Chương 2 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BXD năm 2023 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành
Điều 5. Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở
1. Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì phải có giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.
2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:
a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh đối tượng theo quy định tại Điều 74 của Nghị định này; trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Điều 6. Cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định của Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (bao gồm cả nhà ở được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong các dự án quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở) và có giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.
2. Đối với nhà ở riêng lẻ được xây dựng có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng có từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín (có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng), có diện tích sàn tối thiểu mỗi căn hộ từ 30 m2 trở lên và nhà ở này đáp ứng các điều kiện về nhà chung cư quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật Nhà ở thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó; trường hợp chủ sở hữu bán, cho thuê mua, tặng cho, để thừa kế căn hộ trong nhà ở này cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở này thuộc sử dụng chung của các đối tượng đã mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế căn hộ.
3. Ngoài các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai, cơ quan cấp Giấy chứng nhận còn phải ghi thêm các nội dung sau đây:
a) Các thông tin về nhà ở theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Luật Nhà ở;
b) Thời hạn sở hữu nhà ở và các quyền được bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở của bên mua nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở có thời hạn đối với trường hợp quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở hoặc ghi thời hạn sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 161 của Luật Nhà ở, Điều 7 và Điều 77 của Nghị định này;
c) Trường hợp mua bán nhà ở xã hội theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 62 của Luật Nhà ở thì phải ghi thời hạn chủ sở hữu được quyền bán lại nhà ở xã hội này.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở có trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở; trường hợp người mua, thuê mua nhà ở tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì chủ đầu tư phải cung cấp hồ sơ và các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán, thuê mua cho người mua, thuê mua nhà ở.
1. Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở thì bên bán và bên mua thỏa thuận cụ thể các nội dung, bao gồm thời hạn bên mua được sở hữu nhà ở; các quyền và nghĩa vụ của bên mua trong thời hạn sở hữu nhà ở; trách nhiệm đăng ký và cấp Giấy chứng nhận cho bên mua; việc bàn giao lại nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở và người nhận bàn giao lại nhà ở sau khi hết hạn sở hữu; việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở. Trong thời hạn sở hữu nhà ở, bên mua được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó thông qua hình thức thu hồi Giấy chứng nhận của bên bán và cấp Giấy chứng nhận mới cho bên mua hoặc ghi bổ sung vào trang 3 của Giấy chứng nhận đã cấp cho bên bán và giao lại Giấy chứng nhận này cho bên mua.
Trong trường hợp bên mua và bên bán có thỏa thuận về việc bên mua nhà ở được quyền bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở trong thời hạn sở hữu nhà ở thì bên mua lại, bên được tặng cho, bên được thừa kế, bên nhận góp vốn chỉ được sở hữu nhà ở theo thời hạn mà bên mua nhà ở lần đầu đã thỏa thuận với chủ sở hữu lần đầu.
2. Tổ chức nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho tổ chức đó. Khi hết hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không ghi thời hạn thì trong Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu cùng được ghi không thời hạn.
Trường hợp tổ chức nước ngoài bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn sở hữu nhà ở quy định tại Khoản này hoặc bị Nhà nước Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ cho phép hoạt động tại Việt Nam thì việc xử lý nhà ở này được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này; trường hợp trong thời hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức nước ngoài chuyển thành tổ chức trong nước thông qua việc sáp nhập hoặc chuyển vốn theo quy định của pháp luật thì tổ chức này được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài.
3. Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này.
4. Trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua, người được tặng cho được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:
a) Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bên mua, bên nhận tặng cho được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài;
b) Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại; khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này;
c) Bên bán, bên tặng cho nhà ở phải nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 8. Xử lý đối với trường hợp hết thời hạn sở hữu nhà ở
1. Trường hợp hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận giữa bên bán và bên mua nhà ở lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này thì quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được xử lý theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán nhà ở lần đầu; nếu các bên không có thỏa thuận về việc xử lý nhà ở thì quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được chuyển lại cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu hoặc người thừa kế hợp pháp của chủ sở hữu lần đầu.
Trong trường hợp chủ sở hữu lần đầu là tổ chức bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động thì nhà ở của tổ chức này được xử lý theo pháp luật về phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động và quyền sở hữu nhà ở này được chuyển lại cho cá nhân, tổ chức được sở hữu theo quy định của pháp luật về phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động; trong thời gian xác định chủ sở hữu nhà ở, tổ chức, cá nhân đang quản lý nhà ở được tiếp tục quản lý và không được thực hiện các quyền bán, cho thuê mua, tặng cho, để thừa kế, thế chấp, cho thuê, góp vốn nhà ở này; việc bàn giao lại nhà ở này được thực hiện trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày xác định được chủ sở hữu nhà ở.
Trường hợp tổ chức nước ngoài bị Nhà nước Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ cho phép hoạt động tại Việt Nam thì chủ sở hữu phải bán, tặng cho nhà ở cho đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
2. Trường hợp các bên mua bán nhà ở lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này không có thỏa thuận về việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu nhà ở thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho đối tượng đang sở hữu nhà ở và cấp lại Giấy chứng nhận cho đối tượng được xác định là chủ sở hữu nhà ở lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này; trường hợp không thu hồi được Giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ban hành Quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp cho đối tượng đang sở hữu nhà và cấp lại Giấy chứng nhận cho đối tượng được xác định là chủ sở hữu lần đầu. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quy định tại Khoản này thực hiện theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật về đất đai.
3. Trước khi hết thời hạn được sở hữu nhà ở theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 của Nghị định này (bao gồm cả trường hợp được gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này), tổ chức, cá nhân nước ngoài được trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 của Nghị định này. Trường hợp quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam; Sở Xây dựng có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở ban hành quyết định xác lập sở hữu toàn dân và tiến hành thu hồi nhà này để thực hiện quản lý, cho thuê hoặc bán theo quy định về quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quyết định buộc xuất cảnh hoặc buộc chấm dứt hoạt động tại Việt Nam do việc sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của mình vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam thì nhà ở này bị xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BXD năm 2023 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 10/VBHN-BXD
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 25/08/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn Sinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/08/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
- Điều 4. Trình tự, thủ tục xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
- Điều 5. Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở
- Điều 6. Cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở
- Điều 7. Thời hạn sở hữu nhà ở
- Điều 8. Xử lý đối với trường hợp hết thời hạn sở hữu nhà ở
- Điều 9. Lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước về nhà ở đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 10. (được bãi bỏ)
- Điều 11. (được bãi bỏ)
- Điều 12. Nội dung hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 13. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 14. (được bãi bỏ)
- Điều 15. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 16. Kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng dự án nhà ở
- Điều 17. Quản lý khu vực nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở
- Điều 18. Các trường hợp lựa chọn nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, dự án khu đô thị có nhà ở[12]. Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 của Luật số 03/2022/QH15, khoản 4 Điều 23 của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, có đủ điều kiện theo Điều 21 của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 75 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, pháp luật kinh doanh bất động sản, pháp luật có liên quan và được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư thì nhà đầu tư đó được xác định là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.
- Điều 19. Ký hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở thương mại
- Điều 20. Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ
- Điều 21. Hình thức đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 22. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 23. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ
- Điều 24. Mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ
- Điều 25. Thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ
- Điều 26. Hình thức đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
- Điều 27. Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
- Điều 28. Mua nhà ở thương mại và sử dụng nhà ở xã hội để bố trí tái định cư
- Điều 29. Vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư
- Điều 30. Đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 31. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua, mua và việc bàn giao nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 32. Giá mua, thuê, thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 33. Quản lý, sử dụng nhà ở phục vụ tái định cư
- Điều 34. Phân loại và quản lý, sử dụng nhà biệt thự
- Điều 35. Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư
- Điều 36. Bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
- Điều 37. Thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư
- Điều 38. Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 39. Cơ quan, đơn vị quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 40. Quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 41. Quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 42. Quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 43. Quy định về chuyển đổi công năng sử dụng nhà ở công vụ; bán nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước hoặc bán nhà ở công vụ sau khi chuyển đổi công năng sử dụng
- Điều 44. Quản lý tiền thu được từ việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 45. Trình tự, thủ tục thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 46. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 47. Trình tự, chế độ và nội dung báo cáo tình hình quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 48. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ
- Điều 49. Điều kiện được thuê nhà ở công vụ
- Điều 50. Trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở công vụ và việc quản lý vận hành nhà ở công vụ
- Điều 51. Giá thuê và việc thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ
- Điều 52. Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 53. Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 54. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 55. Giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước và các chi phí liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà ở này
- Điều 56. Quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 57. Đối tượng và điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 58. Giá thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 59. Miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 61. Giải quyết cho thuê đối với nhà ở và nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí để ở từ ngày 27 tháng 11 năm 1992 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007
- Điều 62. Loại nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện không được bán
- Điều 63. Đối tượng, điều kiện được mua và điều kiện bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 64. Cơ quan bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 65. Giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 66. Nguyên tắc miễn, giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 67. Đối tượng được miễn, giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 68. Mức miễn, giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 69. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 70. Giải quyết bán nhà ở và nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đã bố trí để ở từ ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007
- Điều 71. Giải quyết bán phần diện tích nhà sử dụng chung và chuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích đất liền kề với nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 72. Giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch đối với trường hợp không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận
- Điều 73. Bán nhà ở có thời hạn
- Điều 74. Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Điều 75. Khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở
- Điều 76. Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu
- Điều 77. Gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 78. Các trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Điều 79. Quản lý nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam