Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 342 : 2005

THỬ NGHIỆM CHỊU LỬA - CÁC BỘ PHẬN KẾT CẤU CỦA TÒA NHÀ - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Fire - resistance tests - Elements of building construction - Part 1. General requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử nghiệm nhằm xác định tính chịu lửa các bộ phận kết cấu của toà nhà, trong điều kiện chịu lửa tiêu chuẩn. Các số liệu thu được cho phép phân loại tính năng các cấu kiện dựa trên khoảng thời gian mà các cấu kiện được thử nghiệm thoả mãn các tiêu chí quy định.

2. Tài liệu viện dẫn

ISO 13943: An toàn cháy - Từ vựng

IEC 60584-1:1995. Cặp nhiệt ngẫu - Phần 1: Các bảng tham khảo.

3. Định nghĩa

Các định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO 13943 và các định nghĩa dưới đây áp dụng cho tiêu chuẩn này:

3.1. Tính chất thực của vật liệu:

Tính chất của một vật liệu được xác định từ các mẫu đại diện được lấy ra từ các mẫu thử chịu lửa theo các yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm có liên quan.

3.2. Thử nghiệm kiểm chuẩn:

Quy trình đánh giá các điều kiện thử thông qua thực nghiệm.

3.3. Sự biến dạng:

Bất kỳ thay đổi nào về kích thước hay hình dạng của một cấu kiện xây dựng do tác động của kết cấu hoặc tác động nhiệt gây ra. Sự biến dạng bao gồm cả hiện tượng võng, giãn nở hoặc co ngót của cấu kiện.

3.4. Bộ phận kết cấu xây dựng:

Thành phần của kết cấu xây dựng như tường, vách ngăn, sàn, mái, dầm hoặc cột.

3.5. Tính cách ly:

Khả năng của một bộ phận ngăn cách trong toà nhà có một mặt tiếp xúc với lửa, nhằm hạn chế sự tăng nhiệt độ của bề mặt không tiếp xúc với lửa dưới mức cho phép.

3.6. Tính toàn vẹn:

Khả năng của một bộ phận ngăn cách trong toà nhà có một mặt tiếp xúc với lửa, ngăn chặn ngọn lửa và khí nóng truyền qua hoặc ngăn chặn hiện tượng bùng cháy ở mặt không tiếp xúc lửa.

3.7. Khả năng chịu tải:

Khả năng chịu tải thử nghiệm của mẫu thử cho cấu kiện chịu tải, trong điều kiện thích hợp, mà

không vượt quá các tiêu chuẩn quy định về cả mức độ và tốc độ biến dạng.

3.8. Cấu kiện chịu tải:

Cấu kiện được dùng để đỡ ngoại tải trong toà nhà và tiếp tục chịu tải khi xảy ra cháy.

3.9. Mặt phẳng áp lực trung hoà:

Độ cao mà tại đó áp lực bên trong và bên ngoài lò nung là bằng nhau.

3.10. Độ cao sàn danh nghĩa:

Độ cao sàn giả định tương ứng với vị trí của bộ phận toà nhà đang sử dụng.

3.11. Kiềm chế:

Sự kiềm chế hiện tượng giãn nở hoặc xoay (gây ra bởi các tác động nhiệt và/hoặc tác động cơ học) trong các điều kiện đã cho tại vị trí biên, mép cạnh hoặc gối đỡ mẫu thử.

Ghi chú: Các ví dụ về các kiểu kiềm chế là kiềm chế theo phương dọc, kiềm chế theo phương ngang và kiềm chế xoay.

3.12. Bộ phận ngăn cách:

Một bộ phận dùng để phân chia hai khu vực liền kề nhau trong một toà nhà khi có cháy.

3.13. Kết cấu đỡ:

Phần kết cấu có thể được yêu cầu thử nghiệm cho một số bộ phận của toà nhà, mà tại đó mẫu thử được lắp ráp, chẳng hạn phần tường có cửa được lắp vào.

3.14. Kết cấu thử nghiệm:

Tổ hợp hoàn chỉnh gồm mẫu thử và kết cấu đỡ.

3.15. Mẫu thử:

Một bộ phận (hoặc một phần) của kết cấu nhà được sử dụng để xác định tính chịu lửa hoặc xác định vai trò của nó về tính chịu lửa cho một bộ phận khác của toà nhà.

4. Ký hiệu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 342:2005 về thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận kết cấu của tòa nhà - Phần 1: Yêu cầu chung

  • Số hiệu: TCXDVN342:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/2005
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản