Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/VBHN-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2017 |
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC TỪ TỰ NHIÊN VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường, có hiệu lực kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường1.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường quy định tại Danh mục động vật rừng thông thường ban hành kèm theo Thông tư này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hoạt động khai thác động vật rừng thông thường trong rừng đặc dụng còn phải tuân thủ các quy định về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
Thông tư này không điều chỉnh đối với các khu thể thao, giải trí săn bắn được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; nuôi cứu hộ và bảo tồn động vật rừng thông thường.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Thông tư này, thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến khai thác từ tự nhiên, nuôi các loài động vật rừng thông thường quy định tại Thông tư này.
1. Cơ sở nuôi động vật rừng thông thường (sau đây viết tắt là cơ sở nuôi) là nơi trong đó có chuồng, cũi, lồng, bể hoặc các cơ sở vật chất khác đảm bảo cho các hoạt động nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật rừng trong môi trường được kiểm soát.
2. Trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (sau đây viết tắt là trại nuôi) là cơ sở nuôi tập trung động vật rừng thông thường thuộc sở hữu của tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
3. Mẫu vật động vật rừng thông thường (sau đây viết tắt là mẫu vật) gồm: động vật rừng thông thường còn sống hay đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất dễ dàng nhận biết được có nguồn gốc từ động vật rừng thông thường.
4. Khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường (sau đây viết tắt là khai thác) gồm: hoạt động săn, bắt, bẫy, bắn và những hoạt động khác để lấy ra khỏi nơi cư trú tự nhiên các cá thể động vật rừng thông thường còn sống, trứng, ấu trùng của chúng.
5. Vì mục đích thương mại là những hoạt động khai thác, nuôi, trao đổi, dịch vụ hoặc các hoạt động xúc tiến thương mại mẫu vật các loài động vật rừng thông thường nhằm thu lợi nhuận.
6. Không vì mục đích thương mại là những trường hợp khai thác, nuôi, trao đổi, dịch vụ mẫu vật các loài động vật rừng thông thường không nhằm thu lợi nhuận, bao gồm: phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn thú, triển lãm phi lợi nhuận, biểu diễn xiếc phi lợi nhuận; trao đổi mẫu vật giữa Cơ quan quản lý CITES các nước thành viên.
7. Cơ quan Kiểm lâm sở tại là một trong các cơ quan: Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, quận, thành phố trực thuộc tỉnh; Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng; Hạt Kiểm lâm khu rừng phòng hộ; Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở những nơi không có Hạt Kiểm lâm quản lý địa bàn khai thác hoặc nuôi động vật rừng thông thường.
QUẢN LÝ KHAI THÁC TỪ TỰ NHIÊN ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
Tổ chức, cá nhân khai thác các loài thuộc Danh mục động vật rừng thông thường ban hành kèm theo Thông tư này phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Có giấy phép khai thác do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 4, 5 của Thông tư này.
2. Sử dụng công cụ, phương tiện đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, không gây tổn hại sinh cảnh và môi trường.
3. Được sự đồng ý của chủ rừng đối với tổ chức, cá nhân khai thác không đồng thời là chủ rừng.
4. Không khai thác vì mục đích thương mại trong các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên.
Điều 4. Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác gồm:
a) Bản chính đề nghị cấp giấy phép khai thác thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc số chứng minh nhân dân của tổ chức, cá nhân đề nghị; tên loài, số lượng, địa danh, thời gian; mục đích, phương thức khai thác theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính thuyết minh phương án khai thác thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc số chứng minh nhân dân của tổ chức, cá nhân đề nghị; mô tả hiện trạng của khu vực khai thác; thời gian khai thác; tên loài, số lượng khai thác; phương tiện, công cụ, phương thức, danh sách những người thực hiện khai thác theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính báo cáo đánh giá quần thể loài động vật rừng thông thường đề nghị khai thác từ tự nhiên thể hiện rõ các nội dung: giới thiệu về đơn vị tư vấn; tổng quan khu vực, phương pháp, thời gian, kết quả; phương án khai thác; kết luận và kiến nghị theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Báo cáo đánh giá quần thể do tổ chức được pháp luật quy định có chức năng điều tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học về lâm nghiệp, sinh học lập;
d)2 Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức; bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân đề nghị cấp giấy phép;
đ) Bản chính giấy chấp thuận phương án khai thác của chủ rừng hoặc hợp đồng hợp tác với chủ rừng đối với tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không đồng thời là chủ rừng.
2. Cơ quan cấp giấy phép khai thác:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý;
b) Tổng cục Lâm nghiệp cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc Trung ương quản lý.
3. Giấy phép khai thác và thời hạn của giấy phép khai thác
a) Giấy phép khai thác phải thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc số chứng minh nhân dân của tổ chức, cá nhân được cấp; tên loài, số lượng, địa điểm, thời gian, phương tiện, công cụ, phương thức, danh sách những người thực hiện khai thác; mục đích khai thác; thời hạn của giấy phép theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thời hạn của giấy phép khai thác phù hợp với phương án khai thác, nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày.
4. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ, thẩm định, cấp giấy phép khai thác và trả kết quả
a) Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại.
b) Tiếp nhận hồ sơ: cơ quan Kiểm lâm sở tại trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phải xem xét, xác nhận những thông tin trong hồ sơ bằng văn bản;
Cơ quan Kiểm lâm sở tại gửi hồ sơ và văn bản xác nhận đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý hoặc gửi đến Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng cục Lâm nghiệp đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc Trung ương quản lý.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết.
c) Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép khai thác
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan Kiểm lâm sở tại chuyển đến, Chi cục Kiểm lâm hoặc Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng cục Lâm nghiệp phải lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ. Hội đồng thẩm định do Chi cục Kiểm lâm hoặc Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng cục Lâm nghiệp quyết định gồm: đại diện của chủ rừng; cơ quan quản lý lâm nghiệp, môi trường, thú y; Thủ trưởng cơ quan thẩm định là Chủ tịch.
Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét, đánh giá phương án khai thác, báo cáo đánh giá quần thể; lập biên bản thẩm định; báo cáo cơ quan cấp giấy phép khai thác.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm hoặc Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Tổng cục Lâm nghiệp cấp giấy phép khai thác hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp giấy phép khai thác.
d) Cách thức trả kết quả: trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký giấy phép khai thác hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy phép khai thác, cơ quan cấp giấy phép gửi kết quả cho cơ quan Kiểm lâm sở tại tiếp nhận hồ sơ. Sau khi nhận được kết quả, cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả ngay cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
5. Thu hồi giấy phép khai thác: cơ quan cấp giấy phép khai thác thu hồi giấy phép khai thác trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép vi phạm các quy định tại Thông tư này và pháp luật hiện hành.
Điều 5. Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường không vì mục đích thương mại
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác gồm:
a) Bản chính đề nghị cấp giấy phép khai thác thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức đề nghị; tên loài, số lượng, địa danh, thời gian; mục đích, phương thức khai thác theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính thuyết minh phương án khai thác thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức đề nghị; mô tả hiện trạng của khu vực khai thác; thời gian khai thác; tên loài, số lượng khai thác; phương tiện, công cụ, phương thức, danh sách những người thực hiện khai thác theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
c)3 Bản sao chụp văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc quyết định thực hiện đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học có ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức; hoặc bản sao chụp văn bản đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với trường hợp khai thác phục vụ ngoại giao, trao đổi giữa các vườn thú, triển lãm phi lợi nhuận, biểu diễn xiếc phi lợi nhuận, trao đổi mẫu vật với Cơ quan quản lý CITES các nước thành viên;
d)4 Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức.
2. Cơ quan cấp giấy phép khai thác:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý;
b) Tổng cục Lâm nghiệp cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc Trung ương quản lý.
3. Giấy phép khai thác và thời hạn của giấy phép khai thác
a) Giấy phép khai thác thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức được cấp; tên loài, số lượng, địa điểm, thời gian, phương tiện, công cụ, phương thức, danh sách những người thực hiện khai thác; mục đích khai thác; thời hạn của giấy phép theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thời hạn của giấy phép khai thác phải phù hợp với phương án khai thác, nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày.
4. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ, cấp giấy phép khai thác và trả kết quả
a) Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại.
b) Tiếp nhận hồ sơ: cơ quan Kiểm lâm sở tại trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phải xem xét, xác nhận những thông tin trong hồ sơ bằng văn bản;
Cơ quan Kiểm lâm sở tại gửi hồ sơ và văn bản xác nhận đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý hoặc gửi đến Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng cục Lâm nghiệp đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường trên lâm phận của các chủ rừng thuộc Trung ương quản lý.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết.
c) Cấp giấy phép khai thác
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan Kiểm lâm sở tại chuyển đến, Chi cục Kiểm lâm hoặc Vụ Bảo tồn thiên nhiên gửi hồ sơ và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Tổng cục Lâm nghiệp.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm hoặc Vụ Bảo tồn thiên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Tổng cục Lâm nghiệp cấp giấy phép khai thác hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp giấy phép khai thác.
d) Cách thức trả kết quả: trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký giấy phép khai thác hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy phép khai thác, cơ quan cấp giấy phép khai thác gửi kết quả cho cơ quan Kiểm lâm sở tại tiếp nhận hồ sơ. Sau khi nhận được kết quả cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả ngay cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
5. Thu hồi giấy phép khai thác: cơ quan cấp giấy phép khai thác thu hồi giấy phép khai thác trong trường hợp tổ chức được cấp giấy phép vi phạm các quy định tại Thông tư này và pháp luật hiện hành.
Điều 6. Xác nhận mẫu vật khai thác
1. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc sau khi: kết thúc mỗi đợt khai thác; khai thác hết số lượng mẫu vật được cấp; giấy phép khai thác hết thời hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác lập bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường đã khai thác theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cơ quan Kiểm lâm sở tại để xác nhận.
2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, cơ quan Kiểm lâm sở tại tiếp nhận bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường đã khai thác có trách nhiệm tổ chức việc xác nhận thực tế kết quả khai thác. Trường hợp không xác nhận, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đó.
QUẢN LÝ NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
Điều 7. Điều kiện nuôi động vật rừng thông thường
Tổ chức, cá nhân nuôi các loài thuộc Danh mục động vật rừng thông thường ban hành kèm theo Thông tư này phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Cơ sở nuôi, trại nuôi phù hợp với đặc tính sinh trưởng, phát triển của loài nuôi; đảm bảo an toàn cho người và động vật nuôi; đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;
2. Về nguồn gốc động vật rừng thông thường:
a) Khai thác từ tự nhiên trong nước: có bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại;
b) Nhập khẩu: có tờ khai hàng hóa nhập khẩu được cơ quan hải quan cửa khẩu xác nhận. Các loài ngoại lai xâm hại theo quy định của pháp luật không được gây nuôi dưới mọi hình thức;
c) Mua của tổ chức, cá nhân khác: có hồ sơ mua bán, trao đổi động vật giữa người cung ứng và người nuôi;
d) Xử lý tịch thu: có quyết định của người có thẩm quyền xử lý tang vật hoặc vật chứng theo quy định của pháp luật;
đ) Động vật rừng thông thường đã nuôi trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành, trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân đang nuôi lập bảng kê động vật rừng thông thường theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có cơ sở nuôi đó xác nhận.
Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc hợp pháp của động vật nuôi.
Điều 8. Chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại
1.5 Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi gồm:
a) Bản chính đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi phải thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức; tên loài, số lượng, nguồn gốc động vật nuôi; địa điểm trại nuôi; mô tả trại nuôi theo Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Bản sao chụp Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản sao chụp Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Cơ quan cấp giấy chứng nhận trại nuôi: là cơ quan Kiểm lâm sở tại.
3.6 Giấy chứng nhận và thời hạn của giấy chứng nhận trại nuôi
a) Giấy chứng nhận phải thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức được cấp; tên, số lượng, nguồn gốc loài nuôi theo Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận có thời hạn tối đa 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.
4. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ, cấp giấy chứng nhận và trả kết quả
a) Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại trực tiếp hoặc qua đường bưu điện;
b) Tiếp nhận hồ sơ và chứng nhận: cơ quan Kiểm lâm sở tại trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phải tổ chức xác minh và cấp giấy chứng nhận trại nuôi; đồng thời lập sổ theo dõi theo mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản lý do cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ;
c) Cách thức trả kết quả: trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày giấy chứng nhận trại nuôi được cấp, cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả cho tổ chức được cấp.
5. Thu hồi, cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi, bổ sung loài nuôi
a) Cơ quan cấp giấy chứng nhận trại nuôi thu hồi giấy chứng nhận trại nuôi trong trường hợp trại nuôi vi phạm các quy định tại Thông tư này và pháp luật hiện hành;
b) Cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi: trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày trước khi giấy chứng nhận trại nuôi hết hạn, chủ trại nuôi gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đề nghị theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại; trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan Kiểm lâm sở tại cấp đổi giấy chứng nhận hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp đổi giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị;
c) Đăng ký bổ sung loài nuôi: trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày bổ sung loài động vật mới vào trại nuôi, chủ trại nuôi gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đề nghị theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 của Điều này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đề nghị, cơ quan Kiểm lâm sở tại cấp bổ sung giấy chứng nhận hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp bổ sung giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
6. Trại nuôi đã được cấp giấy chứng nhận trước khi Thông tư này ban hành vẫn có hiệu lực thực hiện. Khi hết hạn của giấy chứng nhận đã cấp, thì thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Thông tư này.
7. Sau khi gửi đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, chủ trại nuôi phải lập sổ theo dõi động vật nuôi theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Thông báo cơ sở nuôi động vật rừng thông thường
1.7 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường gửi giấy thông báo cơ sở nuôi động vật rừng thông thường tới Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Giấy thông báo cơ sở nuôi động vật rừng thông thường thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ của chủ cơ sở nuôi; tên, số lượng, nguồn gốc loài đề nghị nuôi; địa điểm cơ sở nuôi theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận giấy thông báo phải lập sổ theo dõi theo mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này.
3.8 Sau khi thông báo, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải lập sổ theo dõi theo Mẫu số 10 kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT.
Điều 10. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Tổng cục Lâm nghiệp
a) Chỉ đạo việc hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này trong cả nước; tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình, chính sách quản lý động vật rừng thông thường trên phạm vi toàn quốc.
b) Hàng năm phối hợp với các tổ chức có liên quan rà soát, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Danh mục các loài động vật rừng thông thường ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đảm bảo thực hiện đúng quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật tại địa phương.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm)
a) Tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này và quy định của pháp luật tại địa phương;
b) Báo cáo định kỳ về tình hình khai thác, nuôi động vật rừng thông thường gửi Tổng cục Lâm nghiệp trước ngày 31 tháng 3 năm kế tiếp hoặc báo cáo đột xuất theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đề xuất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của chủ cơ sở nuôi trên địa bàn.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2012.
2. Thông tư này thay thế quy định tại Điều 1 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét sửa đổi, bổ sung./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | TÊN TIẾNG VIỆT | TÊN KHOA HỌC |
| LỚP THÚ | MAMMALIA |
| BỘ THỎ | LAGOMORPHA |
| Họ Thỏ | Leporidae |
1 | Thỏ nâu | Lepus peguensis |
2 | Thỏ rừng trung hoa | Lepus sinensis |
| BỘ ĂN THỊT | CARNIVORA |
| Họ Cầy | Viverridae |
3 | Cầy tai trắng | Arctogalidia trivirgata |
4 | Cầy vòi hương | Paradoxurus hermaphroditus |
5 | Cầy vòi mốc | Paguma larvata |
| Họ cầy lỏn | Herpestidae |
6 | Cầy lỏn tranh | Herpestes javanicus |
| Họ Chó | Canidae |
7 | Lửng chó | Nyctereutes procyonoides |
| Họ Chồn | Mustelidae |
8 | Chồn bạc má bắc | Melogale moschata |
9 | Chồn bạc má nam | Melogale personata |
10 | Chồn vàng | Martes flavicula |
11 | Lửng lợn | Arctonyx collaris |
| BỘ MÓNG GUỐC NGÓN CHẴN | ARTIODACTYLA |
| Họ Lợn | Suidae |
12 | Lợn rừng | Sus scrofa |
| Họ Hươu nai | Cervidae |
13 | Hoẵng (Mang) | Muntiacus muntjak |
14 | Nai | Cervus unicolor |
15 | Hươu sao | Cervus nippon |
| BỘ GẶM NHẤM | RODENTIA |
| Phân họ Sóc cây | Callosciurinae |
16 | Sóc bụng đỏ | Callosciurus erythraeus |
17 | Sóc đỏ | Callosciurus finlaysonii |
18 | Sóc bụng xám | Callosciurus inornatus |
19 | Sóc sọc hông bụng xám | Callosciurus nigrovittatus |
20 | Sóc sọc hông bụng hung | Callosciurus notatus |
21 | Sóc họng đỏ | Dremomys gularis |
22 | Sóc má vàng | Dremomys pernyi |
23 | Sóc mõm hung | Dremomys rufigenis |
24 | Sóc vằn lưng | Menetes berdmorei |
25 | Sóc đuôi ngựa | Sundasciurus hippurus |
| Họ Dúi | Spalacidae |
26 | Dúi nâu | Cannomys badius |
27 | Dúi mốc lớn | Rhizomys pruinosus |
28 | Dúi mốc nhỏ | Rhizomys sinensis |
29 | Dúi má vàng | Rhizomys sumatrensis |
| Họ Nhím | Hystricidae |
30 | Don | Atherurus macrourus |
31 | Nhím đuôi ngắn | Hystrix brachyura |
| LỚP CHIM | AVES |
| BỘ GÀ | GALLIFORMES |
| Họ Trĩ | Phasianidae |
32 | Đa đa (Gà gô) | Francolinus pintadeanus |
33 | Gà rừng | Gallus gallus |
34 | Trĩ đỏ | Phasianus colchicus |
| BỘ SẾU | GRUIFORMES |
| Họ Gà nước | Rallidae |
35 | Gà nước vằn | Rallus striatus |
36 | Cuốc lùn | Porzana pusilla |
37 | Cuốc ngực trắng | Amaurornis phoenicurus |
38 | Gà đồng | Gallicrex cinerea |
| BỘ CU CU | CUCULIFORMES |
| Họ Cu cu | Cuculidae |
39 | Bìm bịp lớn | Centropus sinensis |
40 | Bìm bịp nhỏ | Centropus bengalensis |
| LỚP BÒ SÁT | REPTILES |
| BỘ RÙA | TESTUDINATA |
| Họ Rùa đầm | Emydidae |
41 | Rùa dứa | Cyclemys dentata |
42 | Rùa đất sêpôn | Geoemyda tcheponensis |
| BỘ CÓ VẢY | SQUAMATA |
| Họ Nhông | Agamidae |
43 | Nhông cát | Leiolepis guentherpetersi |
44 | Nhông xám | Calotes mystaceus |
45 | Rồng đất | Physignathus cocincinus |
46 | Thằn lằn bay đốm | Draco maculatus |
47 | Thăn lằn bay đông dương | Draco indochinensis |
| Họ Rắn hổ | Elapidae |
48 | Rắn lá khô đốm | Calliophis maculiceps |
49 | Rắn lá khô thường | Calliophis macclellandi |
| Họ Rắn lục | Viperidae |
50 | Rắn chàm quạp | Calloselasma rhodostoma |
51 | Rắn lục đầu trắng | Azemiops feae |
52 | Rắn lục cườm | Trimeresurus crosquamalus |
53 | Rắn lục hoa cân | Trimeresurus wagleri |
54 | Rắn lục mép | Trimeresurus albolabris |
55 | Rắn lục mũi hếch | Deinaglistrodon acutus |
56 | Rắn lục miền nam | Viridovipera vogeli |
57 | Rắn lục núi | Trimeresurus monticola |
58 | Rắn lục giéc - đôn | Protobothrops jerdonii |
59 | Rắn lục sừng | Trimeresurus cornutus |
60 | Rắn lục trùng khánh | Protobothrop trungkhanhensis |
61 | Rắn lục trường sơn | Viridovipera truongsonensis |
62 | Rắn lục xanh | Trimeresurus stejnegeri |
| Họ Rắn nước | Colubridae |
63 | Rắn bồng chì | Enhydris plumbea |
64 | Rắn bông súng | Enhydris enhydris |
65 | Rắn bồng voi | Enhydris bocourti |
66 | Rắn bù lịch | Enhydris jagori |
67 | Rắn cát | Psammophis condanarus |
68 | Rắn cườm | Chrysopelea ornata |
69 | Rắn hoa cỏ đai | Rhabdophis nigrocinctus |
70 | Rắn hoa cỏ nhỏ | Rhabdophis subminiatus |
71 | Rắn hoa cỏ vàng | Rhabdophis chrysagus |
72 | Rắn hổ đất nâu | Psammodynastes pulverulentus |
73 | Rắn hổ mây gờ | Pareas carinatus |
74 | Rắn hổ xiên mắt | Pseudoxenodon macrops |
75 | Rắn khiếm baron | Oligodon barroni |
76 | Rắn khiếm humo | Oligodon mouhoti |
77 | Rắn khiếm vạch | Oligodon taeniatus |
78 | Rắn khuyết khoanh | Lycodon subcintus |
79 | Rắn khiếm xám | Oligodon cinereus |
80 | Rắn khuyết lào | Lycodon laoensis |
81 | Rắn lác | Fordonia leucobalia |
82 | Rắn lai | Gonyosoma prasina |
83 | Rắn mai gồm bắc | Calamaria septentrionalis |
84 | Rắn mai gầm hampton | Perias hamptoni |
85 | Rắn nước | Xenochrophis flavipunctatus |
86 | Rắn rào đốm | Bioga multomaculata |
87 | Rắn rào cây | Bioga dendrophila |
88 | Rắn rào ngọc | Boiga jaspidea |
89 | Rắn rào quảng tây | Boiga guangxiensis |
90 | Rắn rào xanh | Bioga cyanea |
91 | Rắn ráo | Ptyas korros |
92 | Rắn ráo răng chó | Boiga cynodon |
93 | Rắn râu | Erpeton tentaculatum |
94 | Rắn ri cá | Homalopis buccata |
95 | Rắn roi hoa | Dendrelaphis pictus |
96 | Rắn roi mũi | Ahaetulla nasuta |
97 | Rắn roi thường | Ahaetulla prasina |
98 | Rắn rồng đầu đen | Sibynophis collaris |
99 | Rắn rồng đầu đen | Sibynophis melanocephalus |
100 | Rắn rồng cổ đen | Sibynophis collaris |
101 | Rắn sãi mép trắng | Amphiesma leucomystax |
102 | Rắn séc be | Cerberus rhynchops |
103 | Rắn sọc đốm đỏ | Elaphe porphyracea |
104 | Rắn sọc khoanh | Elaphe moellendorffii |
105 | Rắn sọc vàng | Coelognathus flavolineatus |
106 | Rắn sọc xanh | Elaphe prasina |
107 | Rắn vòi | Rhynchophis boulengeri |
108 | Rắn xe điếu nâu | Achalinus rufescens |
109 | Rắn xe điếu xám | Achalinus spinalis |
| Họ Tắc kè | Gekkonidae |
110 | Tắc kè | Gecko gecko |
111 | Tắc kè núi chứa chan | Gekko russelltraini |
112 | Thằn lằn núi | Gekko auratus |
113 | Thằn lằn núi bà đen | Gekko badenii |
| Họ Thằn lằn | Lacertidae |
114 | Liu điu chỉ | Takydromus sexilineatus |
115 | Kỳ tôm | Physignatus cocincinus |
116 | Thằn lằn chân ngắn | Lygosoma quadrupes |
| LỚP LƯỠNG CƯ | AMPHIBIANS |
| BỘ CÓ ĐUÔI | CAUDATA |
| Họ Cá cóc | Salamandridae |
117 | Cá cóc sần | Echinotriton asperrimus |
118 | Cá cóc việt nam | Tylototriton vietnamensis |
| Họ Chẫu cây | Rhacophoridae |
119 | Chẫu cây | Rhacophorus mutus |
120 | Ếch cây đốm xanh | Rhacophorus dennysi |
121 | Ếch cây lớn | Rhacophorus maximus |
122 | Ếch cây phê | Rhacophorus feae |
| Họ Cóc rừng | Bufonidae |
123 | Cóc pagio | Bufo pageoti |
124 | Cóc rừng | Ingerophrynus galeatus |
| LỚP CÔN TRÙNG | INSECTA |
| BỘ CÁNH CỨNG | COLEOPTERA |
| Họ Kẹp kìm | Lucanidae |
125 | Kẹp kìm dorcus affinis | Dorcus affinis |
126 | Kẹp kìm dorcus magdaleinae | Dorcus magdaleinae |
127 | Kẹp kìm dorcus mellianus | Dorcus mellianus |
128 | Kẹp kìm dorcus seguyi | Dorcus seguyi |
129 | Kẹp kìm dorcus semenowi | Dorcus semenowi |
130 | Kẹp kìm đầu bẹt | Lucanus datunensis |
131 | Kẹp kìm đầu nơ | Lucanus formosanus |
132 | Kẹp kìm hexarthrius vitalisi | Hexarthrius vitalisi |
133 | Kẹp kìm lớn laotianus | Dorcus titanus laotianus |
134 | Kẹp kìm lớn westermanni | Dorcus titanus westermanni |
135 | Kẹp kìm quảng tây | Hexarthrius vitalisi |
136 | Kẹp kìm proposocoilus forficula | Proposocoilus forficula |
137 | Kẹp kìm răng cưa | Katsuraius ikedaorum |
138 | Kẹp kìm răng chìa khóa | Heterochthes brachypterus |
139 | Kẹp kìm rhaetulus speciosus | Rhaetulus speciosus |
140 | Kẹp kìm trung quốc | Pseudorhaetus sinicus |
| BỘ CÁNH VẨY | LEPIDOPTERA |
| Họ Bướm phượng | Papilionidae |
141 | Bướm cam đuôi dài | Papilio polytes |
142 | Bướm cánh phượng kiếm | Pathysa antiphates |
143 | Bướm chai xanh | Graphium sarpedon |
144 | Bướm đuôi chim | Graphium agamemon |
145 | Bướm nữ thần vàng | Aemona amathusia |
146 | Bướm ngựa vằn lớn | Graphium xenocles |
147 | Bướm phượng bốn mảng trắng | Papilio nephelus |
148 | Bướm phượng cam | Papilio demoleus |
149 | Bướm phượng dải xanh | Papilio demolion |
150 | Bướm phượng hê len | Papilio helenus |
151 | Bướm phượng hê len xanh | Papilio prexaspes |
152 | Bướm phượng lớn | Papilio menmon |
153 | Bướm phượng pari | Papilio paris |
154 | Bướm phượng thân hồng | Pachliopta aristolochiae |
155 | Bướm phượng xanh đuôi nheo | Lamproptera meges |
156 | Bướm phượng xanh lớn | Papilio protenor |
157 | Bướm quạ lớn | Euploea radamanthus |
158 | Bướm quạ miến điện | Papilio mahadeva |
| LỚP HÌNH NHỆN | ARACHNIDA |
| BỘ BỌ CẠP | SCORPIONES |
| Họ Bọ cạp | Scorpionidae |
159 | Bọ cạp đen | Heterometrus cyaneus |
160 | Bọ cạp nâu | Lychas mucronatus |
Mẫu số 1: Đề nghị cấp giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC TỪ TỰ NHIÊN ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
Kính gửi:..........................................................................
1. Tên tổ chức, cá nhân:
- Tổ chức: ghi tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp
2. Nội dung đề nghị khai thác động vật rừng thông thường:
- Tên loài đề nghị cấp giấy phép khai thác (bao gồm tên thông thường và tên khoa học)
- Số lượng, đơn vị tính (bằng số và bằng chữ):................. ; trong đó:
+ Con non:
+ Con trưởng thành:
+ Khác (nêu rõ):
- Địa danh khai thác (ghi rõ tới tiểu khu và tên chủ rừng)
- Thời gian dự kiến khai thác: từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...
3. Mục đích khai thác:
4. Phương thức khai thác:
5. Tài liệu gửi kèm:
- Thuyết minh phương án khai thác
- Báo cáo đánh giá quần thể
- ....
| ......., ngày..... tháng..... năm...... |
Mẫu số 2: Thuyết minh phương án khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC TỪ TỰ NHIÊN
ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
1. Tên tổ chức, cá nhân:
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp
2. Giới thiệu chung:
Giới thiệu về tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác; mục đích khai thác; tác động của việc khai thác, v.v.
3. Mô tả hiện trạng của khu vực đề nghị khai thác:
a) Vị trí khu vực khai thác: thuộc lô:... , khoảnh:... , tiểu khu:...
b) Ranh giới: mô tả rõ ranh giới tự nhiên, kèm bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000
c) Diện tích khu vực khai thác:
d) Tên chủ rừng: địa chỉ, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định giao, cho thuê đất rừng: (trường hợp có 2 chủ rừng trở lên thì lập bảng kèm theo)
đ) Loại rừng/hệ sinh thái khu vực khai thác:
4. Thời gian khai thác: từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...
5. Loài đề nghị khai thác:
- Tên loài (bao gồm tên thông thường và tên khoa học):
- Số lượng, đơn vị tính (bằng số và bằng chữ):...................................; trong đó:
+ Con non:
+ Con trưởng thành:
+ Khác (nêu rõ):
6. Phương án khai thác:
- Phương tiện, công cụ khai thác:
- Phương thức khai thác (săn, bắn, bẫy, lưới,...):
- Danh sách những người thực hiện khai thác:
| ......., ngày..... tháng..... năm....... |
Mẫu số 3: Báo cáo đánh giá quần thể động vật rừng thông thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên đơn vị tư vấn | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
1. Đặt vấn đề:
Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, lịch sử hình thành, quá trình thực hiện các hoạt động có liên quan, v.v. của đơn vị tư vấn, tổ chức thực hiện việc khai thác; mục đích xây dựng báo cáo đánh giá quần thể; điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và những nghiên cứu đã được thực hiện ở địa bàn trước đây và các thông tin khác có liên quan.
2. Tổng quan khu vực thực hiện:
Nêu rõ địa điểm, ranh giới, diện tích khu vực điều tra; hiện trạng rừng, khu hệ động vật, thực vật khu vực thực hiện điều tra, đánh giá.
3. Phương pháp, thời gian thực hiện (thống kê các nội dung điều tra và các phương pháp đã thực hiện các nội dung đó, kèm theo các mẫu biểu nếu có):
4. Kết quả điều tra, đánh giá loài đề nghị khai thác:
- Mô tả đặc tính sinh học của loài;
- Xác định kích thước quần thể, phân bố theo sinh cảnh, mật độ/trữ lượng; tăng trưởng số lượng (số lượng sinh sản trung bình hàng năm, tỷ lệ sống sót); tử vong (tổng số tử vong, tỷ lệ tử vong trước tuổi trưởng thành sinh dục); tỷ lệ di cư, nhập cư; tuổi và giới tính (tuổi trung bình của quần thể, tháp cấu trúc tuổi, tuổi trưởng thành sinh dục trung bình);
- Xác định khả năng khai thác, mùa sinh sản, mùa khai thác; số lượng, loại, thời gian được phép khai thác để đảm bảo phát triển bền vững;
- Đánh giá sự biến đổi của quần thể sau khi khai thác trong thời gian tới.
- Xây dựng bản đồ điều tra, phân bố loài đề nghị khai thác tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000.
5. Đề xuất phương án khai thác: Phương tiện, công cụ, hình thức khai thác
6. Kết luận và kiến nghị:
7. Phụ lục: trình bày những thông tin chưa được nêu trong phần kết quả như: danh lục động vật, thực vật, các bảng số liệu, hình ảnh và các tài liệu khác có liên quan.
8. Tài liệu tham khảo:
| ......., ngày.... tháng.... năm..... |
Mẫu số 4: Giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:......./........... | ........., ngày... tháng... năm....... |
GIẤY PHÉP
KHAI THÁC TỪ TỰ NHIÊN ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
1. Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh nếu có
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân
2. Được phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường cụ thể như sau:
- Tên loài (bao gồm tên thông thường và tên khoa học):
- Số lượng, đơn vị tính (bằng số và bằng chữ):.....; trong đó:
+ Con non:
+ Con trưởng thành:
+ Khác (nêu rõ):
- Địa điểm khai thác:
- Thời gian khai thác:
- Phương tiện, công cụ khai thác:
- Phương thức khai thác (săn, bắn, bẫy, lưới,...):
- Danh sách những người thực hiện khai thác (có thể lập danh sách kèm theo):
3. Mục đích khai thác:
4. Giấy phép này có giá trị từ: ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...
Nơi nhận: | ......., ngày...... tháng...... năm.......... |
Mẫu số 5: Bảng kê mẫu vật rừng thông thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
.................................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........../BKĐVR | Tờ số:....... |
BẢNG KÊ MẪU VẬT ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
Stt | Tên loài | Đơn vị tính | Số lượng | Mô tả mẫu vật | Nguồn gốc | Thời gian có mẫu vật | Ghi chú | |
Tên thông thường | Tên khoa học | |||||||
1 2 3 ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN | Ngày...... tháng...... năm..... |
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI
ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
Kính gửi:..................................................................
1. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân đề nghị:
Tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.
2. Nội dung đề nghị cấp đăng ký:
Cấp mới □; Cấp bổ sung □; Khác □ (nêu rõ)....
3. Loài động vật rừng thông thường đề nghị nuôi:
Stt | Tên loài | Số lượng (cá thể) | Mục đích gây nuôi | Nguồn gốc | Ghi chú | |
Tên thông thường | Tên khoa học | |||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
4. Địa điểm trại nuôi:
5. Mô tả trại nuôi:
6. Các tài liệu kèm theo:
- Hồ sơ nguồn gốc;
- ....
| ........, ngày........ tháng...... năm........ |
GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số........../CN-... | ........., ngày...... tháng...... năm....... |
GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
1. Thông tin về tổ chức được cấp giấy chứng nhận
- Tên trại nuôi:
- Địa chỉ:
- Họ tên và chức vụ người đại diện
- Số, ngày....... giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.
2. Nội dung cấp giấy chứng nhận:
Cấp lần đầu □; Cấp bổ sung □; Khác □ (ghi rõ):
3. Thông tin loài cấp giấy chứng nhận
STT | Tên loài | Số lượng | Nguồn gốc | Ghi chú | |
Tên thông thường | Tên khoa học | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Mẫu số 8: Thông báo nuôi động vật rừng thông thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
...., ngày.... tháng .... năm....
THÔNG BÁO
Nuôi động vật rừng thông thường
Kính gửi: ................................................................
1. Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh nếu có
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân
2. Loài động vật rừng thông thường được đề nghị gây nuôi:
Stt | Tên loài | Số lượng | Nguồn gốc | Ghi chú | |
Tên thông thường | Tên khoa học | ||||
1 2 3 ... |
|
|
|
|
|
3. Địa điểm cơ sở nuôi:
4. Tài liệu kèm theo:
- Hồ sơ nguồn gốc động vật
- ...
| ........, ngày..... tháng.... năm.... |
Mẫu số 9: Sổ theo dõi cơ sở nuôi/trại nuôi động vật rừng thông thường áp dụng cho cơ quan kiểm lâm sở tại/ủy ban nhân dân cấp xã
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Hạt Kiểm lâm/Ủy ban nhân dân xã....
Sổ theo dõi cơ sở nuôi/trại nuôi động vật rừng thông thường
(áp dụng cho cơ quan Kiểm lâm sở tại/Ủy ban nhân dân cấp xã)
TT | Tên, địa chỉ tổ chức/cá nhân sở hữu | Địa điểm nuôi | Hình thức nuôi (Cơ sở nuôi hay trại nuôi) | Tên loài nuôi | Số lượng (cá thể) | Nguồn gốc | Mục đích nuôi | Ghi chú | |||
Tên phổ thông | Tên khoa học | Đực | Cái | Tổng số | |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ....., ngày..... tháng.... năm....... |
Ghi chú:
- Lập bảng bằng chương trình Excel
- Cán bộ theo dõi cập nhật thường xuyên sau mỗi đợt kiểm tra định kỳ hoặc sau khi nhận được thông báo nuôi động vật rừng thông thường
Mẫu số 10: Sổ theo dõi nuôi động vật rừng thông thường áp dụng đối với cơ sở nuôi/trại nuôi
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
SỔ THEO DÕI NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
(Áp dụng cho cơ sở nuôi/trại nuôi)
Tên chủ cơ sở nuôi/trại nuôi:
Địa chỉ cơ sở nuôi/trại nuôi:
Ngày | Tên loài | Số lượng ban đầu | Chết/chuyển đi | Tăng đàn (sinh sản, nhập từ ngoài vào) | Số lượng hiện tại | Xác nhận của cán bộ kiểm tra | ||||||||
Tổng | Đực | Cái | Tổng | Đực | Cái | Tổng | Đực | Cái | Tổng | Đực | Cái | |||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Chủ cơ sở cập nhật thường xuyên vào sổ theo dõi mỗi khi có biến động tăng, giảm đàn.
- Cán bộ kiểm tra xác nhận sau mỗi kỳ kiểm tra
Mẫu số 11: Báo cáo tổng hợp hàng năm về tình hình khai thác, nuôi động vật rừng thông thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ....../......... | .........., ngày...... tháng...... năm..... |
BÁO CÁO TỔNG HỢP HÀNG NĂM VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC, NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
Kính gửi: Tổng cục Lâm nghiệp
1. Tình hình quản lý khai thác và nuôi động vật rừng thông thường trên địa bàn tỉnh:
2. Những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị:
3. Biểu tổng hợp khai thác động vật rừng thông thường
Số TT | Ngày cấp giấy phép | Tên loài | Số lượng cá thể được cấp giấy phép | Số lượng cá thể khai thác thực tế | Địa danh khai thác | Ghi chú | |
Tên thông thường | Tên khoa học | ||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
4. Biểu tổng hợp nuôi động vật rừng thông thường
Số TT | Tên, địa chỉ trại nuôi, cơ sở nuôi | Tên loài | Số lượng | Ghi chú | |
Tên thông thường | Tên khoa học | ||||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
| ....., ngày..... tháng..... năm....... |
1 Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN.”
2 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
3 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 20/2016/ TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/ TT-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
4 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 20/2016/ TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
5 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
6 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tưsố 20/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổsung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN, có hiệu lực thi hành kểtừngày 15 tháng 8 năm 2016
7 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
8 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
9 Điều 7 Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016, quy định như sau:
“Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải quyết./.”
10 Mẫu này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
11 Mẫu này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
12 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
13 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
- 1Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BNNPTNT năm 2017 hợp nhất Thông tư quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 05/VBHN-BNNPTNT
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 12/01/2017
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Hà Công Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 117 đến số 118
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra