Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/VBHN-BKHCN | Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2020 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Thông tư số 13/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 08/2020/TT-BKHCN ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 02 năm 2021.
Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ;
Thực hiện Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định quản lý Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nướcChương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định quản lý Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước được phê duyệt tại Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Đề án 2395).
2. Đối tượng áp dụng của Thông tư này là cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, nhóm nghiên cứu, cán bộ quản lý khoa học và công nghệ ở các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức khoa học và công nghệ và doanh nghiệp; các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan.
Điều 1a. Giải thích từ ngữ1. Tạp chí quốc tế có uy tín là các tạp chí khoa học được quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ.
2. Tạp chí ISI có uy tín là các tạp chí khoa học được quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ.
3. Bài báo khoa học được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ.
4. Sách chuyên khảo được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ.
5. Giải thưởng về khoa học và công nghệ được quy định tại Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ, được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 60/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ.
Điều 2. Hình thức, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
1. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia: Cử chuyên gia khoa học và công nghệ đi đào tạo, bồi dưỡng thông qua triển khai nhiệm vụ nghiên cứu hoặc làm việc có thời hạn tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo hoặc doanh nghiệp công nghệ ở nước ngoài nhằm hình thành đội ngũ chuyên gia khoa học và công nghệ có trình độ chuyên môn sâu, có kỹ năng nghiên cứu và triển khai những vấn đề khoa học và công nghệ của ngành, lĩnh vực đạt trình độ khu vực và thế giới, tạo nguồn để phát triển thành nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư.
2. Đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm: Cử nhóm nghiên cứu đi đào tạo, bồi dưỡng thông qua triển khai nhiệm vụ nghiên cứu tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo hoặc doanh nghiệp công nghệ ở nước ngoài để hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, có năng lực giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng của ngành, lĩnh vực. Mỗi nhóm được cử không quá 05 thành viên do Trưởng nhóm đề xuất.
3. Bồi dưỡng sau tiến sỹ: Cử cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có trình độ tiến sỹ tham gia bồi dưỡng sau tiến sỹ thông qua triển khai nhiệm vụ nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo ở trong nước và nước ngoài nhằm phát triển và hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu và triển khai, tạo nguồn để hình thành chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.
4. Bồi dưỡng nhân lực quản lý khoa học và công nghệ: Cử cán bộ quản lý khoa học và công nghệ tham gia các khóa bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài để nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý khoa học và công nghệ, quản lý đổi mới sáng tạo.
Điều 3. Thời gian đào tạo, bồi dưỡng
1. Thời gian đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia: không quá 02 năm.
2. Thời gian đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm nghiên cứu: không quá 06 tháng.
3. Thời gian bồi dưỡng sau tiến sỹ: không quá 02 năm.
4. Thời gian bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa học và công nghệ: không quá 03 tháng.
Trường hợp đặc biệt cần kéo dài thời gian đào tạo, bồi dưỡng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định, nhưng không quá 03 tháng với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, không quá 01 tháng với đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này.
Điều 4. Lĩnh vực, nội dung đào tạo, bồi dưỡng
1. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, nhóm nghiên cứu và sau tiến sỹ cho các lĩnh vực khoa học và công nghệ, trong đó tập trung vào các lĩnh vực công nghệ ưu tiên, công nghệ mới, công nghệ cao được xác định trong chiến lược và kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ trong từng thời kỳ.
2. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng quản lý khoa học và công nghệ, quản lý đổi mới sáng tạo cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ.
Điều 5. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài là các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp ở các nước có nền khoa học và công nghệ phát triển, có uy tín và kinh nghiệm về lĩnh vực cần đào tạo, bồi dưỡng, đạt được thành tựu tiên tiến trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, quản lý khoa học và quản trị công nghệ.
2. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước là các cơ sở có uy tín và kinh nghiệm, có đủ năng lực, được Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn và giao tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 6. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
1. Các tổ chức khoa học và công nghệ công lập đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ theo các hình thức quy định tại Điều 2 Thông tư này, gửi về cơ quan chủ quản là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ theo mẫu B1.1-ĐKNC tại Phụ lục 1 của Thông tư này, gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 30 tháng 4 hằng năm để tổng hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ.
2. Các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, doanh nghiệp đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 30 tháng 3 hằng năm để tổng hợp, xây dựng kế hoạch.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ căn cứ định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, quy hoạch phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong từng thời kỳ; đề xuất của các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và khả năng đáp ứng của nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, tổng hợp, xây dựng, ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ của Đề án 2395 trước ngày 20 tháng 6 hằng năm để dự toán kinh phí thực hiện cho năm tiếp theo. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ được đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ tại địa chỉ: www.most.gov.vn.
Chương II
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHÍ, QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN CÁ NHÂN ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHUYÊN GIA, NHÓM NGHIÊN CỨU VÀ SAU TIẾN SỸ
Điều 7. Điều kiện dự tuyển đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây được xem xét, cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia:
1. Thuộc cơ sở dữ liệu chuyên gia khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ; trường hợp không thuộc cơ sở dữ liệu này do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
2. Thuộc biên chế hoặc làm việc toàn thời gian, liên tục từ 12 tháng trở lên tại các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
3. Không quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển.
4.5. Trình độ ngoại ngữ thành thạo, đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
6. Có định hướng phát triển chuyên môn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm, nghiên cứu cho cán bộ nghiên cứu tại đơn vị sau khóa đào tạo, bồi dưỡng.
7.Điều 8. Điều kiện dự tuyển đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm
Nhóm nghiên cứu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây được xem xét, cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm:
1. Đang tiến hành nghiên cứu tại viện nghiên cứu, trường đại học, phòng thí nghiệm, cơ sở ươm tạo hoặc doanh nghiệp; có một nhà khoa học đứng đầu làm Trưởng nhóm, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chuyên môn.
2.3. Có kế hoạch và định hướng nghiên cứu chuyên sâu với các mục tiêu cụ thể của nhóm.
4.5. Tuổi của mỗi thành viên trong nhóm không quá 50 tuổi.
6. Trình độ ngoại ngữ thành thạo, đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Điều 9. Điều kiện dự tuyển bồi dưỡng sau tiến sỹ
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có trình độ tiến sỹ được xem xét, cử đi bồi dưỡng sau tiến sỹ khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
1. Đang làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ hoặc doanh nghiệp; dưới 40 tuổi.
2. Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm liên tục nghiên cứu về lĩnh vực khoa học và công nghệ đăng ký đi bồi dưỡng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển.
3.4.5.6.Điều 10. Nguyên tắc và tiêu chí tuyển chọn cá nhân đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, nhóm nghiên cứu và sau tiến sỹ
Việc tuyển chọn cá nhân để cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, nhóm nghiên cứu và sau tiến sỹ được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh, trên cơ sở các tiêu chí sau:
1. Trình độ chuyên môn và thành tích khoa học và công nghệ.
2.Ưu tiên đề cương nghiên cứu thuộc nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng nhằm giải quyết yêu cầu khẩn cấp của quốc gia về an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và phát triển khoa học và công nghệ; nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hoặc tương đương; nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ các hướng nghiên cứu mới hoặc nhiệm vụ chuyển giao, vận hành công nghệ mới tại các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước.
3.4. Ưu tiên đối tượng được hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước.
Điều 10a. Yêu cầu về kết quả đối với đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, nhóm nghiên cứu và sau tiến sỹ1. Là các kết quả theo đăng ký tại đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt, được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng xác nhận.
2. Được cơ quan, đơn vị quản lý nhà khoa học hoặc cơ quan, đơn vị nơi nhóm nghiên cứu đang tiến hành nghiên cứu hoặc cơ quan, tổ chức nhận chuyển giao kết quả của khóa đào tạo, bồi dưỡng xác nhận đạt yêu cầu.
3. Các kết quả nghiên cứu có ghi nhận sự hỗ trợ của Đề án 2395.
Điều 11. Thông báo tuyển chọn
1. Hằng năm, sau khi phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo công khai về việc tuyển chọn nhân lực để cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, nhóm nghiên cứu và bồi dưỡng sau tiến sỹ. Việc tuyển chọn có thể được thực hiện nhiều lần trong năm.
2. Nội dung thông báo gồm: Nội dung, hình thức, chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng; chế độ, chính sách đối với học viên; đối tượng dự tuyển; điều kiện dự tuyển; hồ sơ và thời hạn dự tuyển.
3.Điều 12. Hồ sơ đăng ký dự tuyểnHồ sơ đăng ký dự tuyển đi đào tạo, bồi dưỡng gửi trực tiếp hoặc trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ. Thành phần hồ sơ gồm:
1. Phiếu đăng ký tuyển chọn có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp theo mẫu B1.2-ĐKCG, mẫu B1.3-ĐKNNC hoặc mẫu B1.4-ĐKSTS tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Lý lịch khoa học bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
3. Đề cương nghiên cứu dự kiến triển khai trong thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu B1.5-ĐCNC tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
4. Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước hoặc nước ngoài được dịch ra tiếng Việt, trong đó nêu rõ nội dung hỗ trợ triển khai hoặc dịch vụ cung cấp để triển khai nội dung theo đề cương nghiên cứu của ứng viên, chi phí phải trả cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (nếu có) và văn bản đồng ý nhận bảo trợ của nhà khoa học đối với hình thức bồi dưỡng sau tiến sỹ;
5. Văn bản đồng ý cử đi đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị quản lý;
6. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ; các minh chứng đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 hoặc Điều 9 Thông tư này;
7. Định hướng phát triển chuyên môn (đối với đào tạo chuyên gia); kế hoạch và định hướng nghiên cứu chuyên sâu (đối với nhóm nghiên cứu) bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
8. Văn bản cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của học viên trong và sau khi hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng;
9. Dự kiến kinh phí đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (theo nội dung và định mức chi quy định tại Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án 2395);
10. Xác nhận về những hỗ trợ khác ngoài ngân sách nhà nước (nếu có).
Điều 13. Xử lý hồ sơ dự tuyển và phê duyệt danh sách trúng tuyển1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký dự tuyển, đơn vị được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao làm cơ quan thường trực Đề án 2395 (sau đây viết tắt là cơ quan thường trực Đề án 2395) kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan thường trực Đề án 2395 thông báo bằng văn bản cho người đăng ký dự tuyển biết để sửa đổi, bổ sung.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng tuyển chọn để đánh giá hồ sơ dự tuyển.
Trường hợp hồ sơ dự tuyển được Hội đồng tuyển chọn kiến nghị phê duyệt có điều chỉnh thì cơ quan thường trực Đề án 2395 có trách nhiệm thông báo cho người đăng ký dự tuyển để hoàn thiện hồ sơ theo kiến nghị của Hội đồng tuyển chọn và nộp lại cho cơ quan thường trực Đề án 2395 trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kiến nghị của Hội đồng tuyển chọn.
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có kiến nghị của Hội đồng tuyển chọn, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh sách trúng tuyển, thông báo kết quả cho người trúng tuyển và cơ quan, đơn vị quản lý người trúng tuyển theo một hoặc kết hợp các hình thức sau:
a) Đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ tại địa chỉ: www.most.gov.vn;
b) Qua bưu điện;
c) Qua thư điện tử (email).
Kết quả trúng tuyển có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký quyết định phê duyệt trúng tuyển.
Điều 14. Hội đồng tuyển chọn1. Hội đồng tuyển chọn (sau đây viết tắt là Hội đồng) do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập có từ 05 đến 09 thành viên, gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Là thủ trưởng đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Là đại diện lãnh đạo đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý công tác kế hoạch và tài chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;
c) Các Ủy viên Hội đồng: Là các chuyên gia khoa học và công nghệ có kinh nghiệm, chuyên môn sâu về lĩnh vực mà người đăng ký dự tuyển đề xuất đi đào tạo, bồi dưỡng; đại diện cơ quan, đơn vị có liên quan đến nội dung đào tạo, bồi dưỡng hoặc các đơn vị chuyên môn của Bộ Khoa học và Công nghệ;
d) Thư ký Hội đồng: Là đại diện cơ quan thường trực Đề án 2395.
2. Cá nhân dự tuyển đi đào tạo, bồi dưỡng; bố, mẹ, vợ (chồng), anh chị em ruột của cá nhân dự tuyển đi đào tạo, bồi dưỡng không được làm thành viên hội đồng.
3. Nguyên tắc làm việc, trách nhiệm của Hội đồng:
a) Phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 3/4 số thành viên, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và ít nhất 02 nhà khoa học, chuyên gia khoa học và công nghệ có kinh nghiệm, chuyên môn sâu về lĩnh vực mà người đăng ký dự tuyển đề xuất đi đào tạo, bồi dưỡng;
b) Chủ tịch chủ trì các phiên họp của Hội đồng. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch ủy quyền bằng văn bản chủ trì phiên họp;
c) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Kết luận của Hội đồng được thông qua khi có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng có mặt nhất trí bằng hình thức bỏ phiếu;
d) Hội đồng đánh giá trung thực, khách quan và công bằng. Các ý kiến khác nhau của thành viên được thư ký Hội đồng tổng hợp để Hội đồng thảo luận và biểu quyết thông qua. Thành viên Hội đồng có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của Hội đồng. Thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng.
Điều 14a. Chuẩn bị các phiên họp của Hội đồng1. Cơ quan thường trực Đề án 2395 tổ chức các phiên họp của Hội đồng, chuẩn bị và gửi tài liệu họp Hội đồng đến các thành viên Hội đồng.
2. Tài liệu họp Hội đồng gồm:
a) Quyết định thành lập Hội đồng;
b) Bản sao hoặc bản điện tử của hồ sơ dự tuyển;
c) Phiếu nhận xét, đánh giá hồ sơ dự tuyển theo mẫu B2.1-PNX tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Điều 14b. Trình tự, nội dung làm việc của Hội đồng1. Đại diện cơ quan thường trực Đề án 2395 công bố quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng, các đại biểu tham dự.
2. Chủ tịch Hội đồng nêu yêu cầu và nội dung chính của việc đánh giá, tuyển chọn hồ sơ dự tuyển theo Đề án 2395.
3. Hội đồng thống nhất nguyên tắc làm việc.
4. Hội đồng tiến hành nhận xét, đánh giá hồ sơ dự tuyển:
a) Các ủy viên trình bày nhận xét, đánh giá về hồ sơ dự tuyển, chất lượng của đề cương nghiên cứu theo các quy định về điều kiện dự tuyển quy định tại Điều 7, Điều 8 hoặc Điều 9, theo mẫu B2.1-PNX tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Ý kiến đề nghị phê duyệt đối với hồ sơ dự tuyển khi tất cả các tiêu chí tại phiếu nhận xét được đánh giá là đạt yêu cầu.
b) Thư ký Hội đồng đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để Hội đồng tham khảo.
5. Thư ký Hội đồng tổng hợp phiếu đánh giá hồ sơ dự tuyển theo mẫu B2.2-THPĐG và tổng hợp kiến nghị của Hội đồng đối với hồ sơ dự tuyển theo mẫu B2.3-THKN tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Trường hợp số lượng hồ sơ dự tuyển vượt chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng, Hội đồng tiến hành tuyển chọn trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Điều 15. Liên hệ cơ sở đào tạo và cử đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Người trúng tuyển tự liên hệ, xin văn bản tiếp nhận đào tạo, bồi dưỡng chính thức từ cơ sở tiếp nhận đào tạo, bồi dưỡng. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ ứng viên liên hệ với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong trường hợp cần thiết.
2. Người trúng tuyển được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy triệu tập đi đào tạo, bồi dưỡng và ra quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án 2395 khi có văn bản cử đi đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị quản lý ứng viên.
BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 16. Điều kiện để cử đi bồi dưỡng
1. Bồi dưỡng ở trong nước
Cán bộ quản lý khoa học và công nghệ được cử tham gia các khóa bồi dưỡng ở trong nước phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 02 (hai) năm liên tục tính đến thời điểm được cử đi đào tạo, bồi dưỡng làm công tác quản lý khoa học và công nghệ tại các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức khoa học và công nghệ và doanh nghiệp và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ;
b) Không trong thời gian xem xét, thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên;
c) Vị trí việc làm phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng;
d) Có văn bản cử đi bồi dưỡng của cơ quan quản lý;
đ) Còn đủ thời gian công tác ít nhất 02 (hai) năm tính từ thời điểm khóa bồi dưỡng bắt đầu.
2. Bồi dưỡng ở nước ngoài
Cán bộ quản lý khoa học và công nghệ được cử tham gia các khóa bồi dưỡng ở nước ngoài phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a)b) Còn đủ thời gian công tác ít nhất 03 (ba) năm tính từ thời điểm khóa bồi dưỡng bắt đầu;
c) Không trong thời gian xem xét, thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên;
d) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm trước liền kề;
đ) Vị trí việc làm phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng;
e) Có văn bản đồng ý cử đi bồi dưỡng của cơ quan quản lý.
Điều 17. Tổ chức bồi dưỡng ở trong nước
1. Căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài hằng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn và quyết định giao cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước tổ chức thực hiện các khóa bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng quản lý khoa học và công nghệ, quản lý đổi mới sáng tạo cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ.
2. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được giao tổ chức thực hiện các khóa bồi dưỡng thực hiện các việc sau:
a) Xây dựng chương trình/kế hoạch tổ chức từng khóa bồi dưỡng (gồm: đối tượng, mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức thực hiện, thời gian, địa điểm tổ chức, các chuyên đề bồi dưỡng, giảng viên, số lượng học viên dự kiến,...) và dự toán chi tiết kinh phí thực hiện gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định, phê duyệt;
b) Tổ chức biên soạn, thẩm định và ban hành tài liệu giảng dạy của khóa bồi dưỡng và tự chịu trách nhiệm về nội dung tài liệu;
c) Tổ chức triển khai các khóa bồi dưỡng theo kế hoạch đã được duyệt (số học viên tối thiểu của một khóa bồi dưỡng là 30 người); quản lý khóa bồi dưỡng; đánh giá kết quả học tập và cấp giấy Chứng nhận cho học viên theo quy định hiện hành;
d) Báo cáo đánh giá kết quả của khóa bồi dưỡng và báo cáo quyết toán kinh phí gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ chậm nhất 20 ngày sau khi khóa bồi dưỡng kết thúc;
đ) Lưu trữ toàn bộ hồ sơ, chứng từ của từng khóa bồi dưỡng.
3. Cơ sở được giao tổ chức thực hiện khóa bồi dưỡng được thuê chuyên gia nước ngoài về nước giảng dạy; được hưởng các chế độ chính sách theo quy định hiện hành.
Điều 18. Tổ chức bồi dưỡng ở nước ngoài
1. Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài hằng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ phân bố chỉ tiêu bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa học và công nghệ ở nước ngoài cho các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức liên quan.
2. Các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức liên quan quyết định cử cán bộ đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Điều 19. Quyền của người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Thông tư này.
2. Được đơn vị sử dụng và quản lý tạo điều kiện, bố trí thời gian tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
3. Được tiếp nhận trở lại cơ quan, đơn vị và tạo điều kiện để ứng dụng kết quả đào tạo, bồi dưỡng vào công việc chuyên môn.
Điều 20. Trách nhiệm, nhiệm vụ của người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng1. Tuân thủ chính sách, pháp luật của Việt Nam và nước cử đến học, quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài.
2. Sử dụng kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích, đúng chế độ, có hiệu quả; thực hiện thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
3. Trách nhiệm, nhiệm vụ của người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức chuyên gia, nhóm nghiên cứu và sau tiến sỹ:
a) Triển khai thực hiện các nội dung theo đề cương nghiên cứu, bảo đảm theo kế hoạch, tiến độ đã được phê duyệt;
b) Hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng, trở về cơ quan, đơn vị công tác đúng hạn để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công việc chuyên môn; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại cơ quan, đơn vị đã cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng;
c) Báo cáo tình hình thực hiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng 06 tháng một lần đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng có thời gian từ 01 năm trở lên theo mẫu B3.1-BCĐK tại Phụ lục 3 của Thông tư này. Báo cáo phải có xác nhận của nhà khoa học nhận bảo trợ hoặc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Báo cáo kết quả khi khóa đào tạo, bồi dưỡng kết thúc theo mẫu B3.2-BCKQ tại Phụ lục 3 của Thông tư này. Báo cáo kết quả phải được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ quan, đơn vị quản lý cá nhân đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc cơ quan, đơn vị nơi nhóm nghiên cứu đang tiến hành nghiên cứu xác nhận.
Các báo cáo gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ kèm theo minh chứng các kết quả nghiên cứu đạt được theo đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt;
d) Phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành nếu không tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc thôi việc trong thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng; không thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này; vi phạm kỷ luật của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc các vi phạm khác dẫn đến bị chấm dứt khóa đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Trưởng nhóm của nhóm nghiên cứu được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài phải quản lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động chuyên môn, hoạt động nghiên cứu và các hoạt động khác của nhóm; đại diện cho nhóm để thực hiện các thủ tục liên quan đến khóa đào tạo, bồi dưỡng, giao dịch với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về kết quả đào tạo, bồi dưỡng của nhóm.
4. Trách nhiệm, nhiệm vụ của người được cử đi bồi dưỡng theo đoàn bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa học và công nghệ ở nước ngoài:
a) Trách nhiệm, nhiệm vụ của người được cử làm trưởng đoàn: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2018/TT-BNV).
b) Trách nhiệm, nhiệm vụ của người tham gia đoàn: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 01/2018/TT-BNV.
Điều 21. Chế độ, chính sách đối với người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước
1. Người được cử đi bồi dưỡng về quản lý khoa học và công nghệ ở trong nước đang làm ở cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ công lập được hưởng các chế độ hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở trong nước.
Người tham gia bồi dưỡng về quản lý khoa học và công nghệ ở trong nước đang làm việc ở các tổ chức ngoài công lập, doanh nghiệp được hỗ trợ học phí và các phí khác liên quan trực tiếp đến khóa học.
2. Người được cử đi bồi dưỡng sau tiến sĩ ở trong nước được hỗ trợ các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 3 Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 09/2015/TT-BKHCN ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ.
Điều 22. Chế độ, chính sách đối với người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
1. Được hưởng chế độ tiền lương và các chế độ khác theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nếu đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
2. Được trả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, phí triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, phí khác liên quan đến khóa đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc (nếu có) theo thỏa thuận với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
3. Được cấp sinh hoạt phí bảo đảm cho nhu cầu nghiên cứu và học tập; phí mua vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa và bảo hiểm y tế.
4. Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu cho đối tượng đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, nhóm nghiên cứu và bồi dưỡng sau tiến sỹ, theo các nội dung sau:
a) Mua tài liệu, sách chuyên môn, công cụ cần thiết phục vụ trực tiếp nhu cầu học tập và nghiên cứu;
b) Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, thực nghiệm bổ trợ cho việc triển khai nhiệm vụ nghiên cứu;
c) Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí ISI uy tín, ghi rõ nguồn hỗ trợ để thực hiện công bố là từ Đề án 2395 của Chính phủ Việt Nam;
d) Phí đăng ký lần đầu quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài với sáng chế và giống cây trồng nếu sáng chế và giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ nghiên cứu theo Đề án 2395, đã được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bởi cơ quan có thẩm quyền. Quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế và giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ nghiên cứu theo Đề án 2395 thuộc về tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Chương V
TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐỀ ÁN
Điều 23. Nội dung quản lý Đề án
1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm và từng giai đoạn phù hợp với mục tiêu của Đề án 2395.
2. Tổ chức thông báo, tuyển chọn, thực hiện việc đưa cá nhân đi đào tạo, bồi dưỡng.
3. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo, bồi dưỡng của người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
4. Thương thảo và ký kết hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài.
5. Xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân lực khoa học và công nghệ tham gia Đề án 2395.
6. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giới thiệu về Đề án 2395 thông qua các hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, phổ biến kết quả của Đề án 2395 và các hình thức khác.
7. Xử lý rủi ro trong quá trình triển khai Đề án 2395.
8. Các nội dung khác phục vụ việc quản lý Đề án 2395.
Điều 24. Cơ quan quản lý Đề án
1. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì tổ chức triển khai và quản lý Đề án 2395.
2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Ban điều hành Đề án gồm 07 thành viên, do 01 Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ làm Trưởng Ban.
Ban điều hành Đề án tổ chức hoạt động theo Quy chế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao một đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ làm cơ quan thường trực để giúp quản lý, tổ chức triển khai thực hiện Đề án 2395.
Nhiệm vụ cụ thể của cơ quan thường trực Đề án 2395 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Điều 25. Quản lý cá nhân được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
2. Cá nhân không chấp hành quy định trong thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc vi phạm kỷ luật của cơ sở nghiên cứu, đào tạo sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và phải bồi hoàn kinh phí theo quy định hiện hành.
Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với đơn vị quản lý người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.
Điều 26. Quản lý kinh phí của Đề án 2395
1. Kinh phí thực hiện Đề án 2395 bao gồm kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng năm và kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
2. Kinh phí phải được sử dụng đúng mục đích, bảo đảm hiệu quả theo dự toán đã được phê duyệt và theo các quy định về quản lý tài chính của Đề án 2395.
3. Nội dung quản lý tài chính của Đề án 2395 được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư quy định quản lý tài chính thực hiện Đề án 2395 do Bộ Tài chính ban hành.
Điều 27. Quản lý rủi ro
Trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo Đề án 2395, nếu người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng bị ốm đau, tai nạn hoặc các trường hợp bất khả kháng khác, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để giải quyết.
Chương VI
TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
Điều 28. Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Chủ trì tổ chức thực hiện, quản lý Đề án 2395.
2. Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia Đề án 2395.
3. Tổ chức thẩm định, tuyển chọn, quyết định cử cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, nhóm nghiên cứu đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài theo Đề án 2395.
4. Thương thảo và ký kết hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài.
5. Thực hiện chế độ, chính sách đối với người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Thông tư này và Thông tư quản lý tài chính của Đề án 2395.
6. Quản lý người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
7. Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả của Đề án 2395.
Điều 29. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ của Bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ của Đề án 2395.
2. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý đăng ký tham gia Đề án 2395. Cử cán bộ quản lý khoa học và công nghệ đi đào tạo, bồi dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 30. Các tổ chức có liên quan
Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ, đơn vị có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, doanh nghiệp và tổ chức khác đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ với Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án 2395.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNHĐiều 31. Áp dụng các văn bản viện dẫn
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 32. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2016.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC IBIỂU MẪU ÁP DỤNG CHO VIỆC ĐĂNG KÝ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THEO ĐỀ ÁN 2395
(Kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 và Thông tư số 08/2020/TT-BKHCN ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. B1.1-ĐKNC: Mẫu đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ theo Đề án 2395.
2. B1.2-ĐKCG: Mẫu Phiếu đăng ký tuyển chọn đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia theo Đề án 2395.
3. B1.3-ĐKNNC: Mẫu Phiếu đăng ký tuyển chọn đi đào tạo, bồi dưỡng nhóm nghiên cứu theo Đề án 2395.
4. B1.4-ĐKSTS: Mẫu Phiếu đăng ký tuyển chọn đi bồi dưỡng sau tiến sỹ theo Đề án 2395.
5. B1.5-ĐCNC: Mẫu Đề cương nghiên cứu
1.1-ĐKNC
13/2016/TT-BKHCN
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………., ngày … tháng …. năm…. |
ĐĂNG KÝ NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO ĐỀ ÁN 2395
1. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2017 - 2020
Stt | Năm | Số lượng đào tạo, bồi dưỡng | Ghi chú | |||||
Đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia | Đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm | Bồi dưỡng sau tiến sỹ | Bồi dưỡng nhân lực quản lý khoa học và công nghệ | |||||
Trong nước | Nước ngoài | Trong nước | Nước ngoài |
| ||||
1 | 2017 |
|
|
|
|
|
|
|
2 | 2018 |
|
|
|
|
|
|
|
3 | 2019 |
|
|
|
|
|
|
|
4 | 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
2. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2020 - 2025
Stt | Năm | Số lượng đào tạo, bồi dưỡng | Ghi chú | |||||
Đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia | Đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm | Bồi dưỡng sau tiến sỹ | Bồi dưỡng nhân lực quản lý khoa học và công nghệ | |||||
Trong nước | Nước ngoài | Trong nước | Nước ngoài |
| ||||
1 | 2021 |
|
|
|
|
|
|
|
2 | 2022 |
|
|
|
|
|
|
|
3 | 2023 |
|
|
|
|
|
|
|
4 | 2024 |
|
|
|
|
|
|
|
5 | 2025 |
|
|
|
|
|
|
|
3. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng năm…..
Stt | Lĩnh vực khoa học và công nghệ đăng ký đi đào tạo, bồi dưỡng | Số lượng | Thời gian đào tạo, bồi dưỡng | Dự kiến cơ sở đào tạo, bồi dưỡng/Nước | Ghi chú | ||||
I | Đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia | ||||||||
1 |
|
|
|
|
| ||||
2 |
|
|
|
|
| ||||
3 |
|
|
|
|
| ||||
… |
|
|
|
|
| ||||
II | Đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm | ||||||||
1 |
|
|
|
|
| ||||
2 |
|
|
|
|
| ||||
3 |
|
|
|
|
| ||||
… |
|
|
|
|
| ||||
III | Bồi dưỡng sau tiến sỹ | ||||||||
1 |
|
|
|
|
| ||||
2 |
|
|
|
|
| ||||
3 |
|
|
|
|
| ||||
… |
|
|
|
|
| ||||
IV | Bồi dưỡng nhân lực quản lý khoa học và công nghệ | ||||||||
1 |
|
|
|
|
| ||||
2 |
|
|
|
|
| ||||
3 |
|
|
|
|
| ||||
… |
|
|
|
|
| ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B1.2-ĐKCG
13/2016/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..., ngày.... tháng... năm....
PHIẾU ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHUYÊN GIA THEO ĐỀ ÁN 2395
1. Họ và tên chuyên gia (học hàm, học vị): ……………………………Giới tính: …………….
2. Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………
3. Mã quản lý chuyên gia thuộc Cơ sở dữ liệu chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ:
………………………………………………………………………………………………………
4. Hạng chức danh nghiên cứu khoa học/chức danh công nghệ: ………………………….
5. Cơ quan công tác: …………………………………………………………………………….
Địa chỉ cơ quan/Số điện thoại: ………………………………………………………………….
6. Địa chỉ nhà riêng/Số điện thoại: ……………………………………………………………..
7. Lĩnh vực khoa học và công nghệ đăng ký đi đào tạo, bồi dưỡng: ………………………
8. Nhiệm vụ nghiên cứu dự kiến triển khai trong thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng:
………………………………………………………………………………………………………
(Kèm Thuyết minh đề cương nghiên cứu chi tiết)
9. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: ……………………………………………………………………
(Tên, quốc gia, địa chỉ, điện thoại, email, website)
10. Nhà khoa học nước ngoài giới thiệu đào tạo, bồi dưỡng (nếu có): ……………………
(Tên, chức danh khoa học, cơ quan làm việc, địa chỉ, điện thoại liên hệ, email)
11. Thời gian đào tạo, bồi dưỡng: ………………………………………………………………
12. Dự kiến kết quả sau khóa đào tạo, bồi dưỡng: …………………………………………...
13. Nguồn kinh phí được hỗ trợ ngoài ngân sách nhà nước (nếu có): ……………………..
14. Trình độ ngoại ngữ: ………………………………………………………………………….
(Kèm chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có))
Xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý | Người đăng ký |
B1.3-ĐKNNC
13/2016/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………., ngày.... tháng... năm....
PHIẾU ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÓM NGHIÊN CỨU THEO ĐỀ ÁN 2395
1. Tên Nhóm nghiên cứu: ………………………………………………………………………
2. Trưởng nhóm: …………………………………………………………………………………
(Họ tên (kèm học hàm, học vị, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, chức danh khoa học/chức danh công nghệ, lĩnh vực hoạt động, đơn vị công tác, trình độ ngoại ngữ, địa chỉ, email, điện thoại liên hệ).
3. Cơ quan chủ quản: ……………………………………………………………………………
(Tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ, email, Website)
4. Mô tả về nhóm (Sơ lược quá trình hình thành, hoạt động): ………………………………
5. Thành viên của nhóm đi đào tạo, bồi dưỡng: ………………………………………………
(Kê cụ thể từng người: Họ tên (kèm học hàm, học vị), ngày, tháng, năm sinh, giới tính, chức danh khoa học/chức danh công nghệ, lĩnh vực hoạt động, đơn vị công tác, trình độ ngoại ngữ, vai trò trong nhóm, địa chỉ, email, điện thoại liên hệ)
6. Lĩnh vực khoa học và công nghệ Nhóm đăng ký đi đào tạo, bồi dưỡng: ………………
7. Nhiệm vụ nghiên cứu dự kiến triển khai trong thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng (Kèm theo Thuyết minh chi tiết) hoặc nội dung nghiên cứu cần triển khai ở nước ngoài của nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được phê duyệt (kèm Quyết định phê duyệt nhiệm vụ):
8. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: ………………………………………………………………….
(Tên, quốc gia, địa chỉ, điện thoại, email, website)
9. Nhà khoa học nước ngoài giới thiệu đào tạo, bồi dưỡng: ………………………………
(Tên, chức danh khoa học, cơ quan làm việc, địa chỉ, điện thoại liên hệ, email)
10. Thời gian đào tạo, bồi dưỡng: ……………………………………………………………
11. Dự kiến kết quả sau khóa đào tạo, bồi dưỡng: …………………………………………
12. Nguồn kinh phí được hỗ trợ ngoài ngân sách nhà nước (nếu có): …………………..
Xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý | Đại diện Trưởng nhóm đăng ký |
B1.4-ĐKSTS
13/2016/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
..., ngày.... tháng... năm....
PHIẾU ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN ĐI BỒI DƯỠNG SAU TIẾN SỸ THEO ĐỀ ÁN 2395
1. Họ và tên (học hàm, học vị): …………………………………………. Giới tính: …………
2. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………….
3. Chức danh nghiên cứu khoa học/chức danh công nghệ: …………………………………
4. Lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………………………………
5. Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………..
(Địa chỉ, số điện thoại)
6. Địa chỉ nhà riêng/số điện thoại: ………………………………………………………………
7. Lĩnh vực khoa học và công nghệ đăng ký đi bồi dưỡng: ………………………………….
8. Nhiệm vụ nghiên cứu dự kiến triển khai trong thời gian đi bồi dưỡng: ………………….
(Kèm Thuyết minh đề cương nghiên cứu chi tiết)
9. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: ……………………………………………………………………
(Tên, quốc gia, địa chỉ, điện thoại, email, website)
10. Nhà khoa học nhận hướng dẫn sau tiến sỹ: ………………………………………………
(Tên, chức danh khoa học, cơ quan làm việc, địa chỉ, điện thoại liên hệ, email)
11. Thời gian bồi dưỡng: …………………………………………………………………………
12. Dự kiến kết quả sau khóa bồi dưỡng: ………………………………………………………
13. Nguồn kinh phí được hỗ trợ ngoài ngân sách nhà nước (nếu có): ………………………
14. Trình độ ngoại ngữ: ……………………………………………………………………………
(Kèm chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có)
Xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý | Người đăng ký |
B1.5-ĐCNC08/2020/TT-BKHCN
MẪU ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI TRONG THỜI GIAN ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Tên vấn đề nghiên cứu đề xuất thực hiện trong thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng
2. Tính mới, tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
4. Sự cần thiết phải thực hiện ở nước ngoài (với trường hợp đề xuất đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài):
5. Mục tiêu, ý nghĩa của đề xuất
6. Các nội dung chính cần thực hiện
7. Dự kiến các kết quả đạt được:
(Kết quả dự kiến gồm một hoặc một số dạng như sau:
- Báo cáo kết quả nghiên cứu; kết quả dự báo; mô hình; quy trình; phương pháp nghiên cứu mới; sơ đồ, bản đồ; số liệu; cơ sở dữ liệu và các sản phẩm khác.
- Hoặc quy trình công nghệ; sản phẩm đăng ký bảo hộ; ấn phẩm; sản phẩm sản xuất thử nghiệm.
- Hoặc mẫu (model, maket); sản phẩm (hàng hóa); vật liệu; thiết bị, máy móc; dây chuyền công nghệ; giống cây trồng; giống vật nuôi và các loại khác.
- Hoặc nguyên lý ứng dụng; phương pháp; tiêu chuẩn; quy phạm; phần mềm máy tính; bản vẽ thiết kế; quy trình công nghệ; sơ đồ, bản đồ; số liệu; cơ sở dữ liệu; báo cáo phân tích; tài liệu dự báo; đề án, quy hoạch; luận chứng kinh tế - kỹ thuật; báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác.
- Hoặc bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín, tạp chí ISI có uy tín, sách chuyên khảo được xuất bản bởi nhà xuất bản uy tín.)
8. Phương án áp dụng, triển khai kết quả sau khóa đào tạo, bồi dưỡng
9. Kế hoạch triển khai
(Thuyết minh chi tiết theo từng tháng)
10. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
(Nêu rõ:
- Lý do lựa chọn; thế mạnh của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng?
- Các nội dung cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hỗ trợ; dịch vụ do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cung cấp?)
11. Nhà khoa học nhận bảo trợ (đối với hình thức bồi dưỡng sau tiến sỹ):
(Tên nhà khoa học, nơi làm việc, thành tích khoa học chính?)
12. Dự kiến nhu cầu kinh phí:
a) Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước:
(Theo quy định tại Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án 2395).
b) Chi phí đào tạo, bồi dưỡng phải trả cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (nếu có).
(Nêu chi tiết các nội dung phải trả)
c) Kinh phí được hỗ trợ từ các nguồn khác (nếu có).
(Nêu chi tiết các nội dung được hỗ trợ, nguồn kinh phí)
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ
| ..., ngày... tháng... năm 20….. |
PHỤ LỤC IIBIỂU MẪU ÁP DỤNG CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ VÀ TỔNG HỢP KẾT QUẢ HỌP HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THEO ĐỀ ÁN 2395
(Kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 và Thông tư số 08/2020/TT-BKHCN ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. B2.1-PNX: Phiếu nhận xét, đánh giá hồ sơ dự tuyển
2. B2.2-THPĐG: Tổng hợp phiếu nhận xét, đánh giá hồ sơ dự tuyển
3. B2.3-THKN: Phiếu tổng hợp kiến nghị của Hội đồng tuyển chọn
B2.1-PNX
08/2020/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
-----------------
………, ngày... tháng... năm...
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ TUYỂN
Họ và tên người đánh giá: ……………………………………………………………………
I. Thông tin về hồ sơ dự tuyển
1. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
□ Đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia
□ Đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm
□ Bồi dưỡng sau tiến sỹ
2. Họ và tên người đề xuất (hoặc trưởng nhóm - nếu là hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhóm nghiên cứu):
3. Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………
4. Tên đề cương nghiên cứu: ………………………………………………………………….
5. Cơ sở tiếp nhận: ………………………………………………………………………………
6. Nước đến đào tạo, bồi dưỡng: ………………………………………………………………
II. Nội dung đánh giá:
1. Hồ sơ đáp ứng đầy đủ điều kiện dự tuyển:
(Theo quy định tại Điều 7, Điều 8 hoặc Điều 9 Thông tư số 13/2016/TT-BKHCN theo từng hình thức đào tạo, bồi dưỡng).
Nhận xét: …………………………………………………………………………………………
Đánh giá: Đạt yêu cầu □ hoặc Không đạt yêu cầu □
2. Đánh giá chất lượng của đề cương nghiên cứu:
(Đánh giá theo các nội dung sau:
- Tính mới, tính cấp thiết của nội dung nghiên cứu?
- Sự cần thiết phải thực hiện nghiên cứu ở nước ngoài (với trường hợp đề xuất đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài)?
- Mục tiêu, nội dung, kế hoạch, thời gian thực hiện, kết quả nghiên cứu đầy đủ, rõ ràng?
- Phương án áp dụng, triển khai kết quả sau khóa đào tạo, bồi dưỡng khả thi?)
Nhận xét: …………………………………………………………………………………………
Đánh giá: Đạt yêu cầu □ hoặc Không đạt yêu cầu □
3. Đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
Nhận xét: …………………………………………………………………………………………
Đánh giá: Đạt yêu cầu □ hoặc Không đạt yêu cầu □
4. Đối với đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia: Đánh giá bản mô tả định hướng phát triển chuyên môn:
(Tính hợp lý, khả thi của định hướng phát triển chuyên môn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu cho cán bộ nghiên cứu tại đơn vị sau khóa đào tạo, bồi dưỡng)
Nhận xét: …………………………………………………………………………………………
Đánh giá: Đạt yêu cầu □ hoặc Không đạt yêu cầu □
5. Đối với đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm: Đánh giá kế hoạch và định hướng nghiên cứu chuyên sâu của nhóm:
(Tính cụ thể, hợp lý, khả thi của kế hoạch và định hướng nghiên cứu chuyên sâu của nhóm)
Nhận xét: …………………………………………………………………………………………
Đánh giá: Đạt yêu cầu □ hoặc Không đạt yêu cầu □
6. Đối với bồi dưỡng sau tiến sỹ: Uy tín của nhà khoa học bảo trợ nghiên cứu sau tiến sỹ.
Nhận xét: …………………………………………………………………………………………
Đánh giá: Đạt yêu cầu □ hoặc Không đạt yêu cầu □
III. Ý kiến đánh giá tổng hợp
1. Về hồ sơ dự tuyển (đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
Lưu ý: Ý kiến đề nghị phê duyệt đối với hồ sơ dự tuyển khi tất cả các tiêu chí tại phiếu được đánh giá là “Đạt yêu cầu”.
□ Đề nghị không phê duyệt
□ Đề nghị phê duyệt
□ Đề nghị phê duyệt với các điều chỉnh nêu dưới đây:
1.1. Về đề cương nghiên cứu:
Điều chỉnh về: Mục tiêu, nội dung, kết quả nghiên cứu, phương án áp dụng, triển khai kết quả sau đào tạo, bồi dưỡng?
………………………………………………………………………………………………………
1.2. Về kế hoạch thực hiện, thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng:
(Thời gian đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở để dự toán hỗ trợ sinh hoạt phí đối với ứng viên)
………………………………………………………………………………………………………
1.3. Về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
………………………………………………………………………………………………………
1.4. Nội dung điều chỉnh khác:
………………………………………………………………………………………………………
2. Về kinh phí hỗ trợ
(Hội đồng có ý kiến về kinh phí hỗ trợ ứng viên theo nội dung và định mức chi quy định tại Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án 2395, gồm: Chi phí phải trả cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (nếu có); Chi phí làm hộ chiếu, visa; Sinh hoạt phí; bảo hiểm y tế bắt buộc; tiền vé máy bay; chi phí đi đường; mức hỗ trợ kinh phí nghiên cứu,...)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
| ..., ngày... tháng... năm 20... |
B2.2-THPĐG
08/2020/TT-BKHCN
BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …….., ngày …. tháng .... năm….. |
TỔNG HỢP PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ TUYỂN
1. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: ………………………………………………………………
2. Họ và tên người đề xuất (hoặc trưởng nhóm, nếu là hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhóm nghiên cứu): ………………………………………………………………….………………..
3. Tên đề cương nghiên cứu: …………………………………………………………………
Tổng hợp kết quả theo Phiếu nhận xét, đánh giá của thành viên Hội đồng
Nội dung 1 | Nội dung 2 | Nội dung 3 | Nội dung 4 (Đối với ĐT, BD chuyên gia) | Nội dung 5 (Đối với ĐT, BD theo nhóm) | Nội dung 6 (Đối với BD sau tiến sỹ) | Kết luận chung | |||||||
Đạt | Không đạt | Đạt | Không đạt | Đạt | Không đạt | Đạt | Không đạt | Đạt | Không đạt | Đạt | Không đạt | Không phê duyệt | Phê duyệt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B2.3-THKN
08/2020/TT-BKHCN
BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …….., ngày …. tháng .... năm….. |
PHIẾU TỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN
Thông tin về hồ sơ dự tuyển:
1. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
□ Đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia
□ Đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm
□ Bồi dưỡng sau tiến sỹ
2. Họ và tên người đề xuất
(hoặc trưởng nhóm - nếu là hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhóm nghiên cứu):
……………………………………………………………………………………………………..
3. Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………
4. Tên đề cương nghiên cứu: ………………………………………………………………….
5. Cơ sở tiếp nhận đào tạo, bồi dưỡng: ………………………………………………………
Nước: ……………………………………………………………………………………………..
Trên cơ sở kết quả đánh giá theo nội dung của Phiếu đánh giá của thành viên Hội đồng, Hội đồng kiến nghị:
Không phê duyệt hồ sơ đề xuất |
|
Phê duyệt hồ sơ đề xuất |
|
Phê duyệt hồ sơ đề xuất với các điều chỉnh nêu dưới đây |
|
1. Về Đề cương nghiên cứu:
- Mục tiêu:
- Nội dung nghiên cứu:
- Kết quả:
- Phương án áp dụng, triển khai kết quả sau đào tạo, bồi dưỡng:
2. Về kế hoạch, thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng:
(Kết luận của Hội đồng về thời gian đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở để duyệt hỗ trợ sinh hoạt phí đối với ứng viên)
3. Về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng:
4. Về kinh phí hỗ trợ:
(Hội đồng có ý kiến về kinh phí hỗ trợ ứng viên theo nội dung và định mức chi quy định tại Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án 2395, gồm: Chi phí phải trả cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (nếu có); Chi phí làm hộ chiếu, visa; Sinh hoạt phí; bảo hiểm y tế bắt buộc; tiền vé máy bay; chi phí đi đường; mức hỗ trợ kinh phí nghiên cứu,...
Kết luận của Hội đồng về kinh phí hỗ trợ là cơ sở để phê duyệt mức kinh phí hỗ trợ đối với ứng viên).
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG | …….., ngày... tháng... năm 20... |
PHỤ LỤC IIIBIỂU MẪU ÁP DỤNG CHO VIỆC BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THEO ĐỀ ÁN 2395
(Kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 và Thông tư số 08/2020/TT-BKHCN ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. B3.1-BCĐK: Báo cáo tình hình thực hiện
2. B3.2-BCKQ: Báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng
B3.1-BCĐK
08/2020/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
....., ngày... tháng... năm...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THEO ĐỀ ÁN 2395
Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
Họ và tên: ………………………………………………………………………………………..
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………
Đơn vị công tác: ……………………………………………….…………………………………
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án 2395: ………….…………………………………
Quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng số …….. ngày ……. tháng …… năm …….. của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Thời gian đào tạo, bồi dưỡng: ……………………………….…………………………………
Nhiệm vụ nghiên cứu triển khai trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng: ………………………
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: ………………………………………………………………………
Tên nhà khoa học nhận bảo trợ: ………………………………………………………………..
Nội dung công việc đã triển khai ………………………………………………………………..
Kết quả đạt được đến thời điểm báo cáo: ……………………………………………………..
Đánh giá các nội dung công việc đã triển khai ………………………………………………..
Khó khăn, vướng mắc: …………………………………………………………………………..
Kiến nghị, đề xuất: ……………………………………………………………………………….
XÁC NHẬN CỦA | NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO |
B3.2-BCKQ
08/2020/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
……, ngày... tháng... năm...
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THEO ĐỀ ÁN 2395
Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
Họ và tên: …………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………….
Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………….
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án 2395: …………………………………………….
Quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng số ……… ngày ………tháng ………năm ……… của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thời gian đào tạo, bồi dưỡng: …………………………………………………………………
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: ……………………………………………………………………..
Tên nhà khoa học nhận bảo trợ: ………………………………………………………………
Nhiệm vụ nghiên cứu triển khai trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng: ………………………
Dự kiến kết quả theo đề cương nghiên cứu đã đăng ký: ……………………….……………
Nội dung công việc đã triển khai: …………………….…………………………………………
Kết quả đạt được: ……………..……………………………………………………….…………
Đánh giá kết quả và các nội dung nghiên cứu đã triển khai thực hiện: ……………………
Dự kiến phương án áp dụng trong nước: …………………………………………………….
Khó khăn, vướng mắc: ………………………………………….………………………………
Kiến nghị, đề xuất: ……………………………………………………………………………….
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ | XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ | NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO |
“Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Thực hiện Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Đề án 2395);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 13/2016/TT-BKHCN”.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 02 năm 2021.
2. Các hồ sơ đăng ký dự tuyển đã gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không phải chỉnh sửa đề cương nghiên cứu theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.”
span', 'dctk > span', 'dctd > span'];
var hasChild = selectors.some(function(selector) {
return clickedElement.closest(selector).find('span').length > 0;
});
if (!hasChild) {
var totalSubLevels = 1;
}
else
{
function findMatchingParent(element) {
var parent = element.parent();
if (parent.length === 0) return null;
for (var i = 0; i < selectors.length; i++) {
if (parent.is(selectors[i])) {
superLevel++;
return parent;
}
}
return findMatchingParent(parent);
}
var parentElement = findMatchingParent(clickedElement);
while (parentElement !== null) {
level++;
parentElement = findMatchingParent(parentElement);
}
var closestElement = clickedElement.closest(selectors.join(', '));
var nodeName = closestElement.prop('nodeName').toLowerCase();
var className = closestElement.attr('class');
var textContent = closestElement.text().trim();
var address = selectors.find(function(selector) {
return closestElement.is(selector);
});
var totalSubLevels = closestElement.find('span').length + 1;
var parent_id = closestElement.parent().attr('id');
var variableName = 'parent_id_' + level;
// Gán giá trị của parent_id cho biến động này
window[variableName] = parent_id;
}
if (totalSubLevels>1)
{
var dynamicVars = {};
var variableName = 'parent_id_' + level;
dynamicVars[variableName] = parent_id;
var buble_id = dynamicVars[variableName];
}
else
{
buble_id = 'dc_' + $(this).parent().attr('id');
}
if ($this.next('.pointy').length === 0) {
$this.after('