Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/VBHN-BCA

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2021

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ PHIÊN TÒA CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

Thông tư số 13/2016/TT-BCA ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 4 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 117/2020/TT-BCA ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2016/TT-BCA ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Căn cứ Luật Công an nhân năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân,Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định nguyên tắc, nhiệm vụ, trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác bảo vệ phiên tòa.

Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ phiên tòa

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật;

2. Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho Hội đồng xét xử, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa và hồ sơ, tài liệu, vật chứng của vụ án.

3. Thực hiện theo kế hoạch, phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác, đúng thẩm quyền; chấp hành nghiêm mệnh lệnh của người chỉ huy bảo vệ phiên tòa; không được rời vị trí bảo vệ khi chưa có lệnh của người chỉ huy.

5.Chương II

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ PHIÊN TÒA

Điều 4. Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa

Đơn vị Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp các cấp trong Công an nhân dân có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn các phiên tòa.

Điều 5. Xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ phiên tòa

1. Đơn vị Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp khi nhận được yêu cầu bảo vệ phiên tòa của Tòa án nhân dân có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bảo vệ phiên tòa trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự đơn vị mình phê duyệt. Việc xây dựng kế hoạch và nội dung kế hoạch như sau:

a) Trước khi xây dựng kế hoạch bảo vệ phiên tòa phải khảo sát thực tế, nắm vững tính chất, đặc điểm của vụ án; mức độ tội phạm; số lượng bị cáo, người làm chứng và những người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng và dự kiến số người tham dự phiên tòa; thời gian, địa điểm xét xử, khí hậu, thời tiết; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nơi diễn ra phiên tòa, dư luận xã hội (nhất là các phiên tòa xét xử các vụ án phức tạp liên quan đến an ninh trật tự, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, khiếu kiện đông người) và những yếu tố khác có liên quan đến công tác bảo vệ phiên tòa;

b) Nội dung kế hoạch gồm: Mục đích, yêu cầu, đặc điểm tình hình; phân công người chỉ huy chung; người chỉ huy bảo vệ trong phòng xử án, người chỉ huy bảo vệ khu vực ngoài phòng xử án; phân công cán bộ, chiến sĩ ở từng vị trí; bố trí lực lượng, trang bị phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ, thời gian, địa điểm; quy ước thông tin liên lạc; trách nhiệm phối hợp giữa các lực lượng; tổ chức thực hiện và những hoạt động cần thiết khác.

2. Căn cứ vào kế hoạch bảo vệ phiên tòa, đơn vị Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp xây dựng phương án bảo vệ trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự đơn vị mình phê duyệt.

Nội dung phương án gồm dự kiến các tình huống có thể xảy ra và phương án xử lý các tình huống.

3. Đối với việc bảo vệ phiên tòa xét xử các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp về an ninh, trật tự thì phải thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ phiên tòa.

Điều 6. Bố trí lực lượng bảo vệ phiên tòa

1. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất vụ án, nơi xét xử, số lượng bị cáo, người làm chứng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa để bố trí lực lượng bảo vệ phiên tòa cho phù hợp. Mỗi phiên tòa phải cử ít nhất 02 cán bộ, chiến sĩ trở lên thực hiện bảo vệ phiên tòa.

2. Những phiên tòa xét xử vụ án phức tạp gây dư luận bức xúc trong xã hội, phạm tội có tổ chức, phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, các phiên tòa xét xử lưu động thì có thể tăng cường lực lượng, trang bị thêm phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo từng khu vực, phối hợp với chính quyền địa phương nơi tổ chức phiên tòa, các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn để bảo vệ phiên tòa.

3. Căn cứ kế hoạch, phương án chung đã được phê duyệt, các đơn vị được phân công tham gia phối hợp bảo vệ phiên tòa có kế hoạch và phương án cụ thể của đơn vị mình để thực hiện, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Điều 7. Triển khai kế hoạch, phương án và giao nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa

Trước khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa, người chỉ huy bảo vệ phiên tòa tổ chức cho họp cán bộ, chiến sĩ được giao nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa để phổ biến, quán triệt nội dung kế hoạch, phương án bảo vệ phiên tòa, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, từng cán bộ, chiến sĩ; kiểm tra công tác chuẩn bị của cán bộ, chiến sĩ về vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa. Tổ chức thực tập phương án bảo vệ phiên tòa nếu xét thấy cần thiết.

Điều 8. Triển khai công tác bảo vệ phiên tòa

1. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải có mặt trước giờ khai mạc phiên tòa ít nhất 30 phút.

2. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và hướng dẫn người được vào phòng xử án, nơi xét xử lưu động để dự phiên tòa theo đúng quy định.

3. Trường hợp người đến dự phiên tòa vượt quá sức chứa của phòng xử án thì người chỉ huy bảo vệ phiên tòa phải báo cáo Chủ tọa phiên tòa để có biện pháp hạn chế số lượng người vào phòng xử án.

Điều 9. Bảo vệ trong phòng xử án

Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ trong phòng xử án phải thực hiện đúng nhiệm vụ đã được phân công; nhắc nhở người đến dự phiên tòa ngồi đúng vị trí quy định, giám sát chặt chẽ mọi hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người tham dự phiên tòa và có trách nhiệm nhắc nhở, chấn chỉnh người vi phạm trật tự nội quy phiên tòa, không để xảy ra mất an ninh, trật tự; gây rối, đe dọa, tấn công Hội đồng xét xử, hủy hoại, cướp hồ sơ, tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc các bị cáo hành hung lẫn nhau.

Điều 10. Bảo vệ ngoài phòng xử án

1. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ ngoài phòng xử án phải thực hiện đúng nhiệm vụ, vị trí đã được phân công, thường xuyên tuần tra, canh gác, kiểm soát, giám sát chặt chẽ các điểm chốt, giữa các khu vực vào phòng xử án, khu vực cách ly, các địa điểm tập kết xe, phương tiện giao thông, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi cản trở, tấn công việc áp giải, hành hung hoặc đánh tháo bị cáo.

2. Phối hợp với các lực lượng khác không để xảy ra mất trật tự khu vực ngoài phòng xử án làm ảnh hưởng tới hoạt động xét xử, bố trí lối đi dự phòng trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn cho Hội đồng xét xử và công tác áp giải bị cáo.

3. Nếu tình hình trật tự ngoài phòng xử án có những diễn biến phức tạp thì người chỉ huy bảo vệ phiên tòa phải kịp thời báo cáo lãnh đạo cấp có thẩm quyền để tăng cường lực lượng hỗ trợ.

Điều 11. Kết thúc buổi, phiên tòa xét xử

1. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa chỉ được rời khỏi vị trí bảo vệ sau khi Hội đồng xét xử, người tham dự phiên tòa, bộ phận áp giải, hộ tống đã ra khỏi khu vực xử án ít nhất là 15 phút, sau đó người chỉ huy bảo vệ phiên tòa kiểm tra quân số, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ ra lệnh cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa rời vị trí về đơn vị.

2. Công an xã, phường, thị trấn nơi diễn ra phiên tòa xử án tiếp tục duy trì an ninh, trật tự sau khi lực lượng bảo vệ phiên tòa và các lực lượng tham gia phối hợp rời khỏi khu vực xét xử. Không để thân nhân, đồng bọn bị cáo tụ tập hò hét, gây rối, đập phá gây mất trật tự.

Chương III

XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG KHI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ PHIÊN TÒA[1]

Điều 12. Xử lý tình huống vi phạm trật tự, nội quy phiên tòa

1. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm buộc người vi phạm trật tự, nội quy phiên tòa rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ theo quyết định của Chủ tọa phiên tòa.

2. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy mời của Tòa án, các giấy tờ khác có liên quan. Không cho người tham gia phiên tòa mang đồ vật cấm vào phòng xử án, nếu phát hiện vật cấm phải thu giữ ngay và báo cáo Chủ tọa phiên tòa.

3. Trong phòng xử án, nếu xảy ra người có hành vi vi phạm trật tự, nội quy phiên tòa mà Chủ tọa phiên tòa chưa phát hiện thì cán bộ, chiến sĩ bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm ngăn chặn, trường hợp nghiêm trọng phải kịp thời báo cáo Chủ tọa phiên tòa.

4. Trường hợp xảy ra tình huống phức tạp, gây mất trật tự đến phiên tòa thì chỉ huy bảo vệ phiên tòa phải xử lý tình huống theo phương án đã được phê duyệt, kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền.

Điều 13. Xử lý tình huống cháy, nổ tại phiên tòa1. Trường hợp phát hiện có vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được đưa vào phiên tòa trái quy định thì cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm báo cáo ngay Chủ tọa phiên tòa, cơ quan, lực lượng chuyên môn và khẩn trương triển khai thực hiện phương án đã được phê duyệt, sơ tán mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm, đồng thời báo cáo người có thẩm quyền để chỉ đạo giải quyết.

2. Trường hợp xảy ra cháy, nổ thì cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải phối hợp với các lực lượng sơ tán ngay mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm theo phương án đã được duyệt; thực hiện các biện pháp, sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ dập tắt đám cháy, báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đồng thời, báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền; cấp cứu người bị thương (nếu có); bắt giữ ngay người có hành vi vi phạm pháp luật và bàn giao cho lực lượng chức năng giải quyết; phối hợp với Công an sở tại khoanh vùng bảo vệ hiện trường phục vụ công tác điều tra vụ việc.

Điều 14. Xử lý tình huống tụ tập đông người gây rối trật tự khu vực xử án

Khi xảy ra tình huống tụ tập đông người gây rối trật tự tại khu vực xét xử thì cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải tuyên truyền, yêu cầu mọi người tự giải tán, chấm dứt việc gây rối trật tự.

Trường hợp sau khi tuyên truyền, yêu cầu những người tụ tập gây rối trật tự không chấp hành thì cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải triển khai ngay phương án bảo vệ phiên tòa đã được phê duyệt, tập trung lực lượng ngăn chặn hành vi gây rối, cô lập, bắt giữ người chống đối, chủ mưu, cầm đầu gây rối trật tự khi cần thiết.

Trường hợp vụ việc diễn biến phức tạp thì cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải báo cáo và kiến nghị, đề xuất ngay Chủ tọa phiên tòa dừng xét xử và bảo vệ an toàn Hội đồng xét xử, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, hồ sơ, tài liệu, vật chứng vụ án; phối hợp với cán bộ, chiến sĩ áp giải để đưa bị cáo về khu vực cách ly.

Điều 14a. Xử lý tình huống khủng bố, bắt cóc con tinTrường hợp xảy ra tình huống khủng bố, bắt cóc con tin thì cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm báo cáo ngay Chủ tọa phiên tòa, cơ quan, lực lượng chuyên môn và khẩn trương triển khai thực hiện phương án đã được phê duyệt, sơ tán mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm, đồng thời, báo cáo người có thẩm quyền để chỉ đạo giải quyết; cấp cứu người bị thương (nếu có); bắt giữ ngay người có hành vi vi phạm pháp luật và bàn giao cho lực lượng chức năng giải quyết.

Chương IV

QUAN HỆ PHỐI HỢP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ PHIÊN TÒA

Điều 15. Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Công an và Tòa án trong công tác bảo vệ phiên tòa

1.2. Chỉ huy bảo vệ phiên tòa thông báo kịp thời đến Chủ tọa phiên tòa tình hình diễn biến sự việc có liên quan đến công tác bảo vệ phiên tòa.

Điều 16. Quan hệ phối hợp giữa các lực lượng Công an tham gia bảo vệ phiên tòa1. Khi có vụ việc xảy ra thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều người hoặc nhiều cơ quan thì người hoặc cơ quan phát hiện trước có trách nhiệm giải quyết vụ việc, sau đó chuyển giao cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của các lực lượng đang làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Khi có vụ việc xảy ra mà trách nhiệm giải quyết ở mỗi giai đoạn khác nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan khác nhau thì các cơ quan cùng bàn bạc thống nhất giải quyết.

Điều 17. Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân

Lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa. Các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi được phân công phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa phải chủ động có kế hoạch, phương án, bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ hỗ trợ và phối hợp với lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.

Điều 18. Quan hệ giữa người chỉ huy bảo vệ phiên tòa với cán bộ, chiến sỹ của lực lượng khác trong Công an nhân dân

Cán bộ, chiến sĩ của lực lượng khác trong Công an nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ phối hợp bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm thực hiện và chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy bảo vệ phiên tòa.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNHĐiều 19. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/4/2016 và thay thế cho các quy định về bảo vệ phiên tòa tại Quy trình bảo vệ phiên tòa, áp giải bị cáo, dẫn giải người làm chứng ra tòa ban hành kèm theo Quyết định số 810/2006/QĐ-BCA(C11) ngày 04 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy trình bảo vệ phiên tòa, áp giải bị cáo, dẫn giải người làm chứng ra tòa và Quy trình thi hành án tử hình.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành1. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo, phản ánh về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng) để có hướng dẫn kịp thời.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công an;
- Lưu: VT, V03(P4).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Tô Lâm

 



HIỆU LỰC VĂN BẢN

Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BCA năm 2021 hợp nhất Thông tư quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

  • Số hiệu: 01/VBHN-BCA
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Ngày ban hành: 12/01/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Công An
  • Người ký: Tô Lâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/01/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản