Điều 41 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023 hợp nhất Nghị định hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
Điều 41. Xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình xác định thời hạn sử dụng của công trình theo hồ sơ thiết kế xây dựng công trình và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.
2. Đối với công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng, trong thời hạn tối thiểu 12 tháng trước khi công trình hết thời hạn sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này về thời điểm hết thời hạn sử dụng công trình và dự kiến phương án xử lý đối với công trình sau khi hết thời hạn sử dụng.
3. Sau khi nhận được báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này có trách nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng trong danh mục trên trang thông tin điện tử của mình.
4. Đối với công trình hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp trừ đối tượng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định để đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình và đề xuất phương án gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có), xác định thời gian được tiếp tục sử dụng công trình sau khi sửa chữa, gia cố;
b) Tổ chức gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng;
c) Gửi 01 bản báo cáo kết quả thực hiện công việc quy định tại điểm a, điểm b khoản này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan để được xem xét và cho ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ. Thời hạn xem xét và cho ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng công trình của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 14 ngày kể từ khi nhận được báo cáo;
d) Căn cứ kết quả thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản này, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp tục sử dụng công trình.
5. Các trường hợp không tiếp tục sử dụng đối với công trình hết thời hạn sử dụng:
a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không có nhu cầu sử dụng tiếp;
b) Kết quả kiểm tra, kiểm định để đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình cho thấy công trình không đảm bảo an toàn, không thể gia cố, cải tạo, sửa chữa;
c) Công trình không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục khai thác, sử dụng.
6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này có trách nhiệm:
a) Rà soát các công trình xây dựng không đủ cơ sở để xác định được thời hạn sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Tổ chức thực hiện việc xác định thời hạn sử dụng, công bố công trình hết thời hạn sử dụng và thực hiện các công việc tiếp theo quy định tại Điều này đối với các công trình chưa xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình;
c) Thông báo cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình về việc dừng sử dụng và yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm phá dỡ công trình và thời gian thực hiện việc phá dỡ công trình đối với các công trình không tiếp tục sử dụng theo quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Việc xử lý đối với nhà chung cư hết thời hạn sử dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
8. Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình cá nhân hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều này và căn cứ vào kết quả thực hiện các công việc này để tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp tục sử dụng công trình, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD năm 2023 hợp nhất Nghị định hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 05/VBHN-BXD
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 12/07/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tường Văn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
- Điều 4. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình
- Điều 5. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
- Điều 6. Giám định xây dựng
- Điều 7. Phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình
- Điều 8. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
- Điều 9. Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ
- Điều 10. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình
- Điều 11. Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình
- Điều 12. Quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng
- Điều 13. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
- Điều 14. Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Điều 15. Trách nhiệm của người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường
- Điều 16. Quản lý đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng
- Điều 17. Quản lý khối lượng thi công xây dựng
- Điều 18. Quản lý tiến độ thi công xây dựng
- Điều 19. Giám sát thi công xây dựng công trình
- Điều 20. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình
- Điều 21. Nghiệm thu công việc xây dựng
- Điều 22. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng
- Điều 23. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đua vào sử dụng
- Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
- Điều 25. Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
- Điều 26. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
- Điều 27. Bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng
- Điều 28. Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng
- Điều 29. Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng
- Điều 30. Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng
- Điều 31. Quy trình bảo trì công trình xây dựng
- Điều 32. Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng
- Điều 33. Thực hiện bảo trì công trình xây dựng
- Điều 34. Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng
- Điều 35. Chi phí bảo trì công trình xây dựng
- Điều 36. Trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình
- Điều 37. Nội dung đánh giá an toàn công trình
- Điều 38. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình
- Điều 39. Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình
- Điều 40. Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
- Điều 41. Xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế
- Điều 42. Phá dỡ công trình xây dựng
- Điều 43. Cấp sự cố trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình
- Điều 44. Báo cáo sự cố công trình xây dựng
- Điều 45. Giải quyết sự cố công trình xây dựng
- Điều 46. Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng
- Điều 47. Hồ cơ sự cố công trình xây dựng
- Điều 48. Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
- Điều 49. Khai báo, báo cáo và giải quyết sự cố về máy, thiết bị
- Điều 50. Điều tra sự cố về máy, thiết bị
- Điều 51. Lập hồ sơ xử lý sự cố về máy, thiết bị
- Điều 52. Trách nhiệm thi hành
- Điều 53. Xử lý chuyển tiếp[16] Công trình xây dựng đã khởi công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại đồng thời Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, Nghị định này và thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu xác định theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP là cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp thì thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
- Điều 54. Tổ chức thực hiện