Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/VBHN-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2015 |
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN CỦA TÀU CÁ NƯỚC NGOÀI TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Nghị định 32/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2010, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012.
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động thủy sản; trách nhiệm của chủ tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam; kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại, tố cáo liên quan hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.
Nghị định này áp dụng đối với các chủ tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ tàu cá là chủ sở hữu, người quản lý tàu hoặc thuyền trưởng tàu cá.
2.2 Vùng biển Việt Nam là các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Luật biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003.
3. Tàu cá nước ngoài là tàu cá mang quốc tịch nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
1. Hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam trên cơ sở hợp tác quốc tế, bảo đảm sự bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế.
2. Hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam phải phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thủy sản; bảo đảm an toàn cho tàu cá và người làm việc trên tàu cá.
3.3 Tàu cá nước ngoài chỉ được hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam khi có Giấy phép hoạt động thủy sản do cơ quan có thẩm quyền cấp và Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện do Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp (trừ tàu cá vận chuyển thủy sản).
4. Tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải tuân thủ quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của Việt Nam.
5.4 Tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải treo cờ Việt Nam trong suốt quá trình hoạt động. Cờ Việt Nam phải được treo bên cạnh và có chiều cao bằng cờ quốc gia mà tàu treo cờ.
Điều 5. Giấy phép hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài.5
1. Giấy phép hoạt động thủy sản (sau đây gọi tắt là giấy phép) cấp cho từng tàu cá. Một chủ tàu cá có thể xin cấp Giấy phép cho nhiều tàu cá.
Nội dung Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đối với tàu cá vận chuyển thủy sản, thời hạn của giấy phép được cấp không quá 12 tháng. Đối với tàu cá hoạt động thủy sản khác, thời hạn của giấy phép theo thời hạn của dự án hợp tác nhưng không quá 36 tháng.
3. Giấy phép được gia hạn không quá hai (02) lần, thời gian gia hạn mỗi lần không quá 12 tháng.
Tàu cá nước ngoài được xét cấp Giấy phép hoạt động thủy sản khi chủ tàu cá có đủ điều kiện sau đây:
1. Có một trong các loại giấy tờ, văn bản sau đây:
a) Giấy phép đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Dự án hợp tác về điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Dự án hợp tác về huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thủy sản được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
d) Dự án hợp tác về kinh doanh, thu mua, vận chuyển thủy sản được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
2. Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu cá mang quốc tịch cấp.
3. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu có do cơ quan đăng kiểm có thẩm quyền của quốc gia mà tàu cá mang quốc tịch cấp hoặc cơ quan đăng kiểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cấp.
4. Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
5. Có văn bằng, chứng chỉ của thuyền trưởng, máy trưởng được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận.
6. Danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu cá.
7. Trên tàu cá phải có ít nhất một người thông thạo tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Điều 7. Cấp lại và gia hạn Giấy phép
1. Tàu cá nước ngoài được xét cấp lại Giấy phép khi có một trong các điều kiện sau:
a) Giấy phép bị rách, nát trong quá trình sử dụng;
b) Giấy phép bị mất;
c) Khi thay đổi tàu cá.
2. Tàu cá nước ngoài được xét gia hạn Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau:
a) Không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Giấy phép đầu tư còn hiệu lực hoặc Dự án hợp tác trong lĩnh vực thủy sản còn hiệu lực.
Nội dung gia hạn Giấy phép (theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này - Phụ lục II).
Điều 8. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép6
1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép lần đầu một (01) bộ, bao gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép cho tàu cá theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Dự án hợp tác về điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (bản sao chứng thực) hoặc dự án hợp tác về huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thủy sản được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt (bản sao chứng thực) hoặc dự án về thu gom, vận chuyển thủy sản được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt (bản sao chứng thực).
c) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (bản sao chứng thực);
d) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản sao chứng thực);
đ) Bằng thuyền trưởng, máy trưởng (bản sao chứng thực);
e) Danh sách, ảnh và số hộ chiếu của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá (ghi rõ họ tên, chức danh, địa chỉ liên hệ).
2. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép một (01) bộ, bao gồm:
a) Đơn xin cấp lại giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép đã được cấp (đối với trường hợp giấy phép bị rách, nát);
c) Báo cáo về việc thay đổi tàu cá (nếu có), kèm theo các giấy tờ quy định tại các Điểm c, d, đ, e Khoản 1 Điều này;
d) Báo cáo về việc thay đổi cảng đăng ký hoặc thay đổi nghề nghiệp hoạt động (nếu có).
3. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép một (01) bộ, bao gồm:
a) Đơn xin gia hạn giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép đã được cấp (bản sao chụp);
c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản sao chụp);
d) Báo cáo tình hình hoạt động của tàu cá trong thời gian được cấp giấy phép;
đ) Nhật ký khai thác thủy sản, đối với tàu cá hoạt động khai thác thủy sản, trong thời gian được cấp giấy phép.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép lần đầu, gia hạn giấy phép và cấp lại giấy phép, nộp hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện).
5. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoặc người được ủy quyền đến nhận kết quả tại Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc yêu cầu cơ quan cấp phép gửi trả kết quả theo đường bưu điện.
Điều 9. Các trường hợp Giấy phép mất hiệu lực
1. Tàu cá chấm dứt hợp đồng hoạt động trong vùng biển Việt Nam trước thời hạn ghi trong Giấy phép.
2. Giấy phép đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ.
3. Tàu cá bị thu hồi giấy phép.
4. Giấy phép hết thời hạn.
5. Tàu cá bị phá hủy, chìm đắm, mất tích.
Điều 10. Các trường hợp thu hồi giấy phép
1. Giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa.
2. Sử dụng Giấy phép không đúng với tàu cá được cấp Giấy phép.
3. Tàu cá sử dụng nghề cấm để khai thác thủy sản hoặc hoạt động không đúng với nội dung ghi trong Giấy phép.
4. Tàu cá và người trên tàu cá vi phạm các quy định pháp luật của Việt Nam và tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia.
5.7 Không thực hiện chế độ báo cáo, ghi, nộp nhật ký theo quy định.
Điều 11. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép8
1. Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép đối với tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
2. Thời gian thực hiện việc cấp lần đầu, cấp lại, gia hạn giấy phép như sau:
a) Thời gian không quá (05) năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, đối với trường hợp cấp lần đầu;
b) Thời gian không quá (05) năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, đối với trường hợp cấp lại;
c) Thời gian không quá (03) ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, đối với trường hợp gia hạn.
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TÀU CÁ NƯỚC NGOÀI
Điều 12. Quyền của chủ tàu cá nước ngoài
1. Được hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam theo nội dung ghi trong Giấy phép.
2. Được cơ quan chuyên môn của Nhà nước Việt Nam thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời tiết; được cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động thủy sản và hướng dẫn về các quy định của pháp luật Việt Nam khi có yêu cầu.
3. Được Nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình hoạt động thủy sản tại Việt Nam.
4. Có các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 13. Trách nhiệm của chủ tàu cá nước ngoài
1. Phải đóng đầy đủ các khoản phí, lệ phí theo quy định và mua bảo hiểm cho giám sát viên.
2. Ít nhất 07 ngày trước khi đưa tàu cá vào Việt Nam, phải thông báo bằng văn bản (fax, email hoặc gửi văn bản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) cho Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam biết. Khi đến Việt Nam phải làm thủ tục nhập cảnh theo quy định.
3. Phải mang theo trên tàu cá các giấy tờ (bản chính) sau đây:
a) Giấy phép hoạt động thủy sản;
b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
c) Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật tàu cá;
d) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện;
đ) Sổ danh bạ thuyền viên và hộ chiếu của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá.
4. Ghi nhật ký khai thác và báo cáo hoạt động của tàu cá theo quy định sau:
a) Đối với tàu cá hoạt động điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản phải báo cáo theo chuyến biển;
b) Đối với tàu cá hoạt động khai thác thủy sản phải ghi nhật ký khai thác thủy sản (theo mẫu quy định tại Nghị định này - Phụ lục VI) và báo cáo theo chuyến biển;
c) Đối với tàu cá hoạt động về huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ phải báo cáo theo chuyến biển;
d) Đối với tàu cá hoạt động về kinh doanh, thu mua thủy sản, vận chuyển thủy sản phải báo cáo theo chuyến biển.
Các báo cáo, nhật ký khai thác được trình bày bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh do thuyền trưởng thực hiện gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản) kể từ sau 3 ngày tàu cập cảng Việt Nam.
5. Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
6. Tiếp nhận và trả Giám sát viên
a) Tiếp nhận và trả giám sát viên theo đúng địa điểm dự định và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản) chấp thuận;
b) Bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên Việt Nam theo tiêu chuẩn sĩ quan trên tàu cá; tuân thủ theo yêu cầu của Giám sát viên quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
7. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng kiểm soát trong vùng biển của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này.
8. Khi gặp sự cố, tai nạn hoặc gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp, chủ tàu cá phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và phải thông báo ngay cho cơ quan hữu quan của Việt Nam nơi gần nhất, đồng thời phải thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản) và lực lượng biên phòng của địa phương khi tàu vào trú đậu tại các cảng biển, bến cá của Việt Nam trong mọi trường hợp.
9.9 Tàu cá nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam chỉ được đậu tàu, thu gom, nhận hàng hoặc bán sản phẩm thủy sản tại cảng đã ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản.
Điều 14. Trách nhiệm của chủ tàu cá nước ngoài khi tàu kết thúc hoạt động
1. Khi tàu cá nước ngoài kết thúc hoạt động và rời khỏi vùng biển Việt Nam, chủ tàu cá phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Giấy phép đầu tư đã được cấp, Dự án đã được phê duyệt, hợp đồng đã được ký kết (trừ trường hợp hợp đồng có thỏa thuận riêng) và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Trong trường hợp tàu cá nước ngoài ngừng hoạt động khi Giấy phép vẫn còn hiệu lực thì chủ tàu cá phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy phép biết trước ít nhất 07 ngày làm việc.
1. Thực hiện việc giám sát tàu cá nước ngoài trong các lĩnh vực sau:
a) Khai thác thủy sản;
b) Điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản;
c) Huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thủy sản.
Đối với trường hợp đã có người của cơ quan nghiên cứu hải sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc trên tàu cá nước ngoài theo Dự án hoặc hợp đồng đã được phê duyệt thì không thực hiện việc cử giám sát viên tàu cá.
2. Giám sát viên tàu cá có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công chức của cơ quan quản lý nhà nước cử;
b) Có kinh nghiệm và nắm vững các quy định pháp luật chung về ngành thủy sản và lĩnh vực được giám sát;
c) Có đủ sức khỏe và khả năng đi biển tốt;
d) Thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ bản địa của tàu nước ngoài.
3. Thẩm quyền cử giám sát viên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản) quyết định cử 01 đến 02 giám sát viên làm việc trên tàu cá nước ngoài theo quy định của Điều này.
Điều 16. Trách nhiệm của giám sát viên
1. Giám sát các hoạt động và việc tuân thủ pháp luật Việt Nam của người và tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
2. Báo cáo đầy đủ, kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản), các cơ quan có thẩm quyền biết các thông tin liên quan đến hoạt động của tàu cá nước ngoài theo nhiệm vụ được giao.
Điều 17. Quyền hạn của giám sát viên
1. Có quyền yêu cầu sĩ quan, thuyền viên và người làm việc trên tàu thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và các quy định ghi trong Giấy phép.
2. Có quyền yêu cầu thuyền trưởng đưa phương tiện về cảng hoặc bến đậu gần nhất, trong trường hợp phát hiện người và tàu cá nước ngoài có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam.
3. Được kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trên phương tiện, kể cả các thiết bị dò cá, thông tin liên lạc của phương tiện.
4. Được quyền sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc của tàu cá nước ngoài để làm việc khi cần thiết.
Điều 18. Quyền lợi của Giám sát viên
1. Được chủ tàu mua bảo hiểm toàn phần trong quá trình làm công tác giám sát trên tàu cá nước ngoài.
2. Được chủ tàu cá nước ngoài bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt trên tàu cá nước ngoài theo tiêu chuẩn sỹ quan trên tàu cá.
3. Được hưởng chế độ lương, công tác phí, bồi dưỡng đi biển và các chế độ khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Được hưởng các chế độ bồi dưỡng, thù lao khác từ đối tác hợp tác nếu có ghi trong hiệp định, dự án hoặc hợp đồng hợp tác.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Chính phủ quản lý thống nhất hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trên phạm vi toàn quốc:
1. Quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam theo quy định của Nghị định này và quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Thông báo các vấn đề có liên quan và gửi bản sao Giấy phép đã cấp mới, cấp lại hoặc gia hạn cho tàu cá nước ngoài tới Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục Cảnh sát biển), Bộ Công an (Tổng cục An ninh), Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng hải), Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan để phối hợp quản lý hoạt động của tàu cá nước ngoài.
3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong việc thẩm định cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư có nội dung đưa tàu cá nước ngoài vào hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
2. Các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam;
b) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi thẩm định cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư có nội dung đưa tàu cá nước ngoài vào hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
2. Phê duyệt về chủ trương các dự án hợp tác với nước ngoài về kinh doanh thu mua thủy sản, vận chuyển thủy sản, trên cơ sở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành thủy sản và của địa phương.
3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
KIỂM TRA, KIỂM SOÁT, XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 22. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
1. Lực lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam gồm: Thanh tra chuyên ngành thủy sản, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Giao thông đường thủy, Hải quan và các lực lượng khác có thẩm quyền.
Các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam đối với hoạt động có liên quan đến lĩnh vực, ngành mình quản lý theo quy định của pháp luật Việt Nam; xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền được quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
2. Trong khi làm nhiệm vụ, các lực lượng được quy định tại khoản 1 Điều này phải mang trang phục, huy hiệu, phù hiệu, thẻ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Tàu, thuyền làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát trên biển phải treo Quốc kỳ Việt Nam, cờ hiệu, biển hiệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với tàu cá nước ngoài
Chủ tàu cá nước ngoài có Giấy phép, khi tiến hành hoạt động thủy sản trong vùng biển của Việt Nam mà có các hành vi vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Khi phát hiện một trong các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 10 của Nghị định này, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải tạm giữ ngay Giấy phép, phương tiện và thông báo kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản) biết để có quyết định thu hồi.
1. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, quản lý đối với người nước ngoài vi phạm thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủ quy định Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
3. Trong trường hợp tàu cá nước ngoài bị tạm giữ để xử lý vi phạm hành chính:
a) Các lực lượng tạm giữ hoặc tiếp nhận điều tra trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt giữ phải báo cáo ngay cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự), Bộ Công an (Tổng cục An ninh) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản) để phối hợp xử lý, nêu kiến nghị trong trường hợp cần xử phạt trục xuất người nước ngoài vi phạm;
b) Chủ tàu cá phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc bảo quản tàu cá, chi phí ăn, ở, chi phí hồi hương và các chi phí khác cho những người vi phạm trong thời gian bị tạm giữ hoặc quản lý ở Việt Nam.
Điều 25. Xử lý vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
Việc xử lý vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với các quy định của Nghị định này thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
1. Cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2010 và thay thế Nghị định số 191/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT |
MẪU GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN ĐỐI VỚI TÀU CÁ NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ)
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số/number: ………. |
|
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN
LICENSE FOR FISHING OPERATIONS
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỦY SẢN CẤP PHÉP
DIRECTOR OF DIRECTORATE OF FISHERIES ALLOWS:
Tên tàu/Name of vessel: | Quốc tịch/Nationality: | |||||||
Số đăng ký/Registration number: | Nơi đăng ký/Registry place: | |||||||
Chiều dài Lmax (m): | Chiều rộng Bmax (m): | Chiều chìm H (m): | ||||||
Tổng trọng tải …………….. | Công suất |
…………. Mã lục/Hp | Ký hiệu máy chính: | |||||
Chủ tàu: |
| Số thuyền viên: | ||||||
Tần số liên lạc: | Hô hiệu: | |||||||
Đại diện phía Việt Nam: |
| |||||||
Địa chỉ/Address: |
| |||||||
Được hoạt động thủy sản trong vùng biển nước CHXHCN Việt Nam với các điều kiện sau: | ||||||||
1. Tàu được sử dụng vào mục đích |
| |||||||
2. Nghề hoạt động |
| |||||||
3. Vùng hoạt động |
| |||||||
4. Địa điểm tập kết làm thủ tục xuất nhập cảnh Cảng đăng ký/Port registerd |
| |||||||
5. Giấy phép có giá trị đến hết ngày |
| |||||||
CÁC HOẠT ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP/PROHIBITED OPERATIONS | ||||||||
1. Chủng loại hải sản cấm khai thác |
| |||||||
2. Cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác hải sản | ||||||||
3. Gây ô nhiễm môi trường/Cause environmental pollution | ||||||||
4. Bán hoặc tiêu thụ hải sản trên biển dưới mọi hình thức/Fish sales/trading at sea, in any form | ||||||||
MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI TÀU ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP
SOME STIPULATIONS FOR LICENSE VESSEL
1. Tiến hành các hoạt động theo đúng nghề nghiệp, khai thác đúng đối tượng, đúng khu vực và thời gian ghi trong giấy phép.
Carry out fishing operation in accordance with the registered fishery anh exploit marine species in sea areas and within the duration which have been defined in the license.
2. Tàu phải có dấu hiệu nhận biết rõ ràng và đúng như thông báo với phía Việt Nam và thường xuyên đủ các giấy tờ theo quy định.
The vessel has to bear clear signs just as they have been noitified to the Vietnamese authority and all necessary papes requested to be available on vessel:
- Giấy chứng nhận hoạt động thủy sản do Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
The license for fishing operations is issued by Department of Capture Fisheries and Fisheries Resources protection of Ministry of Agriculture and Rural Development
- Giấy đăng ký tàu;
Registration Certificate;
- Giấy đăng kiểm tàu;
Inspection Certificate;
- Giấy tờ tùy thân của sĩ quan và thuyền viên đi trên tàu;
Indentity paper of officers and crew;
- Các giấy tờ khác đã được quy định trong Luật hàng hải Việt Nam và các giấy tờ liên quan đến hoạt động thủy sản trên vùng biển Việt Nam.
Other papers as definef in the nevigation law of Vietnam as well as papers relating to fishing operations in the sea water of Vietnam.
3. Tiếp nhận giám sát viên Việt Nam lên tàu theo quyết định của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đảm bảo điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên theo tiêu chuẩn sỹ quan trên tàu.
Receive Vietnnam Supervisors on the board of vessel (according to the Decision by DECAFIREP) and ensure good living and working conditions for them as other vessel officers.
4. Chấp hành báo cáo theo quy định/Make in due time periodical report.
5. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, đồng thời tuân theo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà chức trách Việt Nam kiểm tra, kiểm soát.
Strictly obseve the Law of Socialist Republic Of Vietnam and create favourable conditions for Vietnam Authorities to execute their controlling and inspecting duties.
MẪU GIA HẠN GIẤY PHÉP ĐỐI VỚI TÀU CÁ NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ)
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số giấy phép gia hạn/Exiensing licence number: Lần/Time:.............. |
|
GIA HẠN GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN
EXTENSION OF LICENSE FOR FISHERIES OPERATION
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỦY SẢN CẤP PHÉP
DIRECTOR OF DIRECTORATE OF FISHERIES ALLOWS:
Tên tàu/Name of vessel |
|
Quốc tịch/Nationality |
|
Số giấy phép/License number |
|
Số đăng ký/Regstration number of vessel |
|
Nơi đăng ký tàu: (Regitry place of vessel) |
|
Được tiếp tục hoạt động trong vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến ngày............................................. theo các nội dung ghi trong giấy phép.
To continiue operating in the sea waters of the Socialist Republic of Vietnam until................In accordance with stipulations defined in the licens./.
| Ngày.......tháng......năm........ |
ĐƠN XIN CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happines
-------------
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN
TRONG VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM
License application Form for Fisheries operation in Vietnam seas
1. Người xin cấp giấy phép/Applicant:
- Họ tên cá nhân, tổ chức/Name of person or orgnization:
- Địa chỉ cá nhân hoặc nơi đặt đại diện tại Việt Nam (Nếu có):
Address of representative/representative office in Viet nam (if available)
2. Tàu xin hoạt động tại Việt Nam/Vessel conducting fisheries activities in Vietnam:
- Tên tàu (nếu có) - Màu sơn (nếu có)
Name of vessel (if available): Color (if available)
- Mô tả đặc điểm/Description:
- Số đăng ký/ Registration number: - Nơi dăng ký/ Registration place:
Tổng số người làm việc trên tàu/Number of people Working on board:
Trong đó/Includning: - Người nước ngoài/Foreigner:
- Người Việt Nam (nếu có)/Vietnamese (if any):
- Hô hiệu máy thông tin: - Tần số làm việc
Calling out information of vessel: Radio frequency
- Công suất động cơ chính/Power of main engine:
3. Thuyền trưởng hoặc người quản lý tàu/Captain or vessel manager:
- Họ và tên/Full name: - Quốc tịch/Nationality:
- Sinh ngày tháng năm - Nơi sinh:
Date of birth Place of birth
- Địa chỉ thường trú/Residence:
4. Xin hoạt động trong lĩnh vực (đánh dấu vào mục phù hợp):
Field of activity
- Điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản/Survey, exploration?
- Khai thác thủy sản/Capture fisheries? Nghề/ Fishing gears:
- Huấn luyện kỹ thuật/Technical training?
- Chuyển giao công nghệ/Technology transfer?
- Kinh doanh, thu mua, vận chuyển thủy sản?
Trade, purchase, transportation
5. Địa điểm và thời gian xin phép/Area and duration for activites:
- Địa điểm, khu vực hoạt động/Area of operations:
Thời gian hoạt động từ............... đến................
Period of operation from........................... to.................
6. Cam kết/Commitment:
Khi hoạt động trong vùng biển của Việt Nam chúng tôi sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam; các quy định ghi trong Giấy phép hoạt động thủy sản; các điều khoản cam kết trong dự án, hợp đồng đã ký kết.
While operating in Vietnam seas the fisheries vessel shall comply with Vietnamese laws and regulations and fulfill all provisions stated in the licenses, signed projects and contracts.
| Ngày..........tháng.........năm........... |
ĐƠN XIN CẤP LẠI GIẤY PHÉP
(Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happines
----------
ĐƠN XIN CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN
TRONG VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM
Re-application from for Fishing operations license Vietnam seas
1. Người xin cấp giấy phép/Applicant:
- Họ tên cá nhân, tổ chức/Name of person or orgnization:
- Địa chỉ cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở chính của tổ chức:
Address of person or orgnization
- Địa chỉ người đại diện/nơi đặt đại diện tại Việt Nam (nếu có)
Address of representative/representative office in Vietnam (if available)
2. Tàu xin cấp lại hoạt động tại Việt Nam/Vessel conducting fisheries activities in Vietnam:
- Tên tàu (nếu có)/Name of vessel (if available):
- Quốc tịch/Nationality:
- Số đăng ký/Registration number:
- Nơi dăng ký/Registration place:
3. Số giấy phép hoạt động thủy sản đã được cấp:
Number of issued fisheries license:
4. Xin hoạt động trong lĩnh vực (đánh dấu vào mục phù hợp):
Activities requested for extension
- Điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản/Servey, exploration?
- Khai thác thủy sản/Capture fisheries? Nghề/ Fishing gears:
- Huấn luyện kỹ thuật/Technical training?
- Chuyển giao công nghệ/Technology transfer?
- Kinh doanh, thu mua, vận chuyển thủy sản?
Trade, purchase, transportation
5. Địa điểm và thời gian xin phép tiếp tục hoạt động:
Area and duration for extension orperations
- Địa điểm, khu vực hoạt động/Area of orperations:
Thời gian hoạt động từ............... đến................
Period of extension operation from................. to...........
6. Cam kết/Commitment:
Khi hoạt động trong vùng biển của Việt Nam chúng tôi sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam; các quy định ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản đã được cấp; các điều khoản cam kết trong dự án, hợp đồng đã ký kết.
While operating in Vietnam seas the fisheries vessel shall comply with Vietnamese laws and regulation and fulfill all provisions stated in the licenses, signed projects and contracts.
| Ngày..........tháng.........năm........... |
ĐƠN XIN GIA HẠN GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happines
---------
ĐƠN XIN GIA HẠN GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN
TRONG VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM
Application for Renenal of License Fisheries operations in Vietnam seas
1. Người xin phép/Applicant:
- Họ tên cá nhân, tổ chức/Name of person or orgnization:
- Địa chỉ cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở chính của tổ chức:
Address of person or orgnization
- Địa chỉ người đại diện/nơi đặt đại diện tại Việt Nam (nếu có)
Address of representative/representative office in Vietnam (is available)
2. Tàu xin gia hạn hoạt động tại Việt Nam/Vessel conducting fisheries activities in Vietnam:
- Tên tàu (nếu có)/Name of vessel (if available):
- Quốc tịch/Nationality:
- Số đăng ký/Registration number:
- Nơi dăng ký/Registration place:
3. Số giấy phép hoạt động thủy sản đã được cấp:
Nunber of issued fisheries license:
4. Xin gia hạn hoạt động trong lĩnh vực (đánh dấu vào mục phù hợp):
Activities requested for extension
- Điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản/Survey, exploration?
- Khai thác thủy sản/Capture fisheries? Nghề/ Fishing gears:
- Huấn luyện kỹ thuật/Technical training?
- Chuyển giao công nghệ/Technology transfer?
- Kinh doanh, thu mua, vận chuyển thủy sản?
Trade, purchase, transportation
5. Địa điểm và thời gian xin phép tiếp tục hoạt động:
Area and duration for extension operations
- Địa điểm, khu vực hoạt động/Area of operations:
Thời gian hoạt động từ............... đến................
Period of extension operation from................. to...........
6. Cam kết/Commitment:
Khi hoạt động trong vùng biển của Việt Nam chúng tôi sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam; các quy định ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản đã được cấp; các điều khoản cam kết trong dự án, hợp đồng đã ký kết.
While operating in Vietnam seas the fisheries vessel shall comply with Vietnamese laws and regulation and fulfill all provisions stated in the licenses, signed projects and contracts.
| Ngày..........tháng.........năm........... |
MẪU NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA TÀU CÁ NƯỚC NGOÀI
Fishing logbook of foreign vessels
(Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ)
TT No | Thời điểm thả lưới/ Time of casting | Vị trí tàu khi thả lưới (vĩ độ Bắc, kinh độ Đông)/Vessel position while casting net (attitude, longitude) | Thời điểm thu lưới/ Time of net pulling | Vị trí tàu khi thu lưới (vĩ độ Bắc, kinh độ Đông)/ Vessel position while pulling net (attitude, longitude) | Sản lượng mẻ lưới (kg)/catch (kg) | Sản lượng các loại hải sản chủ yếu khai thác được (kg) main species (kg) |
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
| |
| Tổng sản lượng của ngày khai thác/ Total catch |
|
|
|
|
Chữ ký của thuyền trưởng/Signature of master
1 Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản,”
2 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012
3 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012
4 Khoản này được bổ sung theo tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012
5 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012.
6 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012.
7 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012.
8 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012.
9 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012
10 Điều 6, Điều 7 của Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012, quy định như sau:
“Điều 6. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012.
2. Nghị định này bãi bỏ các điều, khoản của các Nghị định sau:
a) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 6 và Điều 7 của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
b) Khoản 5 và Khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
c) Điều 6, Điều 7 và Phụ lục I của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
d) Khoản 2 Điều 3, Khoản 3 Điều 4, Điều 5, Điều 8, Điều 11, Khoản 9 Điều 13, Phụ lục I và Phụ lục II của Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam;
đ) Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Khoản 4 Điều 12, Điều 13, Điều 15 và Điều 16 của Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về nhập khẩu tàu cá.
Điều 7. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”
11 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 7, Điều 4 của Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012
12 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 7, Điều 4 của Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2012.
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BNNPTNT năm 2015 hợp nhất Nghị định về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 05/VBHN-BNNPTNT
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 27/04/2015
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 553 đến số 554
- Ngày hiệu lực: 27/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra