BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/VBHN-BGTVT | Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2023 |
QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới có hiệu lực từ ngày 08 tháng 6 năm 2023.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giớiChương I
Điều 1. Phạm vi điều chỉnhNghị định này quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là xe cơ giới); quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý, hoạt động, kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.2.3.4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới là chứng chỉ xác nhận đơn vị đăng kiểm đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
5.6.7.8. Xưởng kiểm định là khu vực bố trí các vị trí, thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ, dụng cụ kiểm tra.
9. Dây chuyền kiểm định là nơi bố trí vị trí kiểm định, lắp đặt các thiết bị kiểm tra. Dây chuyền kiểm định gồm có hai loại:
a) Dây chuyền kiểm định loại I là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg.
b) Dây chuyền kiểm định loại II là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 13.000 kg.
10.Điều 4. Nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới1. Chỉ tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới mới được phép hoạt động kiểm định xe cơ giới.
2. Hoạt động kiểm định phải bảo đảm tính độc lập, khách quan, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp hệ thống các đơn vị đăng kiểm không đáp ứng được nhu cầu kiểm định của tổ chức và cá nhân thì cho phép huy động đơn vị đăng kiểm và nhân lực của lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân tham gia hỗ trợ kiểm định xe cơ giới thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
4. Việc xây dựng, thành lập đơn vị đăng kiểm phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành và các quy hoạch khác có liên quan, trong đó có xét đến các yếu tố đặc thù của các địa phương, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; phù hợp với số lượng, mật độ phương tiện được đăng ký trên địa bàn; khuyến khích ứng dụng công nghệ, thiết bị kiểm định hiện đại.
5. Vị trí xây dựng đơn vị đăng kiểm phải tuân thủ quy định về đấu nối, kết nối hệ thống giao thông; thuận tiện cho xe cơ giới ra vào kiểm định; bảo đảm an toàn, thuận lợi trong quá trình hoạt động, không gây cản trở và ùn tắc giao thông, đặc biệt là tại các đô thị lớn.
ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
Điều 5. Điều kiện chungTổ chức đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, nhân lực theo quy định tại Nghị định này và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm do Bộ Giao thông vận tải ban hành được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Điều 6. Điều kiện về cơ sở vật chất1. Mặt bằng đơn vị đăng kiểm là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, có diện tích được quy định như sau:
a) Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;
b) Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2;
c) Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2;
d) Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.
2. Xưởng kiểm định
a) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);
b) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);
c) Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;
d) Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
3. Dây chuyền kiểm định phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
Điều 7. Điều kiện về cơ cấu tổ chức, nhân lực1. Cơ cấu tổ chức của đơn vị đăng kiểm phải có tối thiểu các bộ phận sau:
a) Bộ phận lãnh đạo: Gồm Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc phụ trách đơn vị đăng kiểm để tổ chức quản lý, điều hành đơn vị đăng kiểm; trong đó có tối thiểu 01 lãnh đạo đơn vị đủ điều kiện ký giấy chứng nhận kiểm định được quy định tại Điều 24 Nghị định này;
b) Bộ phận kiểm định: Gồm phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên để thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của phương tiện;
c) Bộ phận văn phòng: Gồm nhân viên nghiệp vụ và các nhân viên khác để thực hiện các công việc văn phòng, hỗ trợ hoạt động kiểm định.
2. Nhân lực của đơn vị đăng kiểm gồm:
a) Có tối thiểu 01 lãnh đạo có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này;
b) Có tối thiểu 01 phụ trách bộ phận kiểm định;
c) Dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 02 đăng kiểm viên bảo đảm thực hiện đủ các công đoạn kiểm định. Các nhân sự quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tham gia kiểm định tại các dây chuyền kiểm định và được tính là đăng kiểm viên trên dây chuyền kiểm định;
d) Có nhân viên nghiệp vụ để thực hiện các công việc được quy định tại khoản 6 Điều 3 của Nghị định này.
CẤP, CẤP LẠI, TẠM ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚIĐiều 8. Thủ tục, trình tự cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới1. Sau khi hoàn thành việc đầu tư, xây dựng theo quy định của pháp luật, tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gửi về Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông - Xây dựng (sau đây gọi chung là Sở Giao thông vận tải) gồm có:
a) Văn bản đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách trích ngang nhân lực của đơn vị kèm theo các hồ sơ sau: Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị đăng kiểm; quyết định bổ nhiệm đối với phụ trách bộ phận kiểm định; bản sao được chứng thực hợp đồng lao động theo quy định, quyết định tuyển dụng hoặc tiếp nhận đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ và các văn bằng, chứng chỉ được chứng thực của từng cá nhân;
c) Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
d) Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà xưởng có bố trí dây chuyền và thiết bị kiểm tra;
đ) Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền của địa phương (bản sao có chứng thực hoặc bản chính để đối chiếu).
2. Trình tự, cách thức thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ đầy đủ và phù hợp theo quy định, Sở Giao thông vận tải thông báo cho tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm về thời gian kiểm tra, đánh giá thực tế đơn vị đăng kiểm. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không phù hợp theo quy định, Sở Giao thông vận tải phải thông báo cho tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kiểm tra, đánh giá, Sở Giao thông vận tải tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế. Kết quả đánh giá được lập thành Biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Nếu đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này với mã số đơn vị đăng kiểm quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn 05 ngày làm việc; nếu kết quả kiểm tra, đánh giá không đạt yêu cầu thì Sở Giao thông vận tải phải thông báo bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc để tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm khắc phục và tiến hành kiểm tra, đánh giá lại.
3. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức trực tuyến. Thành phần hồ sơ đối với từng hình thức tiếp nhận phải phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 9. Thủ tục, trình tự cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới1. Việc cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới do bị thu hồi được thực hiện như cấp lần đầu theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
2. Trường hợp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới bị mất, bị hỏng thì đơn vị đăng kiểm gửi văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới đến Sở Giao thông vận tải. Sở Giao thông vận tải căn cứ hồ sơ lưu để cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị (trong đó có ghi chú giấy chứng nhận này thay thế cho giấy chứng nhận đã cấp bị mất, hỏng).
3. Trường hợp đơn vị đăng kiểm xe cơ giới có sự thay đổi về vị trí, mặt bằng, xưởng kiểm định, bố trí dây chuyền kiểm định khác với hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới đã được cấp hoặc thay đổi về thiết bị kiểm tra làm ảnh hưởng đến số lượng dây chuyền kiểm định được hoạt động thì phải thông báo cho Sở Giao thông vận tải (kèm theo bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia). Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Sở Giao thông vận tải thực hiện kiểm tra, đánh giá nội dung thay đổi. Nếu đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới trong thời hạn 05 ngày làm việc; nếu kết quả kiểm tra, đánh giá không đạt yêu cầu thì Sở Giao thông vận tải phải thông báo bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc để đơn vị đăng kiểm khắc phục và tiến hành kiểm tra, đánh giá lại.
Điều 10. Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới
b) Có 02 lượt đăng kiểm viên bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt trong thời gian 12 tháng liên tục;
c) Phân công đăng kiểm viên kiểm định không phù hợp nội dung chứng chỉ đăng kiểm viên.
b) Có từ 03 lượt đăng kiểm viên trở lên bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP hoặc từ 02 đăng kiểm viên trở lên bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên trong thời gian 12 tháng liên tục, trừ trường hợp bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên theo quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định này;
c) Đưa ra các yêu cầu hoặc ban hành các thủ tục không có trong quy định do Bộ Giao thông vận tải ban hành về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân; từ chối cung cấp dịch vụ kiểm định xe cơ giới trái quy định của pháp luật;
d) Tiếp tục vi phạm một trong các trường hợp vi phạm tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định này trong thời gian 12 tháng liên tục.
3. Tùy theo trường hợp và mức độ vi phạm, các đơn vị đăng kiểm còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới
Đơn vị đăng kiểm bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới trong một các trường hợp sau:
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới được cấp do gian lận, làm giả các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới bị cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
3. Ngừng hoạt động kiểm định xe cơ giới quá 12 tháng liên tục.
4. Bị tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động kiểm định xe cơ giới quá hai lần trong thời gian 12 tháng liên tục.
5.6. Đơn vị đăng kiểm bị giải thể.
1.2.3. Đơn vị đăng kiểm bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới chỉ được xem xét cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới sau 36 tháng kể từ ngày thu hồi.
4. Khi bị tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và đăng kiểm viên trực tiếp thực hiện việc kiểm định vẫn tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm định do đơn vị mình đã cấp ra còn hiệu lực.
5. Khi bị tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
6.Điều 13. Thủ tục ngừng hoạt động kiểm định xe cơ giới
1. Trường hợp dừng hoạt động đột ngột từ 01 ngày liên tục trở lên thì đơn vị đăng kiểm phải thông báo cho Sở Giao thông vận tải địa phương, Cục Đăng kiểm Việt Nam nêu rõ lý do ngừng hoạt động và phương án khắc phục; thông báo tại phòng chờ cho chủ xe và duy trì bộ phận giải quyết các công việc liên quan đến hồ sơ về việc kiểm định.
2. Trường hợp đơn vị đăng kiểm đề nghị ngừng hoạt động đến 12 tháng liên tục.
a) Đơn vị đăng kiểm phải báo cáo Sở Giao thông vận tải địa phương, Cục Đăng kiểm Việt Nam bằng văn bản, nêu rõ lý do và thời gian ngừng hoạt động trước thời điểm ngừng hoạt động 30 ngày, đồng thời thông báo tại phòng chờ và trên các phương tiện thông tin đại chúng cho chủ xe được biết;
b) Phải duy trì bộ phận giải quyết các công việc liên quan đến hồ sơ về kiểm định.
3. Trường hợp đơn vị đăng kiểm đề nghị ngừng hoạt động trên 12 tháng liên tục.
a) Đơn vị đăng kiểm phải báo cáo Sở Giao thông vận tải địa phương, Cục Đăng kiểm Việt Nam bằng văn bản, nêu rõ lý do và thời gian ngừng hoạt động trước thời điểm ngừng hoạt động 30 ngày, đồng thời thông báo tại phòng chờ và trên các phương tiện thông tin đại chúng cho chủ xe được biết;
b) Nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM
1. Điều kiện cấp chứng chỉ đăng kiểm viêna)b)c) Có kết quả đánh giá đạt yêu cầu nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Kết quả đánh giá được thể hiện trên Biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Có giấy phép lái xe ô tô còn hiệu lực.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ đăng kiểm viêna) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo kỹ thuật cơ khí, trong chương trình đào tạo đại học phải có đầy đủ các nội dung sau: Lý thuyết ô tô, cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các nội dung tương đương;
b) Là đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng;
c) Có kết quả đánh giá đạt yêu cầu nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Kết quả đánh giá được thể hiện trên Biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 15. Thủ tục cấp chứng chỉ đăng kiểm viên1. Người đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 14 của Nghị định này có quyền đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp chứng chỉ đăng kiểm viêna) Đề nghị cấp chứng chỉ đăng kiểm viênb) Lý lịch chuyên môn theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này (đối với trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ đăng kiểm viênc) Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đổi chiếu bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học;
d)đ) Ảnh màu cỡ 4 cm x 6 cm, chụp kiểu thẻ căn cước, trong thời gian không quá 06 tháng.
2. Trình tự, cách thức thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và nộp đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. Đối với hạng đăng kiểm viên xe cơ giới, việc nộp hồ sơ phải được thực hiện trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày hoàn thành thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên;
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ; trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; nếu đạt yêu cầu thì thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ đăng kiểm viênc) Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên, kết quả đánh giá được ghi vào Biên bản đánh giá đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; nếu kết quả đánh giá đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày đánh giá. Trường hợp đánh giá không đạt, tổ chức, cá nhân được quyền đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá lại sau 01 tháng kể từ ngày đánh giá;
d)3. Chứng chỉ đăng kiểm viênĐiều 16. Thủ tục cấp lại chứng chỉ đăng kiểm viên1.Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo kế hoạch về thời gian, địa điểm thực hiện đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên tại đơn vị đăng kiểm. Thời gian thực hiện đánh giá không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đánh giá, nếu đạt yêu cầu thì cấp chứng chỉ đăng kiểm viên, nếu không đạt thì ghi rõ nguyên nhân không đạt vào biên bản đánh giá đăng kiểm viên; đơn vị đăng kiểm, đăng kiểm viên được quyền đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá lại sau 01 tháng kể từ ngày đánh giá không đạt.
2. Trường hợp chứng chỉ đăng kiểm viênĐiều 17.Điều 18. Thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viênĐăng kiểm viên bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kiểm viên trong các trường hợp sau:
1.2. Làm giả các hồ sơ để được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên3.4.5. Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
6.7. Cùng một thời điểm làm việc tại hai đơn vị đăng kiểm trở lên.
8.Điều 19. Trình tự thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện vi phạm hoặc nhận được thông báo vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền, Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên, thông báo đến các cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện và công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
2. Đăng kiểm viên phải nộp lại chứng chỉ đăng kiểm viên cho Cục Đăng kiểm Việt Nam, đồng thời dừng việc tham gia kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm ngay sau khi quyết định có hiệu lực.
3. Đăng kiểm viên bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên chỉ được đánh giá để cấp lại chứng chỉ đăng kiểm viên sau 36 tháng kể từ ngày thu hồi. Trường hợp bị thu hồi theo quy định tại khoản 6 Điều 18 của Nghị định này thì được đánh giá lại để cấp chứng chỉ đăng kiểm viên khi có đề nghị.
Điều 20. Nhân viên nghiệp vụ1. Trình độ chuyên môn tối thiểu tốt nghiệp trung cấp.
2. Được tập huấn nghiệp vụ kiểm định theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 21.Điều 22.Điều 23.Điều 24. Điều kiện đối với lãnh đạo đơn vị đăng kiểm được phân công ký giấy chứng nhận kiểm định1. Được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hoạt động kiểm định xe cơ giới tại đơn vị.
2. Phải là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao hoặc đăng kiểm viên đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng.
Điều 25. Quy định trong quá trình hoạt động của đơn vị đăng kiểm
1. Thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới theo đúng quy định, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các hướng dẫn có liên quan đến công tác kiểm định.
4. Trong vòng 18 tháng kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, đơn vị đăng kiểm phải xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
5. Niêm yết công khai tại phòng chờ, xưởng kiểm định các nội dung về quy trình, nội dung kiểm định; biểu mức thu giá, phí, lệ phí, chu kỳ kiểm định, số điện thoại đường dây nóng của Cục Đăng kiểm Việt Nam và nội dung các thông báo khác theo quy định.
6. Thực hiện việc truyền số liệu, báo cáo theo quy định.
Điều 27. Tổ chức thực hiện1. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
a) Thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định xe cơ giới và tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này;
b) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thực hiện Nghị định này;
c) Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
đ) Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này;
e) Chủ trì xây dựng và thống nhất với Bộ Tài chính trước khi ban hành quy định giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới theo quy định của pháp luật về giá.
2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới theo quy định của pháp luật về giá.
3. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về đo lường đối với phương tiện đo sử dụng trong hoạt động kiểm định xe cơ giới;
b) Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn đối với phương tiện đo sử dụng trong hoạt động kiểm định xe cơ giới theo quy định của pháp luật về đo lường.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này;
b) Chỉ đạo Sở Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới trên địa bàn; kiểm soát chặt chẽ việc thành lập các đơn vị đăng kiểm bảo đảm đúng quy định của pháp luật và Nghị định này.
5. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
a) Tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới trên phạm vi cả nước; xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền đối với các vi phạm;
b) Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng thống nhất chương trình phần mềm quản lý, cơ sở dữ liệu kiểm định, truyền số liệu, quản lý dữ liệu xe cơ giới kiểm định và cơ sở dữ liệu đăng kiểm viên trên cả nước; kết nối, chia sẻ dữ liệu xe cơ giới kiểm định với các cơ quan chức năng để phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước; tổ chức việc cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định đối với các phương tiện vi phạm theo đề nghị của cơ quan chức năng;
c) Biên soạn tài liệu, tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ theo đề nghị của đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, tổ chức, cá nhân có nhu cầu; phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, cập nhật bổ sung nghiệp vụ đăng kiểm; hướng dẫn Sở Giao thông vận tải về nghiệp vụ quản lý, kiểm định xe cơ giới;
d) Công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam danh sách các đơn vị đăng kiểm được cấp, tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới; danh sách đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ;
đ) Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 8, Điều 9 của Nghị định này khi Sở Giao thông vận tải chưa thực hiện được và có văn bản đề nghị;
e) Bàn giao hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới (bản sao có xác nhận của Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc bản điện tử) cho Sở Giao thông vận tải để lưu trữ, quản lý theo thẩm quyền.
6. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
a) Tổ chức quản lý hoạt động kiểm định xe cơ giới; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới tại Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan khác trên địa bàn;
b) Thực hiện cấp, cấp lại, tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới; kiểm tra, đánh giá việc duy trì các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và hoạt động kiểm định;
c) Thông báo (bằng văn bản hoặc thông qua chương trình phần mềm) kết quả thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, điểm b điều này đến Cục Đăng kiểm Việt Nam;
d) Công bố trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải danh sách các đơn vị đăng kiểm được cấp, tạm đình chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe giới; danh sách đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải.
7. Trách nhiệm của tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm
a) Chịu trách nhiệm về sự hợp pháp của hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;
b) Thông báo đến Sở Giao thông vận tải trước khi triển khai xây dựng đơn vị đăng kiểm;
c) Nghiêm cấm việc can thiệp vào công tác kiểm định xe cơ giới của đơn vị đăng kiểm trực thuộc để làm trái các quy định của pháp luật;
d) Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp đơn vị đăng kiểm vi phạm các quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan.
8. Trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm
a) Tuân thủ các điều kiện quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan về các điều kiện kinh doanh và hoạt động kiểm định xe cơ giới; bảo đảm các phương tiện đo phải hoạt động bình thường; tuân thủ việc kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo theo quy định của pháp luật về đo lường;
b) Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác đánh giá tình trạng kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới;
c) Bảo đảm thời gian hoạt động kiểm định bình thường tối thiểu 08 giờ/ngày và 05 ngày/tuần; thông báo công khai thời gian kiểm định tại trụ sở đơn vị đăng kiểm;
d) Bàn giao đầy đủ hồ sơ lưu trữ liên quan đến xe cơ giới theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải khi giải thể đơn vị đăng kiểm hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;
đ) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;
e) Cử đăng kiểm viên đủ tiêu chuẩn tham gia tập huấn cập nhật, bổ sung nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới khi có sự thay đổi về tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của pháp luật có liên quan và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác kiểm định xe cơ giới;
g) Quản lý, giám sát hoạt động kiểm định tại đơn vị, chịu trách nhiệm toàn diện khi để xảy ra vi phạm, tiêu cực tại đơn vị đăng kiểm;
h) Đối với trường hợp thay đổi về đăng kiểm viên làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị đăng kiểm thì phải thông báo đến Sở Giao thông vận tải và Cục Đăng kiểm Việt Nam;
i) Chưa thực hiện kiểm định đối với các trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; các trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm được ghi trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản thông báo của người có thẩm quyền xử phạt mà chủ phương tiện, người vi phạm không đến trụ sở của người có thẩm quyền để giải quyết, xử lý; các trường hợp bị cảnh báo trên Chương trình quản lý kiểm định. Sau khi chủ phương tiện, người vi phạm thực hiện các nghĩa vụ nêu trên thì được kiểm định theo quy định.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNHĐiều 28. Điều khoản chuyển tiếp
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới đã cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị cho đến hết thời hạn hiệu lực ghi trên giấy.
2. Giấy chứng nhận đăng kiểm viên đã cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực vẫn có giá trị cho đến hết thời hạn hiệu lực. Các cá nhân đang trong quá trình tập huấn, thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên vẫn được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên theo quy định tại thời điểm tập huấn.
3. Các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, các đăng kiểm viên đã được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, trừ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 và điểm a, điểm b khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.
Điều 29. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 và thay thế Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC IMẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI
(Kèm theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI
Số1: ……………………
Căn cứ Quyết định số …………………… của ……………………2
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, tại3 ……………, Đoàn kiểm tra, đánh giá của4 ……………………, gồm các thành viên sau:
- ………………………………………………………………………………………………………
- ………………………………………………………………………………………………………
- ………………………………………………………………………………………………………
đã thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá đơn vị đăng kiểm xe cơ giới5 …… và kết luận như sau:
1. Cơ cấu tổ chức6:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
2. Diện tích mặt bằng của đơn vị đăng kiểm:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
3. Xưởng kiểm định:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
4. Thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra:
…………………………………………………………………………………………………………
5. Đăng kiểm viên:
…………………………………………………………………………………………………………
6. Nhân viên nghiệp vụ kiểm định:
…………………………………………………………………………………………………………
7. Phụ trách bộ phận kiểm định:
…………………………………………………………………………………………………………
8. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm:
…………………………………………………………………………………………………………
9. Thực hiện quy trình kiểm định của đơn vị đăng kiểm:
…………………………………………………………………………………………………………
10. Các quy định khác trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
…………………………………………………………………………………………………………
11. Các nội dung cần khắc phục:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Kết luận:
□ Đơn vị đăng kiểm được đánh giá đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
□ Đơn vị đăng kiểm được đánh giá không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Biên bản đã được thông qua và lập thành … bản có giá trị như nhau, một bản lưu tại đơn vị đăng kiểm (hoặc tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm), một bản lưu tại Cơ quan cấp giấy chứng nhận và … ./.
Đơn vị đăng kiểm/Tổ chức thành lập | Trưởng đoàn kiểm tra, đánh giá |
…7… cam kết những nội dung trên là đúng.
Hồ sơ8 gửi kèm (01 bộ) gồm:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
| ĐƠN VỊ/CÁ NHÂN |
___________________
1 Số biên bản kiểm tra, đánh giá.
2 Cơ quan thực hiện đánh giá.
3 Địa chỉ đơn vị được đánh giá.
4 Cơ quan thực hiện đánh giá.
5 Đối với trường hợp đánh giá lần đầu thì ghi tên tổ chức thành lập; đối với đánh giá định kỳ thì ghi mã số của đơn vị đăng kiểm.
6 Theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
7 Tên tổ chức/đơn vị đăng kiểm.
8 Ghi rõ thành phần hồ sơ gửi kèm theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định này.
PHỤ LỤC IIMẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
(Kèm theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ)
…………………………1 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
Số: ………3
Căn cứ Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; Nghị định số ……/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;
Căn cứ Biên bản kiểm tra, đánh giá số4 ………, ngày …… tháng …… năm ……
………5 CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
Cho:6 ……………………………………………………………. Mã số7: …………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
Số dây chuyền kiểm định: ………………………………………………………………………….
- Dây chuyền số …………………………; Dây chuyền kiểm định loại …………………………
- Dây chuyền số …………………………; Dây chuyền kiểm định loại …………………………
- Dây chuyền số …………………………; Dây chuyền kiểm định loại …………………………;
Khi hoạt động kiểm định, đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo số lượng đăng kiểm viên tối thiểu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
Ghi chú: ……………………………………………………………………………………………
| …………, ngày …… tháng …… năm ……… |
Hồ sơ1 gửi kèm (01 bộ) gồm:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
| ĐƠN VỊ/CÁ NHÂN |
1 Ghi rõ thành phần hồ sơ gửi kèm theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định này.
___________________
1 Cơ quan chủ quản.
2 Cơ quan cấp giấy chứng nhận.
3 Số giấy chứng nhận.
4 Số biên bản đánh giá
5 Thủ trưởng Cơ quan cấp giấy chứng nhận.
6 Đơn vị được cấp giấy chứng nhận.
7 Mã số đơn vị được cấp giấy chứng nhận.
8 Lãnh đạo Cơ quan cấp giấy chứng nhận.
PHỤ LỤC IIIMẪU LÝ LỊCH CHUYÊN MÔN
(Kèm theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
LÝ LỊCH CHUYÊN MÔN
(Sử dụng đối với trường hợp đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên lần đầu và cấp lại giấy chứng nhận đăng kiểm viên sau khi bị thu hồi)
Phần I
TỰ THUẬT VỀ BẢN THÂN
1. Họ và tên: …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
2. Số căn cước công dân: …………………………………………………………………………
3. Trình độ chuyên môn cao nhất: ..………………………………………………………………
4. Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………………
5. Đào tạo chuyên môn
Tên trường | Chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng | Từ tháng, năm, đến tháng, năm | Hình thức đào tạo | Văn bằng, chứng chỉ, trình độ gì |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm xe cơ giới
Tên lớp tập huấn | Địa điểm tập huấn | Từ ngày, tháng, năm, đến ngày, tháng, năm | Kết quả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Tóm tắt quá trình công tác
Từ tháng, năm, đến tháng, năm | Chức danh | Chức vụ | Đơn vị công tác |
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Khen thưởng kỷ luật.
Hình thức khen thưởng, kỷ luật | Ngày ra quyết định | Thời hạn kỷ luật | Cơ quan ra quyết định |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần II
TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
1. Điều kiện tiêu chuẩn:
Đối chiếu với điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới ……………, Tôi tự xác định như sau:
- Về chuyên môn: …………………………………………………………………………………..
- Về trình độ nghiệp vụ đăng kiểm xe cơ giới: …………………………………………………..
2. Phẩm chất đạo đức:
…………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu có gì sai Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
………, ngày …… tháng …… năm ……… | Xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý |
| ĐƠN VỊ/CÁ NHÂN |
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ ĐĂNG KIỂM VIÊN
(Kèm theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ ĐĂNG KIỂM VIÊN
Đánh giá lần đầu: □ Đánh giá lại: □
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại …………… Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà): …………………………………………………………………………………………
2. Ông (bà): …………………………………………………………………………………………
3. Ông (bà): …………………………………………………………………………………………
Đã tiến hành đánh giá nghiệp vụ kiểm định của Ông (Bà)
…………………………………………………………………………………………………………
I. Kết quả đánh giá lý thuyết | Đạt | Không đạt |
1) Văn bản pháp lý | □ | □ |
2) Lý thuyết nghiệp vụ | □ | □ |
II. Kết quả đánh giá thực hành | Đạt | Không đạt |
1) Kiểm tra Công đoạn 1 và lập Hồ sơ phương tiện | □ | □ |
2) Kiểm tra Công đoạn 2 | □ | □ |
3) Kiểm tra Công đoạn 3 | □ | □ |
4) Kiểm tra Công đoạn 4 | □ | □ |
5) Kiểm tra Công đoạn 5 | □ | □ |
6) Phân tích, đánh giá và chẩn đoán(*) | □ | □ |
III. Lý do không đạt (nếu có cần ghi rõ các lỗi)
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
IV. Yêu cầu khắc phục
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Biên bản đã được thông qua và lập thành 03 bản có giá trị như nhau, một bản lưu tại đơn vị đăng kiểm (hoặc tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm), một bản gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam, một bản do người đề nghị cấp chứng chỉ đăng kiểm viên giữ
Đơn vị đăng kiểm/ Tổ chức | Đăng kiểm viên | Đánh giá viên |
Ghi chú:
(*) Chỉ áp dụng đối với hạng đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao
MẪU CHỨNG CHỈ ĐĂNG KIỂM VIÊN BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM GIẤY CHỨNG CHỈ ĐĂNG KIỂM VIÊNSố: …………………… CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM Cấp cho Ông/Bà: Ngày sinh: Quê quán: Hạng đăng kiểm viên: Mã số đăng kiểm viên: ĐƯỢC THỰC HIỆN KIỂM TRA CÁC CÔNG ĐOẠN TRONG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI NHƯ SAU
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
-------
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Công đoạn 1 và Lập Hồ sơ phương tiện | Công đoạn 2 | Công đoạn 3 | Công đoạn 4 | Công đoạn 5 |
□ | □ | □ | □ | □ |
| Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
PHỤ LỤC VIMÃ SỐ ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI
(Kèm theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ)
Mã số của đơn vị đăng kiểm xe cơ giới được quy định như sau:
1. Mã số đơn vị đăng kiểm xe cơ giới bao gồm 3 phần chính, nối giữa thành phần thứ nhất và thứ hai là nét vạch ngang (-).
2. Phần I - Hai số đầu: Chỉ mã địa phương nơi đơn vị đăng kiểm hoạt động được quy định tại bảng dưới đây:
STT | Trung tâm đặt trên địa phương | Hai số đầu |
1 | Cao Bằng | 11 |
2 | Lạng Sơn | 12 |
3 | Quảng Ninh | 14 |
4 | Hải Phòng | 15 |
5 | Thái Bình | 17 |
6 | Nam Định | 18 |
7 | Phú Thọ | 19 |
8 | Thái Nguyên | 20 |
9 | Yên Bái | 21 |
10 | Tuyên Quang | 22 |
11 | Hà Giang | 23 |
12 | Lào Cai | 24 |
13 | Lai Châu | 25 |
14 | Sơn La | 26 |
15 | Điện Biên | 27 |
16 | Hòa Bình | 28 |
17 | Hà Nội | 29 |
18 | Hải Dương | 34 |
19 | Ninh Bình | 35 |
20 | Thanh Hóa | 36 |
21 | Nghệ An | 37 |
22 | Hà Tĩnh | 38 |
23 | Đà Nẵng | 43 |
24 | Đắk Lắk | 47 |
25 | Đắk Nông | 48 |
26 | Lâm Đồng | 49 |
27 | TP. Hồ Chí Minh | 50 |
28 | Đồng Nai | 60 |
29 | Bình Dương | 61 |
30 | Long An | 62 |
31 | Tiền Giang | 63 |
32 | Vĩnh Long | 64 |
33 | Cần Thơ | 65 |
34 | Đồng Tháp | 66 |
35 | An Giang | 67 |
36 | Kiên Giang | 68 |
37 | Cà Mau | 69 |
38 | Tây Ninh | 70 |
39 | Bến Tre | 71 |
40 | Bà Rịa Vũng Tàu | 72 |
41 | Quảng Bình | 73 |
42 | Quảng Trị | 74 |
43 | Thừa Thiên - Huế | 75 |
44 | Quảng Ngãi | 76 |
45 | Bình Định | 77 |
46 | Phú Yên | 78 |
47 | Khánh Hòa | 79 |
48 | Gia Lai | 81 |
49 | Kon Tum | 82 |
50 | Sóc Trăng | 83 |
51 | Trà Vinh | 84 |
52 | Ninh Thuận | 85 |
53 | Bình Thuận | 86 |
54 | Vĩnh Phúc | 88 |
55 | Hưng Yên | 89 |
56 | Hà Nam | 90 |
57 | Quảng Nam | 92 |
58 | Bình Phước | 93 |
59 | Bạc Liêu | 94 |
60 | Hậu Giang | 95 |
61 | Bắc Kạn | 97 |
67 | Bắc Giang | 98 |
63 | Bắc Ninh | 99 |
Ghi chú: Trường hợp chia tách, hợp nhất, sáp nhập các tỉnh, thành phố thì Mã đơn vị đăng kiểm được lấy theo mã của tỉnh, thành phố mới tương ứng. |
3. Phần II - Hai số giữa: Chỉ thứ tự đơn vị đăng kiểm có trong một địa phương, các đơn vị đăng kiểm thành lập sau sẽ nối tiếp dãy số tự nhiên đã có.
4. Phần III - Ký tự cuối cùng: Là chữ cái thể hiện loại hình đơn vị đăng kiểm, quy định cụ thể như sau:
- Chữ S: Chỉ đơn vị đăng kiểm thuộc Sở Giao thông vận tải;
- Chữ V: Chỉ đơn vị đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Chữ D: Chỉ đơn vị đăng kiểm thuộc loại hình Doanh nghiệp.
5. Ví dụ:
50-01S: | 50: Đơn vị đăng kiểm tại Thành phố Hồ Chí Minh 01: Đơn vị thứ nhất S: Đơn vị thuộc Sở GTVT |
PHỤ LỤC VIIMẪU ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
(Kèm theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ)
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/…… | …3…, ngày …… tháng …… năm ……… |
ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
Kính gửi: ……………………4……………………
Căn cứ Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; Nghị định số ……/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
1. Tên tổ chức/đơn vị đăng kiểm: …………………………………………………………………
2. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….
3. Số điện thoại (Fax): ………………………………………………………………………………
4. Đề nghị cấp/cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới cho:
…………………………………………………………………………………………………………
5. Lý do5:
……6…………………………………………………… cam kết những nội dung trên là đúng.
Hồ sơ7 gửi kèm (01 bộ) gồm:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
| TỔ CHỨC/ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM |
___________________
1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
2 Tên đơn vị đề nghị kiểm tra, cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
3 Địa danh.
4 Cơ quan thực hiện cấp/cấp lại Giấy chứng nhận.
5 Đối với trường hợp cấp lại.
6 Tên tổ chức/đơn vị đăng kiểm.
7 Ghi rõ thành phần hồ sơ gửi kèm theo (quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định này).
PHỤ LỤC VIIIMẪU ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ, CẤP (CẤP LẠI) CHỨNG CHỈ ĐĂNG KIỂM VIÊN
(Kèm theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ)
…………………1 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/…… | …2…, ngày …… tháng …… năm ……… |
ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ, CẤP (CẤP LẠI3) CHỨNG CHỈ ĐĂNG KIỂM VIÊN
Kính gửi: ……………………4……………………
Căn cứ Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; Nghị định số …/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;
Căn cứ5 thời hạn hiệu lực của Chứng chỉ đăng kiểm viên số …………… ngày …… tháng …… năm ………;
Căn cứ6 ………………………………………………………………………………………………
1. Tên đơn vị/cá nhân: ……………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ7: ……………………………………………………………………………………………
3. Số điện thoại (Fax): ………………………………………………………………………………
4. Đề nghị cấp cấp lại chứng chỉ đăng kiểm viên cho ông/bà:
- Họ và tên: ……………………………………………………….. Số CCCD: ……………………
- Họ và tên: ……………………………………………………….. Số CCCD: ……………………
…………………………………………………………………………………………………………
5. Lý do8: ……………………………………………………………………………………………..
……9…… cam kết những nội dung trên là đúng.
Hồ sơ10 gửi kèm (01 bộ) gồm:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
| ĐƠN VỊ/CÁ NHÂN |
___________________
1 Tên đơn vị đề nghị đánh giá đăng kiểm viên.
2 Địa danh.
3 Áp dụng việc cấp hoặc cấp lại đối với các trường hợp theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định này.
4 Cơ quan thực hiện việc đánh giá, cấp/cấp lại chứng chỉ đăng kiểm viên.
5 Áp dụng với trường hợp cấp lại chứng chỉ đăng kiểm viên khi sắp hết hiệu lực.
6 Căn cứ văn bản quy phạm, pháp luật khác có liên quan.
7 Ghi địa chỉ của đơn vị đối với tổ chức; địa chỉ nơi cư trú đối với cá nhân.
8 Đối với trường hợp cấp lại.
9 Tên tổ chức/đơn vị đăng kiểm.
10 Ghi rõ thành phần hồ sơ gửi kèm theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định này.
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.”
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 08 tháng 6 năm 2023.
2. Điều khoản chuyển tiếp
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới đã cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục có giá trị sử dụng và được áp dụng các điều kiện quy định tại Nghị định này; Giấy chứng nhận đăng kiểm viên đã cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục có giá trị sử dụng cho đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận;
b) Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các cá nhân đang thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên được áp dụng thời gian thực tập quy định tại điểm b khoản 13 Điều 1 Nghị định này;
c) Cục Đăng kiểm Việt Nam không thực hiện cấp chứng chỉ tập huấn nhân viên nghiệp vụ kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực;
d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới đã nộp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 139/2018/NĐ-CP;
đ) Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu Sở Giao thông vận tải chưa thực hiện được các nhiệm vụ quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 1 của Nghị định này thì có văn bản đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục thực hiện. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 1 của Nghị định này;
e) Các đơn vị đăng kiểm tiếp tục áp dụng theo biểu giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới hiện hành cho đến khi ban hành biểu giá mới;
g) Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”