Mục 3 Chương 7 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Luật giáo dục do Văn phòng Quốc hội ban hành
Mục 3. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC
Điều 107. Hợp tác quốc tế về giáo dục
Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Điều 108. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với nước ngoài
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà trường, cơ sở giáo dục khác của Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, học tập, nghiên cứu, trao đổi học thuật theo hình thức tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân trong nước cấp hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.
3. Nhà nước dành ngân sách cử người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và trình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4.[68] Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật; việc hợp tác về giáo dục với tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Điều 109. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam[69]
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục ở Việt Nam; được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Hợp tác về giáo dục với Việt Nam phải bảo đảm giáo dục người học về nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện mục tiêu giáo dục, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; hoạt động giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Các hình thức hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục tại Việt Nam bao gồm:
a) Thành lập cơ sở giáo dục;
b) Liên kết đào tạo;
c) Thành lập văn phòng đại diện;
d) Các hình thức hợp tác khác.
4. Chính phủ quy định cụ thể về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Điều 110. Công nhận văn bằng nước ngoài
1. Việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do nước ngoài cấp được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, các tổ chức quốc tế.
Mục 3a. KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC[70]
Điều 110a. Nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục
1. Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở từng cấp học và trình độ đào tạo; nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Quản lý hoạt động kiểm định chương trình giáo dục và kiểm định cơ sở giáo dục.
3. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và cơ sở giáo dục thực hiện đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục.
4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.
Điều 110b. Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục
Việc kiểm định chất lượng giáo dục phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Độc lập, khách quan, đúng pháp luật.
2. Trung thực, công khai, minh bạch.
Điều 110c. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:
a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Luật giáo dục do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 07/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 31/12/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hạnh Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 151 đến số 152
- Ngày hiệu lực: 31/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Mục tiêu giáo dục
- Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục
- Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân
- Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
- Điều 6. Chương trình giáo dục
- Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ
- Điều 8. Văn bằng, chứng chỉ
- Điều 9. Phát triển giáo dục
- Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
- Điều 11. Phổ cập giáo dục
- Điều 12. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
- Điều 13. Đầu tư cho giáo dục[6]
- Điều 14. Quản lý nhà nước về giáo dục
- Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo
- Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục
- Điều 17. Kiểm định chất lượng giáo dục
- Điều 18. Nghiên cứu khoa học
- Điều 19. Không truyền bá tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác
- Điều 20. Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục
- Điều 21. Giáo dục mầm non
- Điều 22. Mục tiêu của giáo dục mầm non
- Điều 23. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
- Điều 24. Chương trình giáo dục mầm non
- Điều 25. Cơ sở giáo dục mầm non
- Điều 26. Giáo dục phổ thông
- Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
- Điều 28. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
- Điều 29. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa
- Điều 30. Cơ sở giáo dục phổ thông
- Điều 31. Xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học và cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông