BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/VBHN-BTC | Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023 |
Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 40/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 06 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 1 1 năm 2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng; có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 29 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng.2
Nghị định này quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng (viết tắt là Thành phố).
Điều 2. Nguyên tắc xây dựng cơ chế đặc thù
1. Cơ chế đặc thù này nhằm thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của Thành phố; tạo điều kiện để Thành phố phát huy được những lợi thế trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của miền Trung vào năm 2020; tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
2. Việc phân cấp quản lý phải gắn với tăng cường trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố; đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố trong việc thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Điều 3. Huy động vốn đầu tư và nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương
1. Thành phố được vay vốn đầu tư trong nước thông qua các hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật; vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại. Mức dư nợ vay (bao gồm vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật) của ngân sách thành phố không vượt quá 40% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp và nằm trong mức bội chi ngân sách nhà nước hàng năm được Quốc hội quyết định.
2. Chính phủ ưu tiên hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách trung ương cho ngân sách Thành phố để tham gia thực hiện các dự án theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) mang tính chất liên vùng trên địa bàn thành phố.
3. Chính phủ ưu tiên bố trí đủ vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách Thành phố để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và các dự án mang tính chất khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
1. Chính phủ ưu tiên huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Thành phố để thực hiện những dự án đầu tư hạ tầng quan trọng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố. Việc bố trí vốn đối ứng trong nước cho các dự án này do ngân sách Thành phố bảo đảm.
2. Chính phủ ưu tiên bố trí vốn vay ưu đãi theo phương thức cho địa phương vay lại để thực hiện các dự án PPP trên địa bàn Thành phố.
3. Ủy ban nhân dân Thành phố được phê duyệt danh mục dự án, quyết định tiếp nhận các khoản viện trợ (ODA, phi Chính phủ nước ngoài) không hoàn lại đối với các dự án, chương trình dự án không phụ thuộc vào quy mô viện trợ, trừ các khoản viện trợ hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến thể chế, tôn giáo, chính sách pháp luật, cải cách hành chính, quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ này, thực hiện chế độ hạch toán, kế toán, quyết toán theo đúng quy định của pháp luật; hàng năm, báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, giám sát và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho thành phố Đà Nẵng 70% số tăng thu so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (sau khi thực hiện thường vượt thu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13) và các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% (không kể khoản thu: Thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu; các khoản thu không phát sinh trên địa bàn mà chỉ hạch toán ở Thành phố; các khoản hạch toán ghi thu, ghi chi và các khoản thu được để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật); nhưng không vượt quá số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với thực hiện năm trước.
Căn cứ tổng số vượt thu ngân sách trung ương và cân đối chung, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định mức bổ sung có mục tiêu cho thành phố Đà Nẵng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 và cơ chế đặc thù của thành phố Đà Nẵng quy định tại Điều này.
2. Số bổ sung có mục tiêu từ nguồn tăng thu quy định tại khoản 1 Điều này, Thành phố sử dụng: Ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng; đầu tư Khu công nghệ cao thành phố Đà Nẵng; bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA; chi trả nợ các khoản vốn vay; thực hiện các nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Thành phố và thưởng cho ngân sách cấp dưới. Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định mức vốn cụ thể cho từng mục tiêu, nhiệm vụ và thưởng cho ngân sách cấp dưới.
3.3 (được bãi bỏ)
Điều 6. Thành phố được thực hiện cơ chế hỗ trợ một phần lãi suất cho các tổ chức, cá nhân khi vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng có khả năng thu hồi vốn trong phạm vi và khả năng của ngân sách Thành phố.
Điều 7. Thành phố được bán nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hình thức thu tiền một lần để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác trên địa bàn. Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Đề án báo cáo Bộ Xây dựng thống nhất bằng văn bản trước khi tổ chức thực hiện.
Điều 9. Về quy hoạch đô thị, quản lý đầu tư xây dựng, đầu tư cụm công nghiệp 5
1. Thành phố chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng đối với trường hợp thiết kế ba bước, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng đối với trường hợp thiết kế hai bước và kiểm tra công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng các công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, được đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố (trừ các công trình do Thủ tướng Chính phủ giao cho các cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng và bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; công trình thuộc dự án do Bộ Xây dựng và bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quyết định đầu tư; công trình do các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thuộc phạm vi quản lý của mình quyết định đầu tư).
2. 6 Căn cứ Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu, Chương trình phát triển đô thị được duyệt. Ủy ban nhân dân thành phố quyết định Khu vực phát triển đô thị trên địa bàn thành phố, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Căn cứ Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu, Chương trình phát triển đô thị được duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cụ thể những khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng.
3.7(được bãi bỏ)
4.8 Hội đồng nhân dân thành phố được xem xét, quyết định đầu tư cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ nguồn ngân sách thành phố trong trường hợp không lựa chọn được nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quy định hiện hành. Tổ chức sự nghiệp công lập được giao làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thì được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án, được cho thuê lại đất sau khi đã đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp.
Giao Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định cơ chế tài chính, thẩm quyền xác định và quyết định giá cho thuê, đối tượng cho thuê đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
5.9 Đối với các thay đổi nhỏ, thường xuyên về tên gọi, vị trí, diện tích (từ 5 ha trở xuống), ngành nghề hoạt động, tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật và nội dung khác về cụm công nghiệp không làm thay đổi mục tiêu, bản chất, tăng diện tích sử dụng đất của phương án phát triển cụm công nghiệp trong quy hoạch thành phố đã được phê duyệt hoặc quỹ đất dành cho phát triển các cụm công nghiệp đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt và báo cáo nội dung đã phê duyệt cho Bộ Công Thương để theo dõi, giám sát, thực hiện và cập nhật những nội dung thay đổi, điều chỉnh trong quy hoạch thành phố để báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại kỳ lập, phê duyệt quy hoạch thành phố.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Bãi bỏ Quyết định số 13/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi đối với thành phố Đà Nẵng.
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các bộ có liên quan hướng dẫn cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Đà Nẵng theo quy định tại Nghị định này.
2. Những nội dung khác về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý không quy định tại Nghị định này, thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THEO QUY MÔ CÔNG SUẤT HOẶC TẦM QUAN TRỌNG
(Kèm theo Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ)
Bảng 1.1. Phân cấp công trình dân dụng
TT | Loại công trình | Tiêu chí | Quy mô phân cấp |
1.1.1 | Công trình giáo dục | ||
Trường đại học, trường cao đẳng; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ | Tổng số sinh viên toàn trường | > 8.000 ÷ 15.000 | |
1.1.2 | Công trình y tế | ||
Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa | Tổng số giường bệnh lưu trú | 500 ÷ 750 | |
1.1.3 | Công trình thể thao | ||
1.1.3.1. Sân vận động, sân thi đấu các môn thể thao ngoài trời | Sức chứa của khán đài (nghìn chỗ) | >20 ÷ 30 | |
1.1.3.2. Nhà thi đấu, tập luyện các môn thể thao | Sức chứa khán đài (nghìn chỗ) | 5 ÷ 6,0 | |
1.1.4 | Công trình văn hóa | ||
Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường và các công trình văn hóa tập trung đông người khác | Tổng sức chứa (nghìn người) | >1.2 ÷ 2,0 | |
1.1.5 | Trụ sở cơ quan nhà nước | ||
Nhà làm việc của các ngành, Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn trực thuộc các cấp; trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội | Tầm quan trọng | Trụ sở làm việc của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố. |
Ghi chú:
- Công trình dân dụng không có tên nhưng có loại phù hợp với loại công trình có tên trong Bảng 1.1 thì xác định cấp theo Bảng 1.1.
- Công trình dân dụng không có tên và không có loại phù hợp với loại công trình trong Bảng 1.1 thì xác định cấp theo loại và quy mô kết cấu (Phụ lục II).
Bảng 1.2. Phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật (HTKT)
TT | Loại công trình | Tiêu chí | Quy mô phân cấp |
1.2.1 | Cấp nước | ||
1.2.1.1 Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch (gồm cả công trình xử lý bùn cặn) | TCS (nghìn m3/ngày đêm) | 30 ÷ 200 | |
1.2.1.2 Trạm bơm nước thô, nước sạch hoặc tăng áp (gồm cả bề chứa nước nếu có) | TCS (nghìn m3/ngày đêm) | 40 ÷ 250 | |
1.2.2 | Thoát nước |
|
|
1.2.2.1 Hồ điều hòa | Diện tích (ha) | 20 ÷ 30 | |
1.2.2.2 Trạm bơm nước mưa (gồm cả bể chứa nước nếu có) | TCS (m3/s) | 25 ÷ 40 | |
1.2.2.3 Công trình xử lý nước thải | TCS (nghìn m3/ngày đêm) | 20 ÷ 30 | |
1.2.2.4 Trạm bơm nước thải (gồm cả bể chứa nước nếu có) | TCS (m3/h) | 1.200 ÷ 1.800 | |
1.2.2.5 Công trình xử lý bùn | TCS (nghìn m3 ngày đêm) | 1.000 ÷ 1.500 | |
1.2.3 | Xử lý chất thải rắn (CTR) | ||
1.2.3.1 Cơ sở xử lý CTR thông thường |
|
| |
a) Trạm trung chuyển | TCS | 500 ÷ 1.000 | |
b) Cơ sở xử lý CTR | TCS | 200 ÷ 400 | |
1.2.3.2 Cơ sở xử lý CTR nguy hại | TCS | 100 ÷ 400 | |
1.2.4 | Công viên cây xanh | Diện tích (ha) | 20 ÷ 100 |
1.2.5 | Nghĩa trang | Diện tích (ha) | 60 ÷ 100 |
1.2.6 | Nhà để xe ô tô | ||
1.2.6.1 Nhà để xe ô tô ngầm* | Số chỗ để xe ô tô | 500 ÷ 1.000 | |
1.2.6.2 Nhà để xe ô tô nổi* | Số chỗ để xe ô tô | 1.000 ÷ 2.000 |
Ghi chú:
- Các chữ viết tắt trong Bảng 1.2: TCS là tổng công suất tính cho toàn bộ các dây chuyền công nghệ thuộc dự án.
- (*): Đối với Nhà để xe ô tô thì chỗ để xe ô tô được xét cho ô tô chở người đến 9 chỗ hoặc xe ô tô tải dưới 3.500 kg. Trường hợp Nhà để xe hỗn hợp bao gồm xe ô tô và xe mô tô (xe gắn máy) thì quy đổi 6 chỗ để xe mô tô (xe gắn máy) tương đương với 1 chỗ để xe ô tô.
- Công trình HTKT không có tên nhưng có loại phù hợp với loại công trình trong Bảng 1.2 thì xác định cấp theo Bảng 1.2.
- Công trình HTKT không có tên và không có loại phù hợp với loại công trình trong Bảng 1.2 thì xác định cấp theo loại và quy mô kết cấu (Phụ lục II).
PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THEO QUY MÔ KẾT CẤU
(Kèm theo Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ)
Bảng 2. Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu
TT | Loại kết cấu | Tiêu chí | Quy mô phân cấp |
2.1 | 2.1.1 Nhà, kết cấu dạng nhà Nhà ở biệt thự không thấp hơn cấp III 2.1.2 Công trình nhiều tầng có sàn (không gồm kết cấu mục 2.2) 2.1.3 Kết cấu nhịp lớn dạng khung (không gồm kết cấu tuyến cáp treo vận chuyển người và kết cấu cầu) Ví dụ: Cổng chào, nhà cầu, cầu băng tải, khung treo biển báo giao thông, kết cấu tại các trạm thu phí trên các tuyến giao thông và các kết cấu nhịp lớn tương tự khác | a) Chiều cao (m) | >75 ÷ 120 |
b) Số tầng cao | 20 ÷ 30 | ||
c) Tổng diện tích sàn (nghìn m2) | >20 ÷ 50 | ||
d) Nhịp kết cấu lớn nhất (m) | 100 ÷ 150 | ||
đ) Độ sâu ngầm (m) | 6 ÷ 18 | ||
e) Số tầng ngầm | 2 ÷ 4 | ||
2.2 | Kết cấu dạng cột, trụ, tháp trong các công trình dân dụng | Chiều cao của kết cấu (m) | >75 ÷ 120 |
2.3 | Tuyến ống/cống (Xét đối với các tuyến ống/cống có tổng chiều dài tuyến > 1000m) | ||
2.3.1 Tuyến ống cấp nước (nước thô hoặc nước sạch) | Đường kính trong của ống (mm) | 800 ÷ 3000 | |
2.3.2 Tuyến cống thoát nước mưa, cống chung | Đường kính trong của ống (mm) | 2.000 ÷ 5.000 | |
2.3.3 Tuyến cống thoát nước thải | Đường kính trong của ống (mm) | 1.000 ÷ 3.000 | |
2.3.4 Tuy nen (trong công trình thông tin, truyền thông, hầm dạng tuy nen kỹ thuật trong các nhà máy) | Bề rộng thông thủy (m) | > 3 ÷ 5 |
Ghi chú:
1. Xác định cấp công trình theo quy mô kết cấu được thực hiện theo trình tự sau:
a) Trên cơ sở đặc điểm của công trình, xác định loại kết cấu theo các mục trong Bảng 2;
b) Xác định cấp công trình theo tất cả các tiêu chí phân cấp đối với loại kết cấu đã xác định tại điểm a, lấy cấp lớn nhất xác định được làm cấp công trình.
2. Một số thuật ngữ sử dụng trong tiêu chí phân cấp của Bảng 2 được hiểu như sau:
a) Nhà, kết cấu dạng nhà: Công trình xây dựng dạng hình khối, có phần nổi trên mặt đất, được cấu tạo từ kết cấu chịu lực, bao che (có thể có hoặc không) và mái.
b) Cách xác định chiều cao công trình/kết cấu:
- Đối với công trình, kết cấu thuộc mục 2.1: Chiều cao được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình tới điểm cao nhất của công trình (kể cả tầng tum hoặc mái dốc). Đối với công trình đặt trên mặt đất có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất. Nếu trên đỉnh công trình có các thiết bị kỹ thuật như cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại... thì chiều cao của các thiết bị này không tính vào chiều cao công trình.
- Đối với kết cấu mục 2.2: Chiều cao kết cấu được tính từ cao độ mặt đất tới điểm cao nhất của công trình. Đối với công trình có cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất. Đối với kết cấu trụ/tháp/cột đỡ các thiết bị thì chiều cao kết cấu được tính bằng tổng chiều cao của trụ/tháp đỡ thiết bị và thiết bị đặt trên trụ/tháp;
c) Số tầng cao của nhà/công trình: Bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất kể cả tầng kỹ thuật, tầng lửng, tầng áp mái, tầng tum và tầng nửa ngầm (Tầng nửa ngầm là tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang cột mặt đất đặt công trình).
d) Số tầng ngầm của nhà/công trình: Bao gồm toàn bộ các tầng dưới mặt đất không kể tầng nửa ngầm.
đ) Độ sâu ngầm: Chiều sâu tính từ cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới mặt trên của sàn của tầng hầm sâu nhất.
e) Nhịp kết cấu lớn nhất của nhà/công trình: Khoảng cách lớn nhất giữa tim của các trụ (cột, tường) liền kề, được dùng để dỡ kết cấu nằm ngang (dầm, sàn không dầm, giàn mái, giàn cầu, cáp treo...). Riêng đối với kết cấu công xôn, lấy giá trị nhịp bằng 50% giá trị quy định trong Bảng 2.
g) Tổng diện tích sàn nhà/công trình: Tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng tum. Diện tích sàn của một tầng là diện tích sàn xây dựng của tầng đó, gồm cả tường bao (hoặc phần tường chung thuộc về nhà) và diện tích mặt bằng của lôgia, ban công, cầu thang, giếng thang máy, hộp kỹ thuật, ống khói./.
1 Văn bản này được hợp nhất từ 02 Nghị định sau:
- Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017;
- Nghị định số 40/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 06 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng; có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022 (sau đây gọi là Nghị định số 40/2022/NĐ-CP).
Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 Nghị định trên.
2 Nghị định số 40/2022/NĐ-CP có căn cứ ban hành như sau
”Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015.
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng.”
3 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 40/2022/NĐ-CP; có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.
4 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 40/2022/NĐ-CP; có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.
5 Cụm từ “Về quy hoạch đô thị, quản lý đầu tư xây dựng” được thay thế bởi “Về quy hoạch đô thị, quản lý đầu tư xây dựng, đầu tư cụm công nghiệp” theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 40/2022/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.
6 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 40/2022/NĐ-CP; có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.
7 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 40/2022/NĐ-CP; có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.
8 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 40/2022/NĐ-CP; có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.
9 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 40/2022/NĐ-CP; có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.
10 Điều 3 Nghị định số 40/2022/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022 quy định như sau:
“Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. ”
Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BTC năm 2023 hợp nhất Nghị định quy định cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 03/VBHN-BTC
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 05/01/2023
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Võ Thành Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/01/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực