Hệ thống pháp luật

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/VBHN-BKHCN

Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2018

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

n cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11m 2007;

n cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường[1],

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục và tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

2. Thông tư này áp dụng đối với Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Đối tượng kiểm tra

1. Hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam.

2. Hàng hóa đặc dụng của quốc phòng, an ninh không thuộc đối tượng kiểm tra của Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hàng hóa lưu thông trên thị trường bao gồm: hàng hóa trong quá trình vận chuyển, trưng bày, khuyến mại và lưu giữ trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ.

2.[2] Các từ ngữ khác trong Thông tư này sử dụng cách giải thích từ ngữ theo quy định tại Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 4. Căn cứ kiểm tra

Căn cứ để kiểm tra chất lượng hàng hóa là quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy định về nhãn hàng hóa và quy định khác của pháp luật.

Điều 5. Phương thức kiểm tra chất lượng hàng hóa

Phương thức kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:

1. Kiểm tra theo kế hoạch hàng năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc kiểm tra theo kế hoạch này không cần báo trước cho cơ sở kinh doanh.

a) Căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:

- Mục tiêu, kế hoạch theo yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành;

- Kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

- Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

- Thông tin cảnh báo trong nước, nước ngoài, khu vực, quốc tế về chất lượng hàng hóa.

b) Kế hoạch kiểm tra phải thể hiện được các nội dung chủ yếu như sau:

- Đối tượng hàng hóa kiểm tra;

- Địa bàn kiểm tra;

- Thời gian kiểm tra (theo tháng);

- Kinh phí tổ chức thực hiện kiểm tra;

- Tổ chức thực hiện.

2. Kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa.

Căn cứ để quyết định kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường:

a)[3] Theo yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

b) Khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa;

c) Thông tin, cảnh báo của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài về hàng hóa không bảo đảm chất lượng có nguy cơ đe dọa sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;

d) Kết quả khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phát hiện hàng hóa không bảo đảm chất lượng.

Điều 6. Mẫu hàng hóa để thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa

1. Mẫu hàng hóa được mua theo hình thức lấy ngẫu nhiên trên thị trường để thử nghiệm tại tổ chức thử nghiệm phục vụ việc khảo sát, theo dõi tình hình chất lượng hàng hóa trên thị trường. Việc mua mẫu khảo sát chất lượng không cần có mẫu lưu.

2. Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì Trưởng đoàn kiểm tra quyết định việc lấy mẫu. Mẫu hàng hóa được lấy để Thử nghiệm tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định như sau:

a)[4] Mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp không có quy định về phương pháp lấy mẫu thì lấy mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên với số lượng đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu cần kiểm tra. Mỗi mẫu được chia làm hai đơn vị mẫu, một đơn vị mẫu để mang thử nghiệm, một đơn vị mẫu lưu tại cơ quan kiểm tra. Tùy từng loại hàng hóa, hạn sử dụng, đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản lấy mẫu về thời hạn lưu mẫu tại cơ quan kiểm tra nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày có kết quả thử nghiệm mẫu. Hết thời hạn lưu mẫu, cơ quan kiểm tra xử lý mẫu lưu theo quy định.

b) Mẫu hàng hóa sau khi lấy phải được niêm phong (theo mẫu Tem niêm phong 4b. TNPM - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này) có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu và lập biên bản lấy mẫu hàng hóa (theo mẫu biên bản 4. BBLM - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này). Trường hợp đại diện cơ sở được lấy mẫu không ký biên bản lấy mẫu, niêm phong, mẫu thì đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu”, biên bản lấy mẫu, niêm phong mẫu có chữ ký của người lấy mẫu và Trưởng đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.

c)[5] Mẫu hàng hóa phải được gửi đến tổ chức thử nghiệm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền chỉ định để thử nghiệm theo quy định của pháp luật.

Kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền chỉ định là căn cứ pháp lý để cơ quan kiểm tra xử lý tiếp trong quá trình kiểm tra.

3. Chi phí lấy mẫu hàng hóa và thử nghiệm theo quy định tại Điều 41 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chương II

NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 7. Nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa[6]

1. Về nhãn hàng hóa:

a) Kiểm tra nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

b) Kiểm tra việc thể hiện tiêu chuẩn công bố áp dụng, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, mã số, mã vạch theo quy định của pháp luật.

2. Về chất lượng:

a) Kiểm tra điều kiện bảo quản hàng hóa theo quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc công bố trên nhãn hàng hóa;

b) Kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa đối với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tài liệu kèm theo;

Trong trường hợp cần lấy mẫu hàng hóa, đoàn kiểm tra lấy mẫu theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

Điều 8. Trình tự và thủ tục kiểm tra

1.[7] Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Xuất trình quyết định kiểm tra theo quy định tại Mẫu 2a. QĐKT Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này trước khi tiến hành kiểm tra;

b) Tiến hành kiểm tra theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

c) Lập biên bản kiểm tra theo quy định tại Mẫu 3a. BBKT Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của đại diện cơ sở được kiểm tra, đoàn kiểm tra. Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản” và nêu rõ lý do không ký biên bản, trong trường hợp này biên bản có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.

Trường hợp đoàn kiểm tra có lấy mẫu thì phải lập biên bản lấy mẫu theo quy định tại Mẫu 4. BBLM Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, yêu cầu cơ sở được kiểm tra cung cấp hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa được lấy mẫu và xác định lượng hàng hóa tại thời điểm lấy mẫu;

d) Báo cáo cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra; xử lý, kiến nghị xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

2. Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra độc lập theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Xuất trình thẻ kiểm soát viên chất lượng trước khi kiểm tra;

b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại Điều 7 Thông tư này;

c) Lập biên bản kiểm tra (theo Mẫu 3b. BBKT - KSVCL - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này). Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của đại diện cơ sở được kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng. Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì kiểm soát viên chất lượng ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản”; biên bản có chữ ký của kiểm soát viên chất lượng và người chứng kiến vẫn có giá trị pháp lý;

d) Xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Điều 9. Xử lý kết quả kiểm tra[8]

1. Trường hợp hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa, công bố tiêu chuẩn áp dụng, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, các biện pháp quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với hàng hóa và yêu cầu về điều kiện liên quan đến quá trình sản xuất xử lý như sau:

a) Đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng yêu cầu người bán hàng tạm dừng việc bán hàng hóa, đồng thời người bán hàng phải liên hệ với người sản xuất, người nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa trong thời hạn ghi trong biên bản.

Trong thời hạn không quá 24 giờ, Đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng phải báo cáo với cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hóa để cơ quan kiểm tra ra thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa (theo Mẫu 5. TBTDLT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này) và xử lý theo thẩm quyền; thời gian tạm dừng lưu thông hàng hóa ghi trong Thông báo tạm dừng lưu thông được tính từ thời điểm ký biên bản kiểm tra;

b) Cơ quan kiểm tra chỉ ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường (theo Mẫu 9. TBTTLT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này) khi người bán hàng hàng hóa đó đã khắc phục đạt yêu cầu và báo cáo bằng văn bản kèm theo bằng chứng cho cơ quan kiểm tra;

c) Trường hợp người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm, không chấp hành các yêu cầu của cơ quan kiểm tra thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận về sự tiếp tục vi phạm của người bán hàng, tùy theo mức độ vi phạm, quy mô ảnh hưởng, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng địa phương hoặc trung ương tên người bán hàng, địa chỉ nơi bán hàng, tên hàng hóa và sự không phù hợp của hàng hóa (theo Mẫu 10. TBKĐCL - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này). Đồng thời, cơ quan, kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2.[9] Trường hợp hàng hóa có kết quả thử nghiệm mẫu không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, tiêu chuẩn chứng nhận hợp chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng xử lý như sau:

a) Trong thời hạn không quá 24 giờ, đoàn kiểm tra phải báo cáo với cơ quan kiểm tra về kết quả thử nghiệm mẫu không đạt yêu cầu chất lượng.

Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được phiếu kết quả thử nghiệm mẫu cơ quan kiểm tra phải ra thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa theo quy định tại Mẫu 5. TBTDLT Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Yêu cầu người bán hàng cung cấp thông tin liên quan đối với hàng hóa cùng loại như số lượng hàng hóa còn tồn, đã bán và liên hệ với người sản xuất, nhập khẩu biết để khắc phục, xử lý, sửa chữa và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; lập biên bản niêm phong theo quy định tại Mẫu 7a. BBNP-ĐKT hoặc Mẫu 7b. BBNP-KSVCL Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và niêm phong hàng hóa còn tồn ở cơ sở đã kiểm tra theo quy định tại Mẫu 7c. TNPHH Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì đại diện đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản” và nêu rõ lý do không ký biên bản, trong trường hợp này biên bản có chữ ký của đại diện đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng vẫn có giá trị pháp lý;

c) Cơ quan kiểm tra xử lý theo thẩm quyền và chuyển hồ sơ, kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

d) Sau khi nhận được thông báo về kết quả xử lý vi phạm của người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 03 ngày làm việc, đại diện đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng mở niêm phong hàng hóa theo quy định tại Mẫu 8c. BBMNP-ĐKT hoặc Mẫu 8d. BBMNP-KSVCL Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này để cơ sở được kiểm tra phối hợp với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành động khắc phục và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Khi khắc phục xong, cơ sở được kiểm tra báo cáo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra để tiến hành kiểm tra, lấy mẫu thử nghiệm lại các chỉ tiêu không đạt. Cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường theo quy định tại Mẫu 9. TBTTLT Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này khi kết quả kiểm tra, thử nghiệm phù hợp quy định của pháp luật

3. Trường hợp hàng hóa vi phạm nghiêm trọng về nhãn (giả nhãn; hết hạn sử dụng; thông tin, cảnh báo trên nhãn không trung thực gây nguy hiểm), hàng hóa có bằng chứng trực quan thấy nguy hiểm, hàng hóa có kết quả thử nghiệm mẫu không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, chứng nhận hợp chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đe dọa sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc người bán hàng không thực hiện các yêu cầu trong thông báo tạm dừng lưu thông thì cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên người bán hàng, địa chỉ nơi bán hàng, tên hàng hóa và sự không phù hợp của hàng hóa.

4.[10] Trong quá trình kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính trưởng đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính và kiến nghị cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ, kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp phát hiện vi phạm hành chính khi có kết quả thử nghiệm mẫu, trưởng đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính hoặc cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ, kiến nghị cơ quan phối hợp lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

5. Sau khi phát hiện hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì cơ quan kiểm tra có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra tương ứng nơi có cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa đó xem xét việc tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu theo quy định tại Điều 5, xử lý theo quy định tại Điều 6 và Điều 8 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

6. Hồ sơ chuyển người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm, bao gồm: Quyết định kiểm tra, Biên bản kiểm tra, Thông báo kết quả thử nghiệm mẫu hoặc bằng chứng khẳng định sản phẩm không phù hợp, Biên bản vi phạm hành chính, Biên bản niêm phong, Thông báo tạm dừng lưu thông, Công văn của cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho cơ quan kiểm tra biết kết quả xử lý để theo dõi, tổng hợp.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[11]

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra

Căn cứ các quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm như sau:

1. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, cơ quan kiểm tra ở địa phương phải hoàn thành việc xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tại địa phương cho năm sau.

2. Kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của các cơ quan kiểm tra ở địa phương sau khi được phê duyệt phải báo cáo với cơ quan kiểm tra ở Trung ương thuộc ngành, lĩnh vực và gửi tới Sở Khoa học và Công nghệ.

Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp kế hoạch kiểm tra của các cơ quan kiểm tra ở địa phương và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời báo cáo về Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).

3. Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, cơ quan kiểm tra ở Trung ương phải hoàn thành việc xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của năm sau thuộc ngành, lĩnh vực của mình.

Kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường của các cơ quan kiểm tra ở Trung ương sau khi được phê duyệt phải báo cáo cho Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và gửi tới Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).

4. Trước ngày 15 tháng 7 hàng năm, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xây dựng kế hoạch kiểm tra liên ngành của năm sau trình Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt để phối hợp triển khai kiểm tra.

Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra và các cơ quan liên quan trong phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng hàng hóa

1. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền và trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.

2. Người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét, thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho cơ quan kiểm tra để phối hợp theo dõi việc khắc phục hậu quả sau xử phạt vi phạm hành chính.

3. Các cơ quan Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong khi thi hành công vụ nếu phát hiện hành vi vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra

1.[12] Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả kiểm tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu. Nội dung báo cáo theo quy định tại Mẫu 6. BCCTKT Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:

a) Cơ quan kiểm tra địa phương tổng hợp báo cáo tình hình kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường thuộc trách nhiệm của mình gửi cơ quan chủ quản và gửi Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng);

b) Cơ quan kiểm tra ở Trung ương tổng hợp báo cáo tình hình kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, thuộc trách nhiệm quản lý của mình gửi Bộ chủ quản và gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).

2. Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, các Bộ, ngành, Bộ Khoa học và Công nghệ xử lý tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2013 và thay thế Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

1. Các Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan kiểm tra, tổ chức, cá nhân, cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, cơ quan kiểm tra phản ánh kịp thời về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tùng

 

PHỤ LỤC

CÁC MẪU BIỂU SỬ DỤNG TRONG VIỆC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Kế hoạch kiểm tra:

Mẫu 1.KHKT

26/2012/TT-BKHCN

2. Quyết định về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường:

Mẫu 2a. QĐKT

26/2012/TT-BKHCN

3. Biên bản kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường:

Mẫu 3a. BBKT- ĐKT

26/2012/TT-BKHCN

4. Biên bản kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường (Cho Kiểm soát viên chất lượng):

Mẫu 3b. BBKT-KSVCL

26/2012/TT-BKHCN

5. Biên bản lấy mẫu:

Mẫu 4. BBLM

12/2017/TT-BKHCN

6. Tem niêm phong mẫu:

Mẫu 4b. TNPM

26/2012/TT-BKHCN

7. Thông báo tạm dừng lưu thông

Mẫu 5. TBTDLT

12/2017/TT-BKHCN

8. Báo cáo về công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa:

Mẫu 6. BCCTKT

26/2012/TT-BKHCN

9. Biên bản niêm phong hàng hóa (Cho đoàn kiểm tra):

Mẫu 7a. BBNP-ĐKT

12/2017/TT-BKHCN

10. Biên bản niêm phong hàng hóa (Cho Kiểm soát viên chất lượng):

Mẫu 7b. BBNP-KSVCL

12/2017/TT-BKHCN

11. Tem niêm phong hàng hóa

Mẫu 7c. TNPHH

12/2017/TT-BKHCN

12. Biên bản mở niêm phong - Đoàn kiểm tra

Mẫu 8c. BBMNP-ĐKT

12/2017/TT-BKHCN

13. Biên bản mở niêm phong - Kiểm soát viên chất lượng

Mẫu 8d. BBMNP- KSVCL

12/2017/TT-BKHCN

14. Thông báo về hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường:

Mẫu 9. TBTTLT

26/2012/TT-BKHCN

15. Thông báo hàng hóa không đạt chất lượng:

Mẫu 10. TBKĐCL

26/2012/TT-BKHCN

16. Biên bản vi phạm hành chính về chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

Mẫu 11. BBVPHC

26/2012/TT-BKHCN

 

Mẫu 1.KHKT
26/2012/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIM TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /KH-...

.........., ngày..... tháng..... năm.....

 

KẾ HOẠCH KIỂM TRA

Kính gửi:...............

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

(Cơ quan kiểm tra) xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:

1. Mục đích, yêu cầu:

2. Đối tượng hàng hóa kiểm tra:

3. Địa bàn kiểm tra:

4. Thời gian kiểm tra (theo tháng):

5. Kinh phí tổ chức thực hiện kiểm tra:

6. Tổ chức thực hiện:

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, (Tên viết tắt ĐVST).

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu 2a. QĐKT
26/2012/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
N CƠ QUAN KIỂM TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /QĐ-...

.........., ngày..... tháng..... năm 20..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN (1)

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Căn cứ......... (2).......

Căn cứ......... (3).......

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, gồm các thành viên sau đây:

1. Họ tên và chức vụ:......................................................... Trưởng đoàn

2. Họ tên và chức vụ:......................................................... Thành viên

3. ..............

Điều 2. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường với:

- Nội dung kiểm tra:

- Đối tượng kiểm tra: hàng hóa

- Cơ sở được kiểm tra:

- Chế độ kiểm tra:

- Thời gian kiểm tra từ ngày.... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng.... năm....

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Đoàn kiểm tra, các tổ chức cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VT, (Tên viết tắt ĐVST).

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_____________

(1) Thủ trưởng cơ quan ra quyết định;

(2) Ghi tên văn bản kế hoạch kiểm tra được phê duyệt nếu là kiểm tra theo kế hoạch. Nếu là kiểm tra đột xuất không ghi mục này;

(3) Văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định.

 

Mẫu 3a. BBKT
26/2012/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

.........., ngày..... tháng..... năm 20.....

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA

Chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Số:.......................

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường được thành lập theo Quyết định số...../QĐ- ngày... tháng... năm....... của................... (1) đã tiến hành kiểm tra từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...... tại.....................

Thành phần đoàn kiểm tra gồm

1. ..................                                      chức vụ:                                      Trưởng đoàn

2. ..................                                                                                         Thành viên

3. ..................

Đại diện cơ sở được kiểm tra:

1. ..................                                      chức vụ:

2. ..................

Với sự tham gia của

1. ..................                                      chức vụ:

2. ..................

I. Nội dung - kết quả kiểm tra:

II. Nhận xét và kết luận:

III. Yêu cầu đối với cơ sở:

IV. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra:

Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau vào hồi... giờ..... ngày..... tháng... năm.... tại............................, đã được các bên thông qua. Cơ sở được kiểm tra giữ một (01) bản, Đoàn kiểm tra giữ một (01) bản lưu./.

 

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Thành viên đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Lưu ý:

- Trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành số lượng biên bản sẽ tùy theo số cơ quan tham gia kiểm tra.

- (1) Chức danh của người ra Quyết định kiểm tra.

 

Mẫu 3b. BBKT-KSVCL
26/2012/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
KIỂM SOÁT VIÊN
CHẤT LƯỢNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

.........., ngày..... tháng..... năm 20.....

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA

Chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Số:....................

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Hôm nay, ngày....... tháng.......... năm.........., Tôi........................ Kiểm soát viên chất lượng tiến hành kiểm tra lại: ................................................................................

Đại diện cơ sở được kiểm tra:...............................................................................

Người chứng kiến:................................................................................................

I. Nội dung - kết quả kiểm tra:

II. Nhận xét và kết luận:

III. Yêu cầu đối với cơ sở:

IV. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra:

Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau vào hồi giờ.... ngày... tháng..... năm...... tại..................................., đã được các bên thông qua, Cơ sở được kiểm tra giữ 01 bản. Kiểm soát viên chất lượng lưu 01 bản./.

 

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Kiểm soát viên chất lượng
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 4. BBLM [13]
 12/2017/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

.........., ngày..... tháng..... năm 20.....

 

BIÊN BẢN LẤY MẪU

Số.../.../BBLM-...

(Kèm theo Biên bản kiểm tra số:...)

1. Tên cơ sở được lấy mẫu:

2. Đại diện cơ sở được lấy mẫu:

(Họ tên, chức vụ, đơn vị)...

3. Người lấy mẫu:

(Họ tên, chức danh, đơn vị)...

4. Phương pháp lấy mẫu: theo TCVN... hoặc QCVN... hoặc phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên

STT

Tên mẫu, ký hiệu

Tên cơ sở và địa chỉ NSX/NK ghi trên nhãn hoặc tên, địa chỉ cơ sở cung cấp

Đơn vị tính

(Khối lượng/số lượng)/ mẫu

Khối lượng/số lượng hàng hóa tại thời điểm lấy mẫu

Ngày sản xuất (nếu có)

Thời hạn lưu mẫu

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Tình trạng mẫu:

- Mẫu được chia làm 02 đơn vị: 01 đơn vị đưa đi thử nghiệm. 01 đơn vị được lưu tại cơ quan kiểm tra. (Số lượng của mỗi đơn vị mẫu đảm bảo đủ để thử các chỉ tiêu cần kiểm tra theo yêu cầu quản lý và phương pháp thử quy định).

- Mẫu được niêm phong có sự chứng kiến của đại diện cơ sở được lấy mẫu.

Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, mỗi bên giữ 01 bản./.

 

Đại diện cơ sở được lấy mẫu
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Người lấy mẫu
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 4b. TNPM
26/2012/TT-BKHCN

TEM NIÊM PHONG MẪU

Theo Biên bản lấy mẫu số..... ngày.... tháng..... năm...........

Tên mẫu................................................................................................................

Số thứ tự trong biên bản lấy mẫu:.........................................................................

Ngày lấy mẫu........................................................................................................

 

NGƯỜI LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: Tem niêm phong được đóng dấu treo của cơ quan kiểm tra khi niêm phong mẫu.

 

Mẫu 5. TBTDLT [14]
12/2017/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
N CƠ QUAN KIỂM TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /TB-...

..., ngày... tháng... năm 20...

 

THÔNG BÁO

Về tạm dừng lưu thông hàng hóa

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Sửa đổi, bổ sung một điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN;

Căn cứ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của (1)... tại Quyết định số... ngày... tháng... năm...;

Căn cứ Biên bản kiểm tra ngày... tháng... năm... tại...;

Căn cứ vào biên bản lấy mẫu (nếu có) số... và kết quả thử nghiệm mẫu (nếu có) số...,

... (1) THÔNG BÁO

1. Tạm dừng việc... (bán, lưu thông, sử dụng...) hàng hóa (Tên hàng - số lượng) từ ngày... của:...

- Tên tổ chức, cá nhân (cơ sở được kiểm tra)

- Địa chỉ:

2. Lý do tạm dừng lưu thông (Ghi nội dung nhãn và hoặc chỉ tiêu không đạt):

- Về nhãn hàng hóa:...

- Về chất lượng:...

2. (2) có trách nhiệm liên hệ với người sản xuất, hoặc nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục trong thời hạn... ngày. Hàng hóa nêu trên chỉ được phép tiếp tục lưu thông nếu đã thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường.

3. (2). Đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm thi hành Thông báo này.

 

Nơi nhận:
- Cơ sở kinh doanh (để thực hiện);
- Cơ quan liên quan (để phối hợp);
- Lưu: VT, (Tên viết tắt ĐVST).

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_____________

(1) Cơ quan kiểm tra;

(2) Tên tổ chức, cá nhân (CSKD) có hàng tạm dừng bán.

 

Mẫu 6. BCCTKT
26/2012/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
N CƠ QUAN KIỂM TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /BC-...

.........., ngày..... tháng..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Về công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa

Kính gửi:.....................

I. Đặc điểm tình hình lưu thông hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý:

II. Kết quả kiểm tra:

1. Các hàng hóa được kiểm tra:

2. Số cơ sở được kiểm tra và địa bàn kiểm tra:

3. Tình hình chất lượng, nhãn hàng hóa qua kiểm tra:

4. Tình hình vi phạm, xử lý và một số vụ điển hình:

- Số vụ vi phạm, xử lý:

- Các hành vi vi phạm:

- Một số vụ điển hình: (hàng hóa (số lượng, trị giá), nội dung vi phạm, hình thức và mức xử lý)

5. Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về chất lượng và nhãn hàng hóa.

III. Nhận xét đánh giá chung:

IV. Kiến nghị:

(Các phụ lục kèm theo báo cáo:...............)

 

Nơi nhận:
- Như trên (để báo cáo);
- Tổng cục TĐC;
- Lưu: VT, (Tên viết tắt ĐVST).

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu 7a. BBNP-ĐKT [15]
 12/2017/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

.........., ngày..... tháng..... năm 20.....

 

BIÊN BẢN NIÊM PHONG HÀNG HÓA

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Sửa đổi, bổ sung một điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN;

Căn cứ vào biên bản lấy mẫu số... và kết quả thử nghiệm mẫu số...

Hôm nay, hồi... giờ... ngày... tháng... năm...

Chúng tôi gồm:

Đại diện Đoàn kiểm tra:

- Họ và tên... Chức vụ... Đơn vị công tác...

- Họ và tên... Chức vụ... Đơn vị công tác...

- ... ...

Đại diện cơ sở được kiểm tra

- Họ và tên... Chức vụ...

Tiến hành niêm phong (tên hàng hóa):... số lượng hàng hóa tại thời điểm niêm phong:... lưu giữ tại địa chỉ...

Lượng hàng hóa đã bán tính từ thời điểm kiểm tra lấy mẫu đến thời điểm niêm phong hàng hóa: ...

Tình trạng hàng hóa khi niêm phong:

Yêu cầu cơ sở có trách nhiệm bảo quản, giữ nguyên tình trạng hàng hóa và niêm phong.

Biên bản này được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau. Cơ quan kiểm tra lưu 01 bản, cơ sở được kiểm tra lưu 01 bản.

 

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Đại diện đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 7b. BBNP-KSVCL [16]
 12/2017/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
KIỂM SOÁT VIÊN
CHẤT LƯỢNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

.........., ngày..... tháng..... năm 20.....

 

BIÊN BẢN NIÊM PHONG HÀNG HÓA

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Sửa đổi, bổ sung một điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN;

Căn cứ vào biên bản lấy mẫu số... và kết quả thử nghiệm mẫu số...

Hôm nay, hồi... giờ... ngày... tháng... năm...

Chúng tôi gồm:

- Họ và tên:... Kiểm soát viên chất lượng thuộc cơ quan kiểm tra...;

- Họ và tên:... Chức vụ... đại diện cơ sở được kiểm tra;

- Người chứng kiến (nếu có):...

Tiến hành niêm phong (tên hàng hóa):... số lượng hàng hóa tại thời điểm niêm phong:... lưu giữ tại địa chỉ...

Lượng hàng hóa đã bán tính từ thời điểm kiểm tra lấy mẫu đến thời điểm niêm phong hàng hóa:...

Tình trạng hàng hóa khi niêm phong:...

Yêu cầu cơ sở có trách nhiệm bảo quản, giữ nguyên tình trạng hàng hóa và niêm phong.

Biên bản này được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau. Cơ quan kiểm tra lưu 01 bản, cơ sở được kiểm tra lưu 01 bản.

 

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Kiểm soát viên chất lượng
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người chứng kiến (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 7c. TNPHH [17]
12/2017/TT-BKHCN

TEM NIÊM PHONG HÀNG HÓA

Kèm theo Biên bản niêm phong hàng hóa số... ngày... tháng... năm ...........................

Tên hàng hóa niêm phong..........................................................................................

Ngày niêm phong.......................................................................................................

 

NGƯỜI NIÊM PHONG
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: Tem niêm phong được đóng dấu treo của cơ quan kiểm tra trước khi niêm phong hàng hóa.

 

Mẫu 8c. BBMNP-ĐKT [18]
 12/2017/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

..., ngày... tháng... năm 20...

 

BIÊN BẢN MỞ NIÊM PHONG HÀNG HÓA

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Sửa đổi, bổ sung một điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN;

Căn cứ...

Hôm nay, hồi... giờ... ngày... tháng... năm...

Chúng tôi gồm:

Đại diện Đoàn kiểm tra:

- Họ và tên... Chức vụ... Đơn vị công tác...

- Họ và tên... Chức vụ... Đơn vị công tác...

Đại diện cơ sở được kiểm tra

- Họ và tên... Chức vụ...

Tiến hành mở niêm phong (số lượng, tên hàng hóa):... lưu giữ tại địa chỉ...

Tình trạng hàng hóa khi mở niêm phong:

Yêu cầu cơ sở...

Biên bản này được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau. Cơ quan kiểm tra lưu 01 bản, cơ sở được kiểm tra lưu 01 bản./.

 

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Đại diện đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 8d. BBMNP-KSVCL [19]
 12/2017/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
KIỂM SOÁT VIÊN
CHẤT LƯỢNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

..., ngày... tháng... năm 20...

 

BIÊN BẢN MỞ NIÊM PHONG HÀNG HÓA

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Sửa đổi, bổ sung một điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN;

Căn cứ...

Hôm nay, hồi... giờ... ngày... tháng... năm...

Chúng tôi gồm:

- Họ và tên:... Kiểm soát viên chất lượng thuộc cơ quan kiểm tra...;

- Họ và tên:... Chức vụ... đại diện cơ sở được kiểm tra;

- Người chứng kiến (nếu có):...

Tiến hành mở niêm phong (số lượng, tên hàng hóa):... lưu giữ tại địa chỉ...

Tình trạng hàng hóa khi mở niêm phong:

Yêu cầu cơ sở ...

Biên bản này được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau. Cơ quan kiểm tra lưu 01 bản, cơ sở được kiểm tra lưu 01 bản./.

 

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Kiểm soát viên chất lượng
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người chứng kiến (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 9. TBTTLT
26/2012/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /TB-...

.........., ngày..... tháng..... năm 20.....

 

THÔNG BÁO

Về hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Căn cứ Thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa số...

Căn cứ kết quả hành động khắc phục đối với hàng hóa.........

............. (1) THÔNG BÁO

1. Tên hàng hóa.................... số lượng......... của:

- Tên tổ chức, cá nhân (cơ sở được kiểm tra):

- Địa chỉ:

Được tiếp tục lưu thông trên thị trường kể từ ngày ban hành thông báo này.

2. (2), Đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm thi hành Thông báo này./.

 

Nơi nhận:
- Cơ sở kinh doanh (để thực hiện);
- Cơ quan liên quan (để phối hợp);
- Lưu: VT, (Tên viết tắt ĐVST).

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

_____________

(1) Cơ quan kiểm tra;

(2) Tên tổ chức, cá nhân có hàng hóa được tiếp tục lưu thông

 

Mẫu 10. TBKĐCL
26/2012/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /TB-...

.........., ngày..... tháng..... năm 20.....

 

THÔNG BÁO

Hàng hóa không đạt chất lượng

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Căn cứ kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa tại.................. ngày....

................. (1) THÔNG BÁO

- Tên hàng hóa:

- Số lượng:

- Nhãn hiệu ghi trên hàng hóa:

- Tên cơ sở bán hàng và địa chỉ bán hàng hóa:

- Nội dung không đạt chất lượng (Chtiêu chất lượng, ghi nhãn,...)

 

Nơi nhận:
- Các cơ quan thông tin đại chúng;
- Lưu: VT, (Tên viết tắt ĐVST).

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu 11. BBVPHC
26/2012/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:......../BB-VPHC

.........., ngày..... tháng..... năm 20.....

 

BIÊN BẢN

Vi phạm hành chính về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Hôm nay, hồi..... giờ..... ngày..... tháng.... năm.... tại..................................................

Chúng tôi gồm:

1. Ông (bà).......... Chức vụ: Trưởng đoàn kiểm tra (Theo Quyết định số...../QĐ-....)

2. Ông (bà)............................................... Chức vụ:...................................................

3. Ông (bà)............................................... Chức vụ:....................................................

Với sự chứng kiến (nếu có) của:

1. Ông (bà):............................................... Nghề nghiệp:............................................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Giấy CMND số:..................... Ngày cấp:........................... Nơi cấp:..........................

2. Ông (bà):............................................... Nghề nghiệp:............................................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Giấy CMND số:........................ Ngày cấp:..................... Nơi cấp:.............................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với:

Ông (bà)/tổ chức:........................................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):.............................................................................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:.................... ................................. Ngày cấp:................................... Nơi cấp:.................................

Đã có hành vi vi phạm hành chính như sau:...............................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Các hành vi trên đã vi phạm vào điểm..... Khoản...... Điều.......... Nghị định số ............. của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính:

.....................................................................................................................................

Ý kiến của người làm chứng (nếu có).........................................................................

Ý kiến của người có thẩm quyền lập biên bản:...........................................................

....................................................................................................................................

Yêu cầu ông (bà)/tổ chức:........................ đình chỉ ngay các hành vi vi phạm.

Biên bản được lập thành................ bản có nội dung và giá trị như nhau, đã được các bên nhất trí thông qua, ký tên vào từng trang và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một (01) bản, gửi báo cáo cơ quan kiểm tra một (01) bản và chuyển một (01) bản cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.

 

Người vi phạm
(hoặc đại diện tổ chức vi phạm)
(Ký, ghi rõ họ tên)2

Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

_____________

1) Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.

2) Nếu không ký, ghi rõ lý do người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản.

 



[1] Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường có căn cứ ban hành như sau:

n cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11m 2007;

n cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường”,

[2] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[3] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[4] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[5] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[6] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[7] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[8] Tên Điều này được sửa theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[9] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[10] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[11]Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 quy định như sau:

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”

[12] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[13] Mẫu số 4a. BBLM ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN được thay thế bởi Mẫu 4. BBLM theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[14] Mẫu 5.TBKQTNKĐ và Mẫu 7.TBTDLT ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN được thay thế bởi Mẫu 5. TBTDLT theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[15] Mẫu 8a. BBNP-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN được thay thế bởi Mẫu 7a. BBNP-ĐKT theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[16] Mẫu 8b. BBNP-KSVCL ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN được thay thế bởi Mẫu 7b. BBNP-ĐKT theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[17] Mẫu này được bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[18] Mẫu này được bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

[19] Mẫu này được bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BKHCN năm 2018 hợp nhất Thông tư quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: 01/VBHN-BKHCN
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Ngày ban hành: 09/05/2018
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: Trần Văn Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 629 đến số 630
  • Ngày hiệu lực: 09/05/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản