Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/VBHN-BGTVT | Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2023 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH ĐỊNH MỨC QUẢN LÝ, BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG BỘ
Thông tư số 44/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành định mức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành định mức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ.[1]
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Ban hành kèm theo Thông tư này định mức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, gồm:
a) Định mức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên quốc lộ tại Phụ lục I;
b) Định mức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường cao tốc tại Phụ lục II;
c) Định mức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên cầu có chiều dài lớn hơn 300m, cầu dây văng, cầu dây võng khẩu độ lớn tại Phụ lục III;
d) Định mức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên hầm đường bộ tại Phụ lục IV;
đ) Định mức công tác điều hành hoạt động, vận hành phà đường bộ tại Phụ lục V.
2. Định mức ban hành tại Thông tư này làm cơ sở lập dự toán và giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo dưỡng thường xuyên quốc lộ và đường cao tốc sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư xây dựng quốc lộ và đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định dự toán (giá dịch vụ sự nghiệp công) quản lý, bảo dưỡng thường xuyên quốc lộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư xây dựng quốc lộ và đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư.
2. Các hệ thống đường bộ khác có thể áp dụng định mức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên ban hành tại Thông tư này làm căn cứ để xác định dự toán (giá dịch vụ sự nghiệp công) bảo dưỡng thường xuyên đường bộ. Trường hợp có đặc thù riêng, cấp có thẩm quyền ban hành định mức theo quy định tại khoản 6 Điều 20
Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Điều 3. Hiệu lực thi hành[2]
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam[3], Thủ trưởng các cơ quan được Bộ Giao thông vận tải ủy quyền quản lý quốc lộ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
[1] Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ.”
[2] Điều 20 của của Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023 quy định như sau:
“Điều 20. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường Cao tốc Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./."
[3] Cụm từ “Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam”theo quy định tại Điều 19 của Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.
Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BGTVT năm 2023 hợp nhất Thông tư về định mức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 08/VBHN-BGTVT
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 28/07/2023
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Lê Đình Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra