dạng |
|
| x |
|
3 | Kiểm tra vật liệu |
|
| x |
|
4 | Kiểm tra dưỡng mẫu |
|
| x |
|
5 | Kiểm tra lắp ráp | x | x | x |
|
| - Kiểm tra lắp ráp khung xương |
|
| x |
|
| - Kiểm tra lắp ráp tôn vỏ |
| x | x |
|
6 | Kiểm tra lắp máy |
| x | x |
|
| - Kiểm tra bệ máy |
|
| x |
|
| - Kiểm tra căng tim hệ trục |
|
| x |
|
| - Kiểm tra lắp đặt máy |
| x | x |
|
| - Kiểm tra các hệ thống phục vụ |
|
|
|
|
7 | Kiểm tra chế tạo lắp đặt hệ trục chân vịt |
| x | x |
|
8 | Kiểm tra tàu trước khi hạ thủy | x | x | x |
|
9 | Kiểm tra các trang thiết bị thân tàu (các buồng) |
|
| x |
|
10 | Kiểm tra các trang thiết bị khác |
|
| x |
|
11 | Thử ổn tính |
|
| x |
|
12 | Thử tại bến |
|
| x |
|
13 | Thử đường dài, nghiệm thu xuất xưởng | x | x | x |
|
C. TÀU VỎ COMPOZITE | |||||
1 | Xét duyệt thiết kế | x | x | x |
|
2 | Kiểm tra phóng dạng Kiểm tra điều kiện nhà xưởng |
|
| x |
|
3 | Kiểm tra vật liệu | x | x | x |
|
4 | Kiểm tra khuôn mẫu |
|
| x |
|
5 | Kiểm tra trát composite vỏ và khung xương | x | x | x |
|
6 | Kiểm tra tách khuôn | x | x | x |
|
7 | Kiểm tra lắp máy | x | x | x |
|
| - Kiểm tra bệ máy |
|
|
|
|
| - Kiểm tra căng tim hệ trục |
|
|
|
|
| - Kiểm tra lắp đặt máy |
|
|
|
|
| - Kiểm tra các hệ thống phục vụ |
|
|
|
|
8 | Kiểm tra chế tạo lắp đặt hệ trục chân vịt |
| x | x |
|
9 | Kiểm tra tàu trước khi hạ thủy | x | x | x |
|
10 | Kiểm tra các trang thiết bị thân tàu (các buồng) |
|
| x |
|
11 | Kiểm tra các trang thiết bị khác |
|
| x |
|
12 | Thử ổn tính |
|
| x |
|
13 | Thử tại bến |
|
| x |
|
14 | Thử đường dài, nghiệm thu xuất xưởng | x | x | x |
|
BẢNG KÊ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ TỐI THIỂU CẦN PHẢI CÓ MỘT ĐƠN VỊ LÀM ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ
(ban hành kèm theo Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Tên dụng cụ, thiết bị | Quy cách | Số lượng | Ghi chú |
1 | Thước dây cuộn (sợi bố) | 0 - 10 m 0 - 25m | 2 cái 2 cái |
|
2 | Thước cuộn (kim loại) | 0 - 2 m 0 - 5 m 0 - 10 m | 2 - 10 cái 2 cái 2 cái | Mỗi cán bộ 1 cái |
3 | Thước thẳng (gỗ hoặc nhựa) | 0 - 300 mm 0 - 800 mm 0 - 1000 mm | 2 - 10 cái 2 cái 2 cái | Mỗi cán bộ 1 cái |
4 | Đồng hồ đo độ nghiêng tàu | 0 - 90o (trái, phải) | 2 cái |
|
5 | Đồng hồ đo tốc độ gió |
| 2 cái |
|
6 | Định vị vệ tinh |
| 1 cái |
|
7 | Đồng hồ bấm giây |
| 5 - 10 cái | Mỗi cán bộ 1 cái |
8 | Thước đo bước xoắn chân vịt | 0 - 800mm R 1000 mm | 1 cái |
|
9 | Máy đo siêu âm |
| 1 cái |
|
10 | Búa kiểm tra |
| 5 - 10 cái | Mỗi cán bộ 1 cái |
11 | Máy vi tính |
| 1 cái |
|
12 | Thước lá mỏng | 0,01 - 2,00 mm | 2 - 5 cái | Mỗi cán bộ 1 cái |
13 | Thước lá dẹp | 150 mm 300 mm 1000 mm | 2 - 5 cái 2 - 5 cái 1 cái | Mỗi cán bộ 1 cái |
14 | Đồng hồ so (Comparateur) |
| 1 bộ |
|
15 | Đồng hồ đo vùng tua máy |
| 2 cái | 1 kiểu từ 1 kiểu cơ |
16 | Đồng hồ đo áp suất | 0 - 16 KG/cm2 0 - 25 KG/cm2 0 - 200 KG/cm2 | 1 - 2 cái 1 - 2 cái 1 - 2 cái |
|
17 | Đồng hồ đo nhiệt độ | 0 - 100oC | 1 - 2 cái |
|
18 | Đồng hồ đo nhiệt độ khí xả | 1 - 300oC | 1 - 2 cái |
|
19 | Bộ đồ vẽ kỹ thuật |
| 2 bộ |
|
20 | Thước cặp | 150mm 300mm | 1 - 2 cái 1 - 2 cái |
|
21 | Pan me đo ngoài | 0 - 25mm 100 - 200mm | 1 - 2 cái 1 bộ |
|
22 | Pan me đo trong | 100 - 200mm | 1 bộ |
|
23 | Thiết bị bàn nguội (bàn mát, giá đỡ V chuẩn) |
| 1 bộ |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU CÁ
(ban hành kèm theo Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………TS/ĐKTC | ……., ngày ... tháng … năm …. |
GIẤY CHỨNG NHẬN
AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU CÁ
Tên tàu: ……………………………………….….............….; Số đăng ký: …………………………..;
Chủ tàu:……………………………………………….……………………………………………………;
Năm và nơi đóng: ………………………………….……………………......…………………………....;
Kích thước Lmax, m:…………………………; Bmax, m:………………..……..; D, m:………….…….….;
LTK, m: ……..……………….………….……; BTK, m:…………..……………; d, m:..………………….;
Vật liệu thân vỏ: ………………………………………......…………………….;
TT | Ký hiệu máy | Số máy | Công suất định mức Ne, sức ngựa | Vòng quay định mức ne, vòng/phút | Năm, nơi chế tạo |
No1 |
|
|
|
|
|
No2 |
|
|
|
|
|
No3 |
|
|
|
|
|
- Căn cứ vào các luật lệ, quy phạm hiện hành của Nhà nước
- Căn cứ biên bản kiểm tra kỹ thuật Số: …… ngày …. tháng ….. năm …..
Chứng nhận tàu: …… Có trạng thái kỹ thuật và trang thiết bị bảo đảm hoạt động
Vùng hoạt động: ……………………………………………….....……………………………………
Mạn khô, m: ………; Sức chở tối đa, tấn:……….; Số thuyền viên, người:…...…
Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến: ngày …. tháng …… năm……
| CƠ QUAN ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ |
[1] Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có căn cứ ban hành sau:
“Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ như sau:”
[2] Điều 11 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 5 năm 2011 quy định như sau:
“1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này”
[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
[5] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.
[6] Điều 11 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 5 năm 2011 quy định như sau:
“1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BNNPTNT năm 2015 hợp nhất Quyết định về việc ban hành Quy chế đăng kiểm tàu cá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 13/VBHN-BNNPTNT
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 27/04/2015
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 559 đến số 560
- Ngày hiệu lực: 27/04/2015
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra