MÁY CẤY LÚA - TÍNH NĂNG LÀM VIỆC - PHƯƠNG PHÁP THỬ
Rice transplanter - Field performance - Test method
Lời nói đầu
TCVN 8410:2010 do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối biên soạn, Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ Khoa học công nghệ và môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
MÁY CẤY LÚA - TÍNH NĂNG LÀM VIỆC - PHƯƠNG PHÁP THỬ
Rice transplanter - Field performance - Test method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử tính năng làm việc trên đồng đối với các máy cấy lúa sử dụng mạ thảm.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa như sau:
2.1. Mật độ mạ
Số cây có trên đơn vị diện tích 1 cm2.
2.2. Độ bền kéo của thảm mạ
Lực cần thiết để kéo đồng thời 5 cây mạ ra khỏi mạ theo phương nằm ngang.
2.3. Khối lượng cây mạ
Khối lượng cây mạ không bao gồm bộ rễ
2.4. Độ ẩm của nền đất mạ
Độ ẩm của nền đất còn bộ rễ mạ bên trong.
2.5. Độ trượt của bánh chủ động
Độ trượt của bánh chủ động là đại lượng được tính theo công thức sau:
(1)
Trong đó:
d là độ trượt của bánh chủ động, %;
N1 là số vòng quay trung bình của các bánh chủ động khi làm việc trên ruộng đi qua một khoảng cách nhất định;
N2 là số vòng quay trung bình của các bánh chủ động khi chạy không trên nền cứng đi qua một khoảng cách nhất định.
2.6. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị vùi lấp
Tỷ lệ số khóm có độ cấy sâu vượt quá [(chiều cao cây mạ) x 0,5 + 2] cm trên tổng số khóm được kiểm tra.
2.7. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị nổi
Tỷ lệ số khóm bị nổi trên tổng số khóm được kiểm tra.
2.8. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị hư hại
Tỷ lệ số khóm bị gãy, dập nát trên tổng số khóm được kiểm tra.
2.9. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị bỏ
Tỷ lệ số khóm không có mạ (do nguyên nhân của cơ cấu cấy và mật độ mạ trên thảm không đồng đều) trên tổng số khóm được kiểm tra.
2.10. Tổng tỷ lệ phần trăm các khóm bị lỗi
Tổng tỷ lệ phần trăm các khóm bị vùi lấp, khóm bị nổi, khóm bị hư hại, khóm bị bỏ trống.
2.11. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị lỗi liên tiếp
Tỷ lệ số khóm bị lỗi liên tiếp từ 2 khóm trở lên trên tổng số khóm được kiểm tra.
3.1. Máy thử
3.1.1. Máy thử nghiệm phải có tình trạng kỹ thuật tốt, được bảo dưỡng và điều chỉnh theo đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo. Kiểm tra kết cấu, các kích thước chính, khối lượng và các trang thiết bị của máy cấy thử nghiệm, so sánh với các số liệu kỹ thuật và thông tin do nhà sản xuất cung cấp.
Các nội dung chính cần đo lường và kiểm tra:
a) Loại mạ cấy sử dụng;
b) Các kích thước và khối lượng của máy;
c) Bộ phận cân bằng của máy;
d) Động cơ;
đ) Hệ thống lái và điều khiển;
e) Hệ thống truyền lực;
f) Hệ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8410:2010 về máy cấy lúa – tính năng làm việc – phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN8410:2010
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực