Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2022

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

Căn cứ Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản[1].

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 53 của Luật thú y về Danh Mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Danh Mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Động vật thủy sản sử dụng làm giống là động vật thủy sản sử dụng để sản xuất giống, làm giống để nuôi thương phẩm, làm cảnh, giải trí hoặc sử dụng với Mục đích khác.

2. Động vật thủy sản thương phẩm là động vật thủy sản còn sống sử dụng làm thực phẩm; làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản hoặc sử dụng với Mục đích khác, trừ Mục đích làm giống.

3. Nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản là nơi lưu giữ động vật thủy sản trong thời gian quy định để thực hiện việc kiểm dịch.

4. Nơi cách ly kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản là kho chứa hàng, phương tiện chứa đựng sản phẩm động vật thủy sản trong thời gian quy định để thực hiện việc kiểm dịch.

5[2]. Mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu là các sản phẩm động vật thủy sản cùng loại, cùng tên, nhãn hàng hóa, cơ sở sản xuất hàng hóa, chất liệu bao bì.

6[3]. Lô hàng sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu là toàn bộ sản phẩm động vật thủy sản của một chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu (có cùng số vận đơn). Lô hàng có thể chỉ có một mặt hàng hoặc nhiều mặt hàng.

7[4]. Sản phẩm động vật thủy sản có nguy cơ cao là sản phẩm động vật thủy sản ở dạng sơ chế, tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh.

8[5]. Sản phẩm động vật thủy sản có nguy cơ thấp là sản phẩm động vật thủy sản đã qua chế biến theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để sử dụng ngay.

Điều 3. Danh Mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Danh Mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản

1. Danh Mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Danh Mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Danh Mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương II

HỒ SƠ, NỘI DUNG KIỂM DỊCH

Điều 4. Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch

1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch vận chuyển động vật thủy sản sử dụng làm giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu 01 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản tiêu thụ trong nước.

a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 02 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có nguồn gốc từ những quốc gia, vùng lãnh thổ chưa có thỏa thuận về mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch với Việt Nam);

c) Bản sao Giấy phép CITES có xác nhận của doanh nghiệp đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh Mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định của Công ước CITES);

d)[6] Bản chụp Giấy phép nhập khẩu do Tổng cục Thủy sản cấp, có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật thủy sản không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản).

3[7]. (được bãi bỏ)

4. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật thủy sản:

a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo mẫu 04 TS (mẫu 05 TS đối với hàng nhập, xuất kho ngoại quan) Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Hợp đồng thương mại có xác nhận của doanh nghiệp;

c) Bản sao Giấy phép theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này;

d) Bản sao Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định có xác nhận của doanh nghiệp;

đ) Bản sao Giấy phép quá cảnh hàng hóa theo quy định có xác nhận của doanh nghiệp;

e) Bản sao Giấy phép tạm nhập tái xuất hàng hóa theo quy định có xác nhận của doanh nghiệp;

g) Bản sao Quyết định thành lập kho ngoại quan có xác nhận của doanh nghiệp, trường hợp thuê kho thì phải có Hợp đồng thuê kho ngoại quan có xác nhận của doanh nghiệp (đối với hàng nhập, xuất kho ngoại quan).

5. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản không dùng làm thực phẩm:

a) Đơn theo mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);

c)[8] Bản chụp Giấy phép xuất khẩu thủy sản do Tổng cục Thủy sản cấp, có xác nhận của doanh nghiệp (đối với các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện theo quy định tại Phụ lục IX, Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản).

6. Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước:

a) Đơn theo mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu. Trường hợp nộp bản sao hoặc tại thời Điểm gửi hồ sơ chưa cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu khi kiểm tra hàng hóa.

[9] Trường hợp Cục Thú y và Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu có thống nhất về chứng nhận điện tử thì sử dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử.

c)[10] Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp Vận tải đơn.

7. Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam:

a) Đơn theo mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu. Trường hợp gửi bản sao hoặc tại thời Điểm gửi hồ sơ chưa cung cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch khi kiểm tra hàng hóa.

c)[11] Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp Vận tải đơn.

Điều 5. Đăng ký kiểm dịch động vật thủy sản sử dụng làm giống vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

1. Trước khi vận chuyển động vật thủy sản sử dụng làm giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này đến cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện được ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật nội địa).

Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa tiến hành xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo cho chủ hàng thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Điều 6. Kiểm dịch động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định hoặc từ cơ sở thu gom, kinh doanh vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

1. Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại nơi nuôi giữ tạm thời; bể, ao ương con giống của các cơ sở nuôi trồng thủy sản; cơ sở thu gom, kinh doanh.

2. Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện kiểm dịch như sau:

a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ động vật thủy sản;

b) Kiểm tra lâm sàng;

c) Lấy mẫu kiểm tra các bệnh theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Kiểm tra điều kiệu vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;

đ) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 55 của Luật thú y;

e) Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp động vật thủy sản giống lên phương tiện vận chuyển;

g) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin gồm: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, tên chủ hàng, nơi hàng đến, biển kiểm soát của phương tiện vận chuyển vào 16 giờ 30 phút hàng ngày.

3. Trường hợp chỉ tiêu xét nghiệm bệnh dương tính, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định về phòng chống dịch bệnh thủy sản.

Điều 7. Kiểm dịch động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh hoặc được giám sát dịch bệnh vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

1. Cơ sở phải bảo đảm được công nhận an toàn dịch hoặc được giám sát dịch bệnh đối với các bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

a) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;

b) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 của Luật thú y;

c) Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp động vật thủy sản giống lên phương tiện vận chuyển;

d) Thực hiện theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.

Điều 8. Kiểm dịch động vật thủy sản thương phẩm xuất phát từ vùng công bố dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

1. Động vật thủy sản thương phẩm thu hoạch từ cơ sở nuôi không có dịch bệnh trong vùng công bố dịch, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện việc kiểm dịch như sau:

a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ động vật thủy sản;

b) Kiểm tra lâm sàng;

c) Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh đối với động vật thủy sản thương phẩm cảm nhiễm với bệnh được công bố dịch theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Thực hiện theo quy định tại điểm d, đ, e, g khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.

2. Động vật thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch phải được chế biến (xử lý nhiệt hoặc tùy từng loại bệnh có thể áp dụng biện pháp xử lý cụ thể bảo đảm không thể lây lan dịch bệnh) trước khi đưa ra khỏi vùng công bố dịch.

Điều 9. Kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

1. Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại cơ sở sơ chế, chế biến của chủ hàng.

2. Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện việc kiểm dịch như sau:

a) Kiểm tra số lượng, chủng loại sản phẩm động vật thủy sản;

b) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về sơ chế, chế biến thủy sản trước khi chưa ra khỏi vùng công bố dịch;

c) Kiểm tra tình trạng bao gói, bảo quản, cảm quan đối với sản phẩm động vật thủy sản;

d) Kiểm tra Điều kiệu vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;

đ) Thực hiện theo quy định tại Điểm d, đ và g Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;

e) Thực hiện hoặc giám sát chủ hàng thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển;

g) Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp sản phẩm động vật thủy sản lên phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát chủ hàng thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung, bốc xếp hàng.

2. Trường hợp sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

Điều 10. Kiểm soát động vật thủy sản sử dụng làm giống tại địa phương tiếp nhận

1. Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa tại địa phương tiếp nhận chỉ thực hiện kiểm dịch động vật sử dụng làm giống trong các trường hợp sau đây:

a) Lô hàng vận chuyển từ địa bàn tỉnh khác đến không có Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ;

b) Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa phát hiện có sự đánh tráo hoặc lấy thêm động vật thủy sản giống khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;

c) Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bệnh lý.

2. Đối với các lô hàng phải kiểm dịch cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện việc kiểm dịch, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại Điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.

Điều 11. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm

1. Đăng ký kiểm dịch

Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản có yêu cầu kiểm dịch, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 của Thông tư này đến Chi cục Thú y vùng[12] hoặc Chi cục Kiểm dịch động vật vùng trực thuộc Cục Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu). Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa hợp lệ thì đề nghị chủ hàng hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

3. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch như sau

a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, bao gói động vật, sản phẩm động vật thủy sản;

b) Kiểm tra lâm sàng đối với động vật thủy sản; kiểm tra cảm quan, Điều kiệu bảo quản, thực trạng hàng hóa đối với sản phẩm động vật thủy sản;

c) Lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng (nếu có), trừ các chỉ tiêu bệnh đã được công nhận an toàn dịch đối với cơ sở nuôi nơi xuất xứ của động vật thủy sản;

d) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 của Luật thú y.

4. Trường hợp chủ hàng hoặc nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch: Chủ hàng phải thực hiện kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Thông tư này.

5. Kiểm soát động vật, sản phẩm động vật tại cửa khẩu xuất, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện như sau:

a) Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu;

b) Kiểm tra triệu chứng lâm sàng đối với động vật thủy sản, thực trạng hàng hóa, Điều kiện bao gói, bảo quản đối với sản phẩm động vật thủy sản;

c) Xác nhận hoặc thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo yêu cầu của chủ hàng.

6.[13] Chủ hàng chịu trách nhiệm về việc kiểm dịch đối với hàng hóa xuất khẩu, không phải nộp cho cơ quan hải quan Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lô hàng xuất khẩu để thông quan hàng hóa.

Điều 12. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm

1. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 của Luật Thú y.

2. Trình tự, thủ tục, nội dung kiểm dịch thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 57 của Luật thú y.

Điều 13. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước

1.[14] Đăng ký kiểm dịch

a) Trước khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp;

b) Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật thú y; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trường hợp đăng ký kiểm dịch qua Cổng thông tin một cửa quốc gia);

2.[15] Khai báo kiểm dịch

a) Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch, trước khi hàng đến cửa khẩu nhập chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp;

b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật thú y;

c)[16] (được bãi bỏ).

3. Chuẩn bị nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu

a) Chủ hàng có trách nhiệm bố trí địa Điểm cách ly kiểm dịch;

b) Nơi cách ly kiểm dịch được bố trí tại địa Điểm bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm tra và giám sát trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch.

Trường hợp động vật thủy sản nuôi ở lồng, bè trên biển thì phải được nuôi cách ly ở lồng, bè cách biệt với khu vực nuôi trồng thủy sản; nếu động vật thủy sản nuôi tại cơ sở trên đất liền phải được nuôi cách ly ở bể, ao riêng biệt.

c) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu có trách nhiệm kiểm tra Điều kiệu vệ sinh thú y bảo đảm Điều kiện để cách ly kiểm dịch và thông báo kết quả kiểm tra cho chủ hàng, Cục Thú y qua thư điện tử hoặc fax, sau đó gửi bản chính.

4.[17] Nội dung kiểm dịch

a) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm dịch theo nội dung quy định tại Điều 47 Luật thú y;

b) Đối với động vật thủy sản sử dụng làm giống: lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Đối với động vật thủy sản thương phẩm: chỉ lấy mẫu xét nghiệm bệnh nếu phát hiện động vật có dấu hiệu mắc bệnh được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Đối với sản phẩm động vật thủy sản: kiểm tra thực tế hồ sơ và hàng hóa tại cửa khẩu nhập hoặc tại nơi tập kết hàng. Nếu đáp ứng yêu cầu thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và cấp Giấy chứng nhận vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu (Mẫu 09TS) để chủ hàng vận chuyển hàng về kho bảo quản theo đề nghị của chủ hàng (kho bảo quản của chủ hàng phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y). Chủ hàng phải chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa và không được đưa hàng đi tiêu thụ khi chưa có kết quả kiểm dịch.

Trường hợp sản phẩm động vật thủy sản không thể lấy mẫu tại cửa khẩu hoặc tại nơi tập kết hàng thì cơ quan kiểm dịch cửa khẩu thực hiện lấy mẫu kiểm dịch tại kho bảo quản.

Riêng đối với sản phẩm động vật thủy sản đông lạnh phải được lưu giữ tại cửa khẩu nhập đến khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

đ) Thời gian nuôi cách ly kiểm dịch: không quá 10 ngày đối với động vật thủy sản làm giống, không quá 03 ngày đối với động vật thủy sản thương phẩm kể từ ngày cách ly kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn thời gian nêu trên thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5.[18] Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch

a) Đối với lô sản phẩm động vật thủy sản phải lấy mẫu kiểm tra: trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản đạt yêu cầu để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan. Trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do;

b) Đối với lô sản phẩm động vật thủy sản không phải lấy mẫu kiểm tra: trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu sau khi kiểm tra hồ sơ đạt yêu cầu để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan;

c) Đối với động vật thủy sản giống: ngay sau khi có kết quả xét nghiệm bệnh đạt yêu cầu, động vật thủy sản giống khỏe mạnh, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan;

d) Đối với động vật thủy sản thương phẩm: sau khi đưa về nơi cách ly kiểm dịch tối thiểu 01 ngày, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu đối với động vật khỏe mạnh; trường hợp phải lấy mẫu kiểm tra thì thực hiện theo điểm c khoản này để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan;

đ) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin gồm: số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

6. Thông báo vi phạm: Trường hợp phát hiện lô hàng vi phạm các chỉ tiêu được kiểm tra, Cục Thú y thông báo bằng văn bản cho cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu tiến hành điều tra nguyên nhân, yêu cầu có hành động khắc phục và báo cáo kết quả.

Chủ hàng có trách nhiệm thực hiện việc xử lý lô hàng vi phạm theo hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

Điều 13a. Kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ [19]

1. Sản phẩm động vật thủy sản đã hoàn thành thủ tục kiểm dịch nhập khẩu, chưa được chế biến hoặc đóng gói lại khi xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không phải thực hiện kiểm dịch.

2. Sản phẩm động vật thủy sản có nguồn gốc trong nước, được xuất bán cho doanh nghiệp chế xuất chỉ phải thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định, không phải thực hiện việc kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

Điều 14[20]. (được bãi bỏ)

Điều 15. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam [21]

1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản trước khi thực hiện tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

2. Cục Thú y thực hiện theo khoản 2 Điều 49 Luật thú y; gửi văn bản hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với trường hợp đăng ký kiểm dịch qua Cổng thông tin một cửa quốc gia).

3. Sau khi Cục Thú y có văn bản hướng dẫn kiểm dịch, trước khi hàng đến cửa khẩu chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật thú y và thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại Điều 50 Luật thú y.

4[22]. (được bãi bỏ).

Điều 16. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tạm xuất tái nhập

1. Kiểm dịch tạm xuất thực hiện theo quy định về kiểm dịch xuất khẩu.

2. Kiểm dịch tái nhập thực hiện theo quy định về kiểm dịch nhập khẩu.

Điều 17. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập, xuất kho ngoại quan [23]

1. Trước khi thực hiện nhập, xuất kho ngoại quan động vật, sản phẩm động vật thủy sản, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

2. Cục Thú y thực hiện theo khoản 2 Điều 49 Luật thú y; gửi văn bản hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với trường hợp đăng ký kiểm dịch qua Cổng thông tin một cửa quốc gia).

3. Sau khi Cục Thú y có văn bản hướng dẫn kiểm dịch, trước khi hàng đến cửa khẩu chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật thú y và thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều này.

4[24]. (được bãi bỏ).

5. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập vào kho ngoại quan như sau:

a) Cấp Giấy chứng nhận vận chuyển để chủ hàng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan;

b) Tại kho ngoại quan, cơ quan kiểm dịch cửa khẩu phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng lô hàng, xác nhận để chủ hàng nhập hàng vào kho ngoại quan.

6. Trước khi xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan, chủ hàng phải gửi hồ sơ khai báo kiểm dịch tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo quy định như sau:

a)[25] (được bãi bỏ);

b) Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước hồ sơ theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này.

7. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất ra khỏi kho ngoại quan như sau:

a)[26] (được bãi bỏ);

b) Thực hiện kiểm dịch theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 13 Thông tư này đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản tiêu thụ trong nước;

c) Thực hiện kiểm dịch theo quy định tại Điều 50 Luật thú y đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản gửi kho ngoại quan để tái xuất khẩu, Giấy chứng nhận kiểm dịch cấp theo Mẫu 12TS;

d) Trường hợp lô hàng được xuất ra khỏi kho ngoại quan từng phần, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu trừ lùi số lượng hàng trên Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu, lưu bản sao chụp vào hồ sơ kiểm dịch. Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu sẽ được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thu lại và lưu vào hồ sơ của lần xuất hàng cuối cùng của lô hàng (trong trường hợp nhập để tiêu dùng trong nước, làm nguyên liệu sản xuất xuất khẩu) hoặc giao lại cho chủ hàng (trong trường hợp hàng tái xuất khẩu).

Điều 18[27]. (được bãi bỏ)

Điều 19. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu mang theo người, gửi qua đường bưu điện [28]

1. Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản mang theo người, gửi qua đường bưu điện; chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch xuất khẩu theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ giấy hoặc gửi trực tiếp.

2. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xử lý hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Luật thú y và thực hiện kiểm dịch như sau:

a) Đối với động vật thủy sản: Kiểm tra lâm sàng, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;

b) Đối với sản phẩm động vật thủy sản: Kiểm tra cảm quan, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;

c) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật thú y.

d) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện nhốt giữ thủy sản, bao gói sản phẩm thủy sản theo quy định, niêm phong hoặc đánh dấu hàng gửi; xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y để xuất khẩu.

Điều 20. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu mang theo người, gửi qua đường bưu điện [29]

1. Khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản không vì mục đích kinh doanh, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Thông tư này theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ giấy hoặc gửi trực tiếp.

2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch như sau:

a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; đối chiếu với chủng loại, số lượng, khối lượng hàng thực nhập;

b) Kiểm tra thực trạng hàng hóa; điều kiện nuôi nhốt động vật thủy sản; bao gói, bảo quản sản phẩm động vật thủy sản;

c) Trường hợp phát hiện loài thủy sản không có trong Danh mục các loài thủy sản nhập khẩu thông thường, động vật thủy sản mắc bệnh, sản phẩm động vật thủy sản có biểu hiện biến chất thì xử lý tiêu hủy hoặc trả về nước xuất khẩu;

d) Sau khi kiểm tra, động vật thủy sản khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, được nuôi giữ theo quy định; sản phẩm động vật thủy sản bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, được bao gói, bảo quản theo quy định, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu để chủ hàng làm thủ tục hải quan, bưu điện.

Điều 21. Vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản [30]

1. Khi có yêu cầu nhận mẫu bệnh phẩm từ nước ngoài gửi về Việt Nam hoặc gửi mẫu bệnh phẩm từ Việt Nam ra nước ngoài, chủ hàng phải gửi 01 đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 06 TS ban hành kèm theo Phụ lục V của Thông tư này đến Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đăng ký hợp lệ, Cục Thú y có trách nhiệm trả lời chủ hàng bằng văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận.

3. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch vận chuyển mẫu bệnh phẩm như sau:

a) Kiểm tra văn bản chấp thuận của Cục Thú y và các giấy tờ khác có liên quan; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu bệnh phẩm;

b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận vận chuyển đối với mẫu bệnh phẩm có hồ sơ hợp lệ; được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.

Số lượng Giấy chứng nhận vận chuyển cấp: 02 bản (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch cửa khẩu, 01 bản gửi chủ hàng).

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH [31]

Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

1. Trách nhiệm của Cục Thú y

a) Kiểm tra, đánh giá năng lực và quyết định ủy quyền cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thực hiện kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm thủy sản xuất, nhập khẩu tại một số cửa khẩu biên giới đường bộ;

b) Chủ trì tổ chức thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật thú y;

c) Hướng dẫn các Chi cục Thú y vùng[32], Chi cục Kiểm dịch động vật vùng, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định tại Thông tư này.

d)[33] (được bãi bỏ).

2. Trách nhiệm của Cơ quan Thú y vùng, Cục kiểm dịch động vật vùng, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền

a) Thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất, nhập khẩu theo quy định;

b) Báo cáo Cục Thú y theo tháng, quý, năm thông tin về động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh

a) Tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản lưu thông trong nước theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Cục Thú y;

b) Ủy quyền cho kiểm dịch viên động vật thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo đúng quy định của pháp luật;

c) Báo cáo Cục Thú y theo tháng, quý, năm thông tin về động vật, sản phẩm động vật thủy sản lưu thông trong nước.

4. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm theo quy định tại Thông tư này.

5. Trách nhiệm của chủ hàng

a) Chấp hành các quy định của Thông tư này, pháp luật thú y và pháp luật khác có liên quan trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;

b) Thanh toán các chi phí kiểm dịch, xét nghiệm; các Khoản chi phí thực tế cho việc xử lý, tiêu hủy lô hàng không đạt yêu cầu (nếu có) theo quy định hiện hành.

Điều 23. Điều khoản chuyển tiếp

Các loại mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển trong nước theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản đã được in ấn được phép sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2017.

Điều 24. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.

2. Thông tư này thay thế các Thông tư sau đây:

a) Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản;

b) Thông tư số 43/2010/TT-BNNPTNT ngày 14/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung Điều 16 và Điều 17 của Thông tư số 06/TT-BNN-NNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT ngày 20/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Danh Mục đối tượng kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản; Danh Mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch;

3. Thông tư này bãi bỏ:

a) Điều 5 của Thông tư số 47/2010/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều quy định về thủ tục hành chính của Quyết định số 71/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007; Quyết định số 98/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007; Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010;

b) Điều 2 của Thông tư số 51/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4/2010 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010;

c) Điều 2 của Thông tư số 53/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân thông báo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

 

 

 



[1] Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản”

Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022 có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản”.

[2] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[3] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[5] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[6] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

[7] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

[8] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

[9] Nội dung này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

[10] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[11] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[12] Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi thành cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[13] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[14] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[15] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[16] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

[17] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[18] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[19] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[20] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

[21] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[22] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

[23] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[24] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

[25] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

[26] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

[27] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

[28] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

[29] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

[30] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

[31] Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019, quy định như sau:

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

2. Bãi bỏ Điều 5 Thông tư số 02/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 50/2015/TT-BNNPTNT, Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT, Thông tư số 02/2006/TT-BTS, Thông tư số 62/2008/TT-BNN và Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT.

3. Trường hợp phần mềm áp dụng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia chưa kết nối khi Thông tư này có hiệu lực thi hành thì chủ hàng gửi hồ sơ tới Cục Thú y qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp và nhận kết quả qua thư điện tử.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Thú y, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.”

Điều 3 Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022, quy định như sau:

“Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

2. Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản đã nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ.

3. Thông tư này bãi bỏ:

a) Thông tư số 11/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;

b) Khoản 4 Điều 9, điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

4. Cục trưởng Cục Thú y và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, quyết định./.

[32] Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi thành cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[33] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT năm 2022 hợp nhất Thông tư Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 06/VBHN-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Ngày ban hành: 20/09/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Phùng Đức Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 859 đến số 860
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản