Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6786:2001

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - THIẾT BỊ LÁI

CỦA Ô TÔ VÀ MOÓC, BÁN MOÓC - YÊU CẦU VÀ

PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG CÔNG NHẬN KIỂU

Road vehicles - Steering equipment of motor vehicles, and trailers, semitrailers - Requirements and test methords in type approval

Lời nói đầu

TCVN 6786 : 2001được biên soạn trên cơ sở quy định ECE 79-01:1995.

TCVN 6786 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị lái của các xe loại M[1], N1 và O1;

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thiết bị lái với truyền động thuần tuý bằng khí nén, thuần tuý bằng điện hoặc thuần tuý bằng thủy lực, ngoại trừ:

- thiết bị lái phụ với truyền động thuần tuý bằng điện hoặc thuần tuý bằng thủy lực của các xe loại M và N;

- thiết bị lái với truyền động thuần tuý bằng thủy lực của các xe loại O.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TRANS/WP.29/78/Rev.1 Qui định chung về cấu tạo xe – Phụ lục 7, Phân loại và định nghĩa ô tô và moóc, bán moóc (Consolidated resolution on the construction of vehicles – Annex 7, Classification and definition of power-driven vehicles and trailers).

ISO 1402:1994 (Ed.3) ống cao su, nhựa và cụm ống - Thử thuỷ tĩnh (Rubber and plastics hoses and hose assemblies - Hydrostatic testing).

ISO 6605:1986 (Ed.1) Năng lượng thủy lực - Cụm ống - Phương pháp thử (Hydrolic fluid power - Hose assemblies - Methord of test).

ISO 7751:1991 (Ed.2) Cụm ống - áp suất phá vỡ và áp suất thử để thiết kế áp suất làm việc (Assemblies - Ratios of proot and burst pressure to design working pressure)..

3. Thuật ngữ

Các thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:

3.1 Cộng nhận xe (Approval of a vehicle): Công nhận một kiểu xe về phần thiết bị lái của kiểu xe đó;

3.2 Kiểu xe (Vehicle type): Một loại xe, không khác so với thiết kế của nhà sản xuất về kiểu xe đó và/hoặc những thay đổi có thể ảnh hưởng đến sự điều khiển xe

3.3 Thiết bị lái (Steering equipment): Tất cả các trang thiết bị được dùng để xác định hướng chuyển động của xe.

Thiết bị lái bao gồm các bộ phận và hệ thống sau:

- Bộ phận điều khiển lái (Điều khiển lái),

- Bộ phận truyền động lái (Truyền động lái),

- Bộ phận các bánh xe dẫn hướng (Các bánh xe dẫn hướng),

- Hệ thống cung cấp năng lượng, nếu có

3.3.1 Điều khiển lái (Steering control): Một bộ phận của thiết bị lái, thường là vô lăng lái, điều khiển hoạt động của thiết bị này. Điều khiển lái có thể hoạt động có hoặc không có tác động trực tiếp của người lái. Đối với thiết bị lái mà các lực lái được tạo ra hoàn toàn hoặc một phần do lực cơ bắp của người lái, điều khiển lái bao gồm tất cả các chi tiết bên trên nơi lực điều khiển lái được biến đổi bằng cơ khí, thuỷ lực hoặc điện;

3.3.2 Truyền động lái (Steering transmission): Bao gồm tất cả các chi tiết của thiết bị lái là phương tiện truyền các lực lái giữa điều khiển lái và các bánh xe dẫn hướng; truyền động lái bao gồm tất cả các chi tiết bên dưới nơi lực điều khiển lái được biến đổi bằng cơ khí, thủy lực hoặc điện;

3.3.3 Các bánh xe dẫn hướng (Steered wheels): Các bánh xe mà phương của chúng so với trục dọc của xe có thể thay đổi được trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định hướng chuyển động của xe. (Các bánh xe dẫn hướng gồm cả trục tâm mà chúng quay xung quanh để xác định hướng chuyển động của xe);

3.3.4 Hệ thống cung cấp năng lượng (Energy supply): Bao gồm các bộ phận của thiết bị lái đảm bảo đầy đủ năng lượng cho thiết bị này, điều khiển năng lượng này và khi thích hợp, xử lý và tích trữ năng lượng. Hệ thống cung cấp năng lượng cũng gồm các bình chứa môi chất công tác và các đường hồi, nhưng không bao gồm động cơ của xe (ngoại trừ cho các quy định của 5.1.3.) hoặc đường dẫn của động cơ đến nguồn năng lượng;

3.3.4.1 Nguồn năng lượng (Energy sourse): Là một bộ phận của hệ thống cung cấp năng lượng, cung cấp năng lượng ở dạng mong muốn, như bơm thuỷ lực, máy nén khí;

3.3.4.2 Bình tích năng (Energy resovoir): Một bộ phận của hệ thống cung cấp năng lượng, trong đó chứa năng lượng được tạo ra bởi nguồn năng lượng;

3.3.4.3 Bình chứa (Storage resovoir): Một bộ phận của hệ thống cung cấp năng lượng, trong đó chứa môi chất công tác ở áp suất gần hoặc bằng áp suất khí quyển.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6786:2001 về phương tiện giao thông đường bộ - thiết bị lái của ô tô và moóc, bán moóc - yêu cầu và phương pháp thử trong công nhận kiểu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6786:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản