Hệ thống pháp luật

TUYÊN BỐ

VỀ CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÁC BÊN Ở BIỂN ĐÔNG

Chính phủ các nước thành viên ASEAN và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa;

KHẲNG ĐỊNH lại quyết tâm củng cố và phát triển tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân và Chính phủ các nước này nhằm thúc đẩy mối quan hệ đối tác láng giềng tốt và tin cậy lẫn nhau hướng tới thế kỷ 21;

NHẬN THẤY sự cần thiết phải thúc đẩy môi trường hòa bình, hữu nghị và hòa hợp tại Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc để tăng cường hòa bình, ổn định, tăng trưởng kinh tế và phồn vinh ở khu vực;

CAM KẾT phát huy những nguyên tắc và mục tiêu nêu trong Tuyên bố chung 1997 của Những người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ các nước thành viên ASEAN và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa;

MONG MUỐN thúc đẩy các điều kiện thuận lợi để giải quyết hòa bình và lâu bền những bất đồng và tranh chấp giữa các quốc gia liên quan;

NAY TUYÊN BỐ như sau:

1. Các bên khẳng định lại cam kết đối với những mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của luật pháp quốc tế, là những quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia.

2. Các bên cam kết tìm ra những phương cách để tạo dựng sự tin cậy và lòng tin phù hợp với các nguyên tắc nêu trên và trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

3. Các bên khẳng định lại sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hàng hải và quyền tự do bay ngang qua vùng trời phía trên Biển Đông như đã được quy định bởi các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

4. Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực, thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan, phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

5. Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây dựng;

Trong khi chờ đợi có giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán, các bên liên quan cam kết tăng cường các nỗ lực trên tinh thần hợp tác và hiểu biết nhằm tìm ra phương cách xây dựng sự tin cậy và lòng tin giữa các bên, bao gồm:

a. Khi thích hợp, tiến hành đối thoại và trao đổi ý kiến giữa quan chức quân sự và quốc phòng của các bên có liên quan;

b. Bảo đảm đối xử nhân đạo và công bằng đối với tất cả mọi người gặp nguy hiểm hay lâm nạn;

c. Tự nguyện thông báo cho các bên liên quan khác về tập trận quân sự chung/hỗn hợp sắp diễn ra;

d. Tự nguyện trao đổi thông tin thích hợp.

6. Trong khi chờ đợi có giải pháp toàn diện và lâu dài cho tranh chấp các bên liên quan có thể thăm dò hoặc tiến hành các hoạt động hợp tác. Các hoạt động này có thể bao gồm:

a. Bảo vệ môi trường biển;

b. Nghiên cứu khoa học biển;

c. An toàn hàng hải và liên lạc trên biển;

d. Các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn; và

e. Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực buôn lậu ma túy, cướp biển và cướp có vũ trang trên biển, và buôn lậu vũ khí.

Các thể thức, phạm vi và địa điểm liên quan đến các hợp tác song phương và đa phương phải được các bên liên quan nhất trí trước khi thực hiện.

7. Các bên liên quan sẵn sàng tiếp tục các cuộc tham khảo ý kiến và đối thoại về các vấn đề liên quan thông qua những thể thức được các bên nhất trí, kể cả việc tiến hành các cuộc tham khảo ý kiến thường xuyên về việc tuân thủ Tuyên bố này, nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ láng giềng tốt và tính minh bạch, tạo dựng sự hòa hợp, hiểu biết lẫn nhau và hợp tác; và tạo điều kiện giải quyết hòa bình các tranh chấp giữa các bên.

8. Các bên cam kết tôn trọng những điều khoản của Tuyên bố này và tiến hành những hành động phù hợp với những điều khoản đó.

9. Các bên khuyến khích các nước khác tôn trọng các nguyên tắc được nêu trong Tuyên bố này.

10. Các bên liên quan khẳng định lại việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông sẽ thúc đẩy hơn nữa hòa bình và ổn định ở khu vực và đồng ý, trên cơ sở đồng thuận, phấn đấu đạt được mục tiêu trên.

Làm vào ngày mùng 4 tháng 11 năm hai nghìn không trăm linh hai tại Phnôm Pênh, Vương quốc Cam-pu-chia.

 

DECLARATION ON THE CONDUCT OF PARTIES IN THE SOUTH CHINA SEA

The Governments of the Member States of ASEAN and the Government of the People's Republic of China,

REAFFIRMING their determination to consolidate and develop the friendship and cooperation existing between their people and governments with the view to promoting a 21st centuryoriented partnership of good neighbourliness and mutual trust;

COGNIZANT of the need to promote a peaceful, friendly and harmonious environment in the South China Sea between ASEAN and China for the enhancement of peace, stability, economic growth and prosperity in the region;

COMMITTED to enhancing the principles and objectives of the 1997 Joint Statement of the Meeting of the Heads of State/Government of the Member States of ASEAN and President of the People's Republic of China;

DESIRING to enhance favourable conditions for a peaceful and durable solution of differences and disputes among countries concerned;

HEREBY DECLARE the following:

1. The Parties reaffirm their commitment to the purposes and principles of the Charter of the United Nations, the 1982 UN Convention on the Law of the Sea, the Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia, the Five Principles of Peaceful Coexistence, and other universally recognized principles of international law which shall serve as the basic norms governing state-tostate relations;

2. The Parties are committed to exploring ways for building trust and confidence in accordance with the above-mentioned principles and on the basis of equality and mutual respect;

3. The Parties reaffirm their respect for and commitment to the freedom of navigation in and overflight above the South China Sea as provided for by the universally recognized principles of international law, including the 1982 UN Convention on the Law of the Sea;

4. The Parties concerned undertake to resolve their territorial and jurisdictional disputes by peaceful means, without resorting to the threat or use of force, through friendly consultations and negotiations by sovereign states directly concerned, in accordance with universally recognized principles of international law, including the 1982 UN Convention on the Law of the Sea;

5. The Parties undertake to exercise self-restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes and affect peace and stability including, among others, refraining from action of inhabiting on the presently uninhabited islands, reefs, shoals, cays, and other features and to handle their differences in a constructive manner.

Pending the peaceful settlement of territorial and jurisdictional disputes, the Parties concerned undertake to intensify efforts to seek ways, in the spirit of cooperation and understanding, to build trust and confidence between and among them, including:

a. holding dialogues and exchange of views as appropriate between their defense and military officials;

b. ensuring just and humane treatment of all persons who are either in danger or in distress;

c. notifying, on a voluntary basis, other Parties concerned of any impending joint/combined military exercise; and

d. exchanging, on a voluntary basis, relevant information.

6. Pending a comprehensive and durable settlement of the disputes, the Parties concerned may explore or undertake cooperative activities. These may include the following:

a. marine environmental protection;

b. marine scientific research;

c. safety of navigation and communication at sea;

d. search and rescue operation; and

e. combating transnational crime, including but not limited to trafficking in illicit drugs, piracy and armed robbery at sea, and illegal traffic in arms.

The modalities, scope and locations, in respect of bilateral and multilateral cooperation should be agreed upon by the Parties concerned prior to their actual implementation.

7. The Parties concerned stand ready to continue their consultations and dialogues concerning relevant issues, through modalities to be agreed by them, including regular consultations on the observance of this Declaration, for the purpose of promoting good neighbourliness and transparency, establishing harmony, mutual understanding and cooperation, and facilitating peaceful resolution of disputes among them;

8. The Parties undertake to respect the provisions of this Declaration and take actions consistent therewith;

9. The Parties encourage other countries to respect the principles contained in this Declaration;

10. The Parties concerned reaffirm that the adoption of a code of conduct in the South China Sea would further promote peace and stability in the region and agree to work, on the basis of consensus, towards the eventual attainment of this objective.

Done on the Fourth Day of November in the Year Two Thousand and Two in Phnom Penh, the Kingdom of Cambodia.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển đông do Chính phủ các nước thành viên ASEAN và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

  • Số hiệu: khongso
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 04/11/2002
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1900
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản