Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2019

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 39/2017/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN

Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;

2. Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019. 

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.[1]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản (sau đây gọi chung là Nghị định số 39/2017/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.

Chương II

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN

Điều 3. Chất chính trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản

1. Chất chính trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho gia súc, gia cầm và thủy sản, thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ là protein thô và lysine tổng số.

2. Chất chính trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật cảnh là protein thô.

3. Chất chính trong các loại nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi, thủy sản khác là các chỉ tiêu quyết định bản chất, công dụng của sản phẩm do nhà sản xuất công bố và được ghi trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo.

Điều 4. Quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới

Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới phải được khảo nghiệm theo quy trình do Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi xây dựng, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phù hợp với từng đối tượng vật nuôi. Trường hợp đối tượng vật nuôi chưa có quy trình khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thì khảo nghiệm theo quy trình do cơ sở khảo nghiệm tự xây dựng và được hội đồng thẩm định đề cương khảo nghiệm do Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi thành lập chấp nhận. Quy trình khảo nghiệm phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

1. Kiểm tra ban đầu: Phân tích trong phòng thí nghiệm về thành phần hóa học, các chất dinh dưỡng, các chất độc hại của thức ăn khảo nghiệm theo tiêu chuẩn chất lượng công bố, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và yêu cầu của hội đồng thẩm định đề cương khảo nghiệm.

2. Đánh giá tác động của sản phẩm trên vật nuôi về khả năng sinh trưởng, phát triển, sức sản xuất của vật nuôi và môi trường, đảm bảo các yêu cầu:

a) Thời gian khảo nghiệm ít nhất một chu kỳ nuôi hoặc một giai đoạn nuôi, số lần lặp lại của mỗi công thức khảo nghiệm tối thiểu là 03 lần;

b) Bố trí khảo nghiệm phải phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi của vật nuôi;

c) Yếu tố kỹ thuật cần được đảm bảo thống nhất trong quá trình khảo nghiệm: Chất lượng con giống đưa vào khảo nghiệm phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; mật độ nuôi đúng theo tiêu chuẩn hoặc quy trình kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Các lô thí nghiệm và đối chứng có cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉ khác biệt lô thí nghiệm và đối chứng là thức ăn khảo nghiệm.

3. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:

a) Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, sức sản xuất của vật nuôi;

b) Tỷ lệ nuôi sống, trạng thái sức khỏe qua các giai đoạn phát triển của vật nuôi;

c) Hệ số chuyển hóa thức ăn;

d) Dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại khác trong sản phẩm vật nuôi và môi trường (nêu cụ thể trong đề cương khảo nghiệm);

đ) Đánh giá biến động các chỉ tiêu môi trường trong quá trình nuôi có liên quan đến đặc tính sản phẩm (đối với thức ăn thủy sản);

e) Các chỉ tiêu khác có liên quan (nếu có).

Điều 5. Sử dụng thuốc thú y có thành phần kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm

1. Thuốc thú y được sử dụng trộn vào thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh cho gia súc, gia cầm phải có tên trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc được Cơ quan thẩm quyền cho phép để phòng bệnh, trị bệnh cho gia súc, gia cầm.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có thành phần kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích phòng bệnh cho gia súc, gia cầm non và trị bệnh cho gia súc, gia cầm không phải công bố tên, hàm lượng của kháng sinh trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và mẫu nhãn sản phẩm khi đăng ký sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam nhưng phải công bố tên, hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng trên nhãn hàng hóa hoặc nhãn phụ, bao bì hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành trên thị trường; lưu các thông tin về kháng sinh nêu trên trong hồ sơ sản xuất.

3. Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y không có thành phần kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh thì thực hiện theo quy định về thuốc thú y, nhưng không bắt buộc phải kê đơn; không phải công bố tên, hàm lượng của hoạt chất trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và mẫu nhãn sản phẩm khi đăng ký sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam nhưng phải công bố tên, hàm lượng hoạt chất, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng trên nhãn hàng hóa hoặc nhãn phụ, bao bì hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành trên thị trường; lưu các thông tin về hoạt chất nêu trên trong hồ sơ sản xuất.

4. Việc kê đơn thuốc thú y có thành phần kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh cho gia súc, gia cầm được thực hiện bởi bác sĩ thú y có chứng chỉ hành nghề về phòng bệnh, trị bệnh cho động vật.

Đơn kê phải thể hiện tên thuốc, hoạt chất, công dụng, liều dùng, thời gian sử dụng, thời gian ngừng sử dụng thuốc đảm bảo không gây kháng thuốc và tồn dư kháng sinh, hóa chất ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm sản phẩm chăn nuôi và những khuyến cáo khác (nếu có).

5. Thuốc thú y trộn vào thức ăn chăn nuôi trong quá trình chế biến phải đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của thuốc trong thời hạn sử dụng của từng loại thức ăn chăn nuôi.

6. Chỉ được sử dụng thuốc thú y nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm; thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ được phép lưu hành tại Việt Nam.

7. Cơ sở chăn nuôi sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh cho gia súc, gia cầm phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và ghi nhật ký quá trình sử dụng.

Điều 6. Quy trình thẩm định chỉ định tổ chức chứng nhận sự phù hợp thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu

1. Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 39/2017/NĐ-CP, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiến hành thành lập đoàn đánh giá năng lực của tổ chức đăng ký thông qua việc thẩm định hồ sơ, đánh giá năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần), đánh giá quy trình kiểm tra, xác nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu do tổ chức đăng ký xây dựng và ban hành quyết định chỉ định sau khi được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận (áp dụng đối với trường hợp đăng ký chỉ định lần đầu).

2. Quy trình kiểm tra, xác nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức đăng ký phải phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản: hàng bao gói, hàng rời, hàng container, chất lỏng, các chất cần bảo quản đặc biệt, trong đó phải đưa ra được các yếu tố rủi ro và phương pháp khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả của việc kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 7. Căn cứ kiểm tra chất lượng, độ dao động cho phép trong kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản

1. Căn cứ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản

a) Tiêu chuẩn công bố áp dụng: Các nội dung bắt buộc phải có trong tiêu chuẩn công bố áp dụng của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Các chỉ tiêu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Nhãn hàng hóa: Các nội dung tối thiểu phải thể hiện trên nhãn hàng hóa thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; các quy định về kháng sinh, chất cấm sử dụng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

d) Các trường hợp khác căn cứ theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

2. Độ dao động cho phép trong kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Thử nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản

1. Việc thử nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo yêu cầu quản lý nhà nước phải được thực hiện tại phòng thử nghiệm và theo phương pháp thử được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản chỉ định.

2. Đối với các chỉ tiêu thử nghiệm theo yêu cầu quản lý nhà nước chưa có phương pháp thử được chỉ định hoặc phương pháp thử được chỉ định và phương pháp thử nêu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng khác nhau, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi thành lập hội đồng tư vấn đối với những phương pháp thử phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau hoặc lấy ý kiến tối thiểu của 03 chuyên gia đối với những phương pháp thử đơn giản để xác định phương pháp thử phù hợp. Căn cứ kết luận của hội đồng tư vấn hoặc ý kiến chuyên gia, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi quyết định phương pháp tạm áp dụng trong hoạt động quản lý nhà nước.

3. Thành phần hội đồng tư vấn

Hội đồng tư vấn gồm ít nhất 05 người, bao gồm đại diện Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi, đại diện các phòng thử nghiệm và các chuyên gia có liên quan đến phương pháp thử.

Điều 9. Xử lý kết quả kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản

1. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản lưu thông trong nước

Khi kết quả kiểm tra chất lượng không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra thông báo cho cơ sở được kiểm tra kết quả kiểm tra bằng văn bản qua bưu điện, fax hoặc thư điện tử. Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nếu cơ sở được kiểm tra không khiếu nại về kết quả kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra tiến hành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu

Khi kết quả kiểm tra chất lượng không đạt yêu cầu, tổ chức được chỉ định kiểm tra báo cáo Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi về kết quả kiểm tra, đồng thời thông báo cho cơ sở có sản phẩm được kiểm tra bằng văn bản qua bưu điện, fax hoặc thư điện tử.

Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nếu cơ sở có sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được kiểm tra không có ý kiến khiếu nại về kết quả kiểm tra, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiến hành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

2a.[2]Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải thực hiện đồng thời các thủ tục hành chính kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu:

Khi kết quả kiểm tra chất lượng không đạt yêu cầu, tổ chức được chỉ định kiểm tra báo cáo Cục Bảo vệ thực vật về kết quả kiểm tra, đồng thời thông báo cho cơ sở có sản phẩm được kiểm tra bằng văn bản qua bưu điện, fax hoặc thư điện tử.

Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được, thông báo, nếu cơ sở có sản phẩm thức ăn chăn nuôi được kiểm tra không có ý kiến khiếu nại về kết quả kiểm tra, Cục Bảo vệ thực vật tiến hành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

2b.[3] Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu có nguồn gốc động vật phải thực hiện đồng thời các thủ tục hành chính kiểm dịch động vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:

Khi kết quả kiểm tra chất lượng không đạt yêu cầu, tổ chức được chỉ định kiểm tra báo cáo Cục Thú y về kết quả kiểm tra, đồng thời thông báo cho cơ sở có sản phẩm được kiểm tra bằng văn bản qua bưu điện, fax hoặc thư điện tử.

Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, nếu cơ sở có sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được kiểm tra không có ý kiến khiếu nại về kết quả kiểm tra, Cục Thú y tiến hành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm tra

Trường hợp không nhất trí với kết quả kiểm tra chất lượng, cơ sở được kiểm tra có quyền kiến nghị bằng văn bản gửi cơ quan kiểm tra (đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản lưu thông trong nước) hoặc Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu) đề nghị kiểm tra, phân tích lại chất lượng. Cơ quan kiểm tra gửi mẫu lưu hoặc lấy mẫu lại (khi cần thiết) gửi tới 01 phòng thử nghiệm khác được chỉ định để kiểm tra. Kết quả thử nghiệm này là căn cứ để cơ quan kiểm tra xử lý, kết luận cuối cùng.

Trường hợp chỉ tiêu kiểm tra có khiếu nại mà chỉ có 01 phòng thử nghiệm được chỉ định, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có thể gửi mẫu thử nghiệm tới các phòng thử nghiệm của nước ngoài được tổ chức công nhận quốc tế, tổ chức công nhận khu vực công nhận hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, thừa nhận.

3a.[4] Giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm tra đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải thực hiện đồng thời các thủ tục hành chính kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu:

Trường hợp không nhất trí với kết quả kiểm tra chất lượng, cơ sở được kiểm tra có quyền kiến nghị bằng văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật đề nghị kiểm tra, phân tích lại chất lượng.

Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thử nghiệm lại hoặc lấy mẫu lại (khi cần thiết) gửi tới 01 phòng thử nghiệm khác được chỉ định để kiểm tra. Kết quả thử nghiệm này là căn cứ để xử lý, kết luận cuối cùng.

Trường hợp chỉ tiêu kiểm tra có khiếu nại mà chỉ có 01 phòng thử nghiệm được chỉ định, Cục Bảo vệ thực vật có thể gửi mẫu thử nghiệm tới các phòng thử nghiệm của nước ngoài được tổ chức công nhận quốc tế, tổ chức công nhận khu vực công nhận hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, thừa nhận.

3b.[5] Giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm tra đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu phải thực hiện đồng thời các thủ tục hành chính kiểm dịch động vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:

Trường hợp không nhất trí với kết quả kiểm tra chất lượng, cơ sở được kiểm tra có quyền kiến nghị bằng văn bản gửi Cục Thú y đề nghị kiểm tra, phân tích lại chất lượng.

Cục Thú y tổ chức thử nghiệm lại hoặc lấy mẫu lại (khi cần thiết) gửi tới 01 phòng thử nghiệm khác được chỉ định để kiểm tra. Kết quả thử nghiệm này là căn cứ để xử lý, kết luận cuối cùng.

Trường hợp chỉ tiêu kiểm tra có khiếu nại mà chỉ có 01 phòng thử nghiệm được chỉ định, Cục Thú y có thể gửi mẫu thử nghiệm tới các phòng thử nghiệm của nước ngoài được tổ chức công nhận quốc tế, tổ chức công nhận khu vực công nhận hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, thừa nhận.

Điều 10. Cấp giấy xác nhận chất lượng và giám sát lô hàng đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu

1. Cấp giấy xác nhận chất lượng

a) Đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi, thủy sản được áp dụng chế độ kiểm tra thông thường, chế độ kiểm tra chặt: Cơ quan kiểm tra cấp giấy xác nhận chất lượng cho lô hàng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thử nghiệm;

b) Đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi, thủy sản được áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn: Cơ quan kiểm tra cấp giấy xác nhận chất lượng cho lô hàng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại hiện trường;

c) Đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi, thủy sản được áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn: Cơ quan kiểm tra cấp giấy xác nhận chất lượng cho lô hàng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng được xác nhận.

d) Nội dung của giấy xác nhận chất lượng phải phù hợp với nội dung kiểm tra; không xác nhận những nội dung chưa kiểm tra.

2. Việc giám sát lô hàng thức ăn chăn nuôi, thủy sản được áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn được thực hiện như trường hợp kiểm tra thông thường.

3. Nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản chưa được phép lưu hành tại Việt Nam không nhằm mục đích thương mại, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trình Bộ trưởng xem xét quyết định.

Điều 11. Tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản

1. Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính lĩnh vực thức ăn thủy sản quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP cấp chứng chỉ lấy mẫu thức ăn thủy sản cho người lấy mẫu của cơ quan kiểm tra chất lượng.

2. Cục Chăn nuôi có trách nhiệm tiếp nhận xử lý các thủ tục hành chính lĩnh vực thức ăn chăn nuôi quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP cấp chứng chỉ lấy mẫu thức ăn chăn nuôi cho người lấy mẫu của cơ quan kiểm tra chất lượng.

3. Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính đối với nguyên liệu sử dụng chung trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.

4.[6] Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước và tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính có liên quan đến kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thực vật trước thông quan theo quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

5.[7] Cục Thú y có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước và tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính có liên quan đến kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch động vật trước thông quan theo quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[8]

Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2017.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, Thông tư số 81/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/12/2011, Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014, Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT.

3. Bãi bỏ Điều 25, Điều 26, Điều 34, Điều 35 Thông tư số 04/2015/TT- BNNPTNT   ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét sửa đổi, bổ sung./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

PHỤ LỤC I

CÁC NỘI DUNG BẮT BUỘC PHẢI CÓ TRONG TIÊU CHUẨN CÔNG BỐ ÁP DỤNG SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân công bố tiêu chuẩn

2. Tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản

3. Tên thương mại của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản bao gồm nhãn hiệu (nếu có) và ký mã hiệu của sản phẩm*

4. Số tiêu chuẩn công bố áp dụng

5. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn

6. Tài liệu viện dẫn (phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử các chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu an toàn của sản phẩm)

7. Chỉ tiêu kỹ thuật

7.1. Nhóm chỉ tiêu cảm quan

7.2. Nhóm chỉ tiêu chất lượng

7.3. Nhóm chỉ tiêu an toàn

8. Thành phần nguyên liệu**

9. Hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng

10. Hướng dẫn bảo quản

11. Thời gian công bố tiêu chuẩn

12. Xác nhận của đơn vị công bố tiêu chuẩn

(*) Trường hợp sản phẩm có nhiều dạng khác nhau (ví dụ dạng bột, dạng mảnh, dạng viên) thì có thể công bố các ký mã hiệu tương ứng với các dạng sản phẩm của cùng một nhãn hiệu.

(**) Đối với chế phẩm bổ sung vi sinh vật có lợi cho gia súc, gia cầm: Liệt kê tên các chủng vi sinh vật có trong sản phẩm và các thành phần nguyên liệu khác.

Cơ sở sản xuất phải công bố các thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của chủng vi sinh vật và tính an toàn của chúng trong các tài liệu kèm theo hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

- Trường hợp sử dụng chủng vi sinh vật giống gốc có nguồn gốc trong nước để sản xuất sản phẩm vi sinh vật làm thức ăn chăn nuôi thì chủng vi sinh vật giống gốc phải được công nhận là tiến bộ kỹ thuật làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi.

- Trường hợp sản phẩm vi sinh có nguồn gốc nhập khẩu thì chủng vi sinh vật hoặc sản phẩm có chứa chủng vi sinh vật phải được Cục Chăn nuôi xác nhận được phép lưu hành tại Việt Nam.

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT TỐI THIỂU BẮT BUỘC PHẢI CÔNG BỐ KHI XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc cho gia súc, gia cầm và thức ăn hỗn hợp dùng trong nuôi trồng thủy sản (không áp dụng đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật cảnh)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Hình thức công bố

1

Các chỉ tiêu cảm quan: dạng, màu

-

Mô tả

2

Độ ẩm

%

Không lớn hơn

3

Protein thô

%

Không nhỏ hơn

4

Năng lượng trao đổi (ME)*

Kcal/kg

Không nhỏ hơn

5

Xơ thô

%

Không lớn hơn

6

Canxi

%

Trong khoảng

7

Phốt pho tổng số

%

Trong khoảng

8

Lysine tổng số

%

Không nhỏ hơn

9

Methionine + Cystine tổng số**

%

Không nhỏ hơn

10

Threonine tổng số*

%

Không nhỏ hơn

11

Khoáng tổng số

%

Không lớn hơn

12

Cát sạn (khoáng không tan trong axit clohydric)

%

Không lớn hơn

13

Côn trùng sống

-

Không có

 

Thức ăn thủy sản phải thêm các chỉ tiêu sau:

 

 

14

Béo thô

%

Trong khoảng

15

Ethoxyquin

ppm

Không lớn hơn 150

16

Aflatoxin B1

ppb

Không lớn hơn

17

Tỷ lệ vụn nát

%

Không lớn hơn

18

Độ bền trong nước

Số phút quan sát

Không nhỏ hơn

19

Salmonella

CFU/25g

Không cho phép

20

Aspergillus flavus

TB/g

Không cho phép

* Không áp dụng đối với thức ăn thủy sản.

Đối với thức ăn chăn nuôi: cơ sở công bố ME phải công bố phương pháp tính.

** Bao gồm các chất thay thế Methionine.

2. Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật cảnh

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Hình thức công bố

1

Các chỉ tiêu cảm quan: dạng, màu

-

Mô tả

2

Độ ẩm

%

Không lớn hơn

3

Protein thô

%

Không nhỏ hơn

4

Béo thô

%

Không nhỏ hơn

5

Xơ thô

%

Không lớn hơn

6

Khoáng tổng số

%

Không lớn hơn

3. Đối với premix vitamin hoặc axit amin

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Hình thức công bố

1

Các chỉ tiêu cảm quan: dạng, màu

-

Mô tả

2

Độ ẩm

%

Không lớn hơn

3

Các loại vitamin đơn hoặc axit amin

IU/kg hoặc mg/kg

Không nhỏ hơn

4

Cát sạn (khoáng không tan trong axit clohydric)

%

Không lớn hơn

5

Chất mang (ghi tên cụ thể)

 

Vừa đủ

4. Đối với premix khoáng

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Hình thức công bố

1

Các chỉ tiêu cảm quan: dạng, màu

-

Mô tả

2

Độ ẩm

%

Không lớn hơn

3

Các loại nguyên tố khoáng đơn

% hoặc mg/kg

Trong khoảng

4

Cát sạn (khoáng không tan trong axit clohydric)

%

Không lớn hơn

5

Chất mang (ghi tên cụ thể)

 

Vừa đủ

5. Đối với premix vitamin - khoáng

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Hình thức công bố

1

Các chỉ tiêu cảm quan: dạng, màu

-

Mô tả

2

Độ ẩm

%

Không lớn hơn

3

Các loại vitamin đơn

IU/kg hoặc mg/kg

Không nhỏ hơn

4

Các loại nguyên tố khoáng đơn

% hoặc mg/kg

Trong khoảng

5

Cát sạn (khoáng không tan trong axit clohydric)

%

Không lớn hơn

6

Chất mang (ghi tên cụ thể)

 

Vừa đủ

6. Đối với phụ gia thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc chế phẩm sinh học

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Hình thức công bố

1

Các chỉ tiêu cảm quan: dạng, màu

-

Mô tả

2

Độ ẩm

%

Không lớn hơn

3

Tên, công thức hóa học (nếu có) và/hoặc hàm lượng chất chính của sản phẩm

-

Tối thiểu hoặc tối đa hoặc trong khoảng*

4

Chất mang (ghi tên cụ thể)

 

Vừa đủ

* Tùy theo từng chỉ tiêu để lựa chọn hình thức công bố phù hợp

7. Đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản đơn và thức ăn khác

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Hình thức công bố

1

Các chỉ tiêu cảm quan: dạng, màu

-

Mô tả

2

Độ ẩm

%

Không lớn hơn

3

Hàm lượng các chỉ tiêu chất lượng của hàng hóa

-

Tối thiểu hoặc tối đa hoặc trong khoảng*

4

Chất mang (ghi tên cụ thể)

 

Vừa đủ

* Tùy theo từng chỉ tiêu để lựa chọn hình thức công bố phù hợp

 

PHỤ LỤC III

CÁC NỘI DUNG TỐI THIỂU PHẢI THỂ HIỆN TRÊN NHÃN HÀNG HÓA THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. ĐỐI VỚI THỨC ĂN HỖN HỢP HOÀN CHỈNH, THỨC ĂN ĐẬM ĐẶC CHO GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỨC ĂN HỖN HỢP DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (không áp dụng đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật cảnh)

TÊN CỦA SẢN PHẨM

(Ví dụ: Thức ăn hỗn hợp cho gà thịt từ 21 - 42 ngày tuổi/Thức ăn hỗn hợp cho tôm sú)

Biểu tượng và mã số của thức ăn
(hình vẽ, quảng cáo nếu có)

 

TÊN THƯƠNG MẠI

 

Định lượng (Khối lượng tịnh):

 

Số tiêu chuẩn công bố:

Số lô sản xuất: (nếu có)

Ngày sản xuất:

Hạn sử dụng:

Hướng dẫn bảo quản:

 

 

 

Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức,

cá nhân đăng ký (Đảm bảo truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm).

 

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Độ ẩm (%) max:

Protein thô (%) min:

ME (Kcal/kg) min:

Xơ thô (%) max:

Ca (%) min-max:

P tổng số (%) min-max:

Lysine tổng số (%) min:

Methionine + Cystine tổng số (%) min*:

Kháng sinh hoặc hoạt chất trong thuốc thú y (**):

Mục đích sử dụng:

Thời gian ngưng sử dụng:

Thức ăn thủy sản phải ghi thêm:

Béo thô (%) min-max:

Ethoxyquin (ppm):

Kháng sinh: Không có.

Những điều cần lưu ý (nếu có):

NGUYÊN LIỆU

(Ghi tên các loại nguyên liệu chính sử dụng để phối chế sản phẩm)

 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

  * Bao gồm các chất thay thế Methionine.

** Tên và hàm lượng kháng sinh hoặc hoạt chất trong thuốc thú y nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh cho gia súc, gia cầm theo quy định về hướng dẫn sử dụng thuốc thú y, ghi trực tiếp trên bao bì hoặc trên nhãn phụ đính kèm trên bao bì.

- Ngoài các nội dung bắt buộc nêu trên, cơ sở có thể ghi thêm các nội dung khác, nhưng không được trái với quy định về ghi nhãn hàng hóa.

- Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản chỉ nhằm mục đích xuất khẩu, việc ghi nhãn được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

 

2. ĐỐI VỚI THỨC ĂN HỖN HỢP HOÀN CHỈNH CHO ĐỘNG VẬT CẢNH

TÊN CỦA SẢN PHẨM

 Biểu tượng,
hình vẽ, quảng cáo (nếu có)

 TÊN THƯƠNG MẠI

 Định lượng (Khối lượng tịnh):

 

Số tiêu chuẩn công bố:

 

Số lô sản xuất: (nếu có)

Ngày sản xuất:

Hạn sử dụng:

Hướng dẫn bảo quản:

 

Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức,

cá nhân đăng ký (Đảm bảo truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm).

 

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Độ ẩm (%) max:

Protein thô (%) min:

Béo thô (%) min:

Xơ thô (%) max:

Khoáng tổng số (%) max:

Kháng sinh hoặc hoạt chất trong thuốc thú y (*):

Thời gian ngưng sử dụng:

Những điều cần lưu ý (nếu có):

 

NGUYÊN LIỆU

 (Ghi tên các loại nguyên liệu chính sử dụng để phối chế sản phẩm)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

* Tên và hàm lượng kháng sinh hoặc hoạt chất trong thuốc thú y nhằm mục đích phòng bệnh, trị bệnh theo quy định về hướng dẫn sử dụng thuốc thú y, ghi trực tiếp trên bao bì hoặc trên nhãn phụ đính kèm trên bao bì thức ăn chăn nuôi.

- Ngoài các nội dung bắt buộc nêu trên, cơ sở có thể ghi thêm các nội dung khác, nhưng không được trái với quy định về ghi nhãn hàng hóa.

- Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản chỉ nhằm mục đích xuất khẩu, việc ghi nhãn được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

 

3. CÁC THÔNG TIN PHẢI THỂ HIỆN TRÊN NHÃN HÀNG HÓA ĐỐI VỚI THỨC ĂN BỔ SUNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN KHÁC

TÊN CỦA SẢN PHẨM

Biểu tượng hình vẽ, quảng cáo (nếu có)

 

TÊN THƯƠNG MẠI

Định lượng (Khối lượng tịnh/Thể tích thực):

Số tiêu chuẩn công bố:

 

Số lô sản xuất: (nếu có)

Ngày sản xuất:

Hạn sử dụng:

Hướng dẫn bảo quản:

 

Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân đăng ký (Đảm bảo truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm).

BẢN CHẤT VÀ CÔNG DỤNG

SẢN PHẨM

Tóm tắt bản chất, công dụng của sản phẩm

 

CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

 

1. Các chất chính* …

2. Các chất khác...

3. Chất cấm: Không có.

Những điều cần lưu ý (nếu có)

 

 

 

NGUYÊN LIỆU

(Ghi tên các loại nguyên liệu của sản phẩm)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

* Các chất chính bắt buộc phải công bố hàm lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng.

- Trường hợp không ghi rõ các chất chính thì các chỉ tiêu công bố trên nhãn được coi là chất chính.

- Ngoài các nội dung bắt buộc nêu trên, cơ sở có thể ghi thêm các nội dung khác, nhưng không được trái với quy định về ghi nhãn hàng hóa.

- Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản chỉ nhằm mục đích xuất khẩu, việc ghi nhãn được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

 

PHỤ LỤC IV

ĐỘ DAO ĐỘNG CHO PHÉP TRONG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Hàm lượng công bố

Đơn vị tính

Độ dao động cho phép (±%) so với kết quả thử nghiệm

1

90,0 - 100,0

%

2,0

2

50,0 - < 90,0

%

2,5

3

30,0 - < 50,0

%

3,0

4

10,0 - < 30,0

%

4,0

5

1,0 - < 10,0

%

15,0

6

0,1 - < 1,0

%

20,0

7

10,0 - < 1.000

Ppm

20,0

8

1,0 - < 10,0

Ppm

30,0

9

100,0 - < 1.000

Ppb

40,0

10

10,0 - < 100,0

Ppb

60,0

11

1,0 - < 10,0

Ppb

80,0

12

< 1,0

Ppb

100,0

- Đối với các chỉ tiêu chưa được quy định hàm lượng và đơn vị tính tại bảng trên thì độ dao động cho phép là ± 15 %.

- Độ dao động cho phép trên không áp dụng đối với việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist.

- Độ dao động trên được các cơ quan kiểm tra áp dụng vào kết quả thử nghiệm trong đánh giá kết quả kiểm tra.



[1] Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có căn cứ ban hành như sau:

n cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”

Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”

[2] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[3] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[5] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[6]Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[7]Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

[8] Điều 3, 4, 5 của Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 quy định như sau:

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Bãi bỏ Điều 1 Thông tư số 30/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và sửa đổi khoản 3 Điều 2 Thông tư số 18/2016/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2016 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp

1. Trong thời gian chưa hoàn thiện xong phần mềm để thực hiện đồng thời thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trên Cơ chế một cửa Quốc gia, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện thủ tục hành chính có liên quan đến kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản qua Cơ chế một cửa Quốc gia trong thời hạn tối đa là 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Các trường hợp đã có văn bản đồng ý áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày thực hiện đồng thời thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trên Cơ chế một cửa Quốc gia thì được tiếp tục áp dụng chế độ kiểm tra này đến khi văn bản hết hiệu lực.

3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, hồ sơ đề nghị áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thực vật nộp tại Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày thực hiện đồng thời thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trên Cơ chế một cửa Quốc gia thì Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện theo quy định pháp luật.

4. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, căn cứ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu là các tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm xây dựng, trình ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản theo quy định của pháp luật và phải có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.”

Điều 3, 4, 5 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019 quy định như sau:

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.

2. Trường hợp phần mềm áp dụng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia chưa kết nối khi Thông tư này có hiệu lực thi hành thì chủ hàng gửi hồ sơ tới Cục Thú y qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp và nhận kết quả qua thư điện tử.

Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp

1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch động vật nộp tại Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện kiểm tra chất lượng.

2. Các trường hợp đã có văn bản đồng ý áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi được tiếp tục áp dụng chế độ kiểm tra này đến khi hết hiệu lực của văn bản.

3. Các hồ sơ đề nghị áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn đã nộp về Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thủy sản, căn cứ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu là các tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm xây dựng, trình ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định của pháp luật và phải có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Thú y, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.”

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BNNPTNT năm 2019 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 03/VBHN-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Ngày ban hành: 16/04/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Hà Công Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 417 đến số 418
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản