Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6662 : 2000

ISO10260 : 1992

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - ĐO THÔNG SỐ SINH HOÁ - PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ CLOROPHYL-A
Water quality - Measurement of biochemical parameters - Spectrometric determination of the chlorophyll-a concentration

Lời nói đầu

TCVN 6662 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 10260 : 1992 . TCVN 6662 : 2000 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 147

Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - ĐO THÔNG SỐ SINH HÓA - PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ CLOROPHYL-A

Water quality - Measurement of biochemical parameters - Spectrometric determination of the chlorophyll-a concentration

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định nồng độ clorophyl-a. Phương pháp này có thể áp dụng cho thực vật phù du trong nước mặt tự nhiên và để thử sự tăng trưởng của tảo trong thử nghiệm sinh học. Dùng cách lấy mẫu thích hợp, phương pháp có thể áp dụng cho các thực vật đáy  (phụ lục A).

1.2 Các picment tảo khác như clorophyl-b , clorophyl-c và một vài chất chuyển hoá clorophyl không được xác định. Các picment nâu (phaeopicment) có thể được xác định bán định lượng để hiệu chỉnh cản trở khi xác định clorophyl-a và để chỉ ra phần sinh khối tảo không hoạt hóa.

1.3 Clorophyl nhạy với ánh sáng và oxi, nhất là khi bị chiết. Để tránh phân hủy do oxi hóa và quang hóa, không được để mẫu ra không khí hoặc ánh sáng mạnh. Đồng nhất mẫu trong một số trường hợp có thể làm tăng hiệu suất chiết.

1.4 Phương pháp chiết bằng etanol gồm việc đun nóng 75 oC trong 5 min để ức chế men clorophylaza và để thúc đẩy sự phân giải picment. Bảo quản phần chiết (không lọc) trước khi đo phổ trong thời gian ngắn, có thể đến ba ngày trong tủ lạnh ở 4 oC. Bảo quản phần chiết dưới - 25 oC có thể đến ba mươi ngày.

1.5 Mặc dầu suốt quy trình có sử dụng lọc hoặc ly tâm để làm cho phần chiết cuối cùng trong nhưng nó vẫn có thể bị đục nhẹ. Sự axit hóa có thể cũng gây đục. Do đó độ hấp thụ đo ở 665 nm cần được hiệu chỉnh độ đục bằng cách trừ độ hấp thụ đo ở 750 nm.

1.6 Picment của một vài khuẩn ưa sáng (thí dụ Clorobium) cản trở xác định nồng độ clorophyl-a  [1]. Độ hấp thụ của clorophyl-b và clorophyl-c ở 665 nm rất nhỏ, có thể bỏ qua [2].

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 5667-1:1980, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.

TCVN 5992: 1995 (ISO 5667-2:1991), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu.

3 Nguyên tắc

Lấy tảo và chất lơ lửng trong mẫu nước bằng lọc. Chiết picment tảo từ phần còn lại của quá trình lọc vào etanol nóng. Đo phổ xác định nồng độ clorophyl-a trong phần chiết. Đánh giá nồng độ clorophyl-a và picment nâu từ sự khác nhau của độ hấp thụ ở 665 nm trước và sau khi axit hóa phần chiết [3] [4].

4 Thuốc thử

Chỉ dùng các thuốc thử tinh khiết phân tích và nước đã loại ion hoặc nước tinh khiết tương đương.

4.1 Axit clohydric, c(HCl) = 3 mol/l.

4.2 Etanol, (C2H5OH), dung dịch nước 90 % (V/V).

Chú thích 1 - Phần bị biến chất trong etanol không cản trở phép xác định. Tuy nhiên, nên xác định so sánh bằng etanol tinh khiết (90 %) làm nền với mỗi lô mẫu mới [4].

5 Thiết bị, dụng cụ

Các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm và:

5.1 Máy đo phổ, dùng ở vùng khả kiến đến 750 nm, với độ phân giải 1 nm, chiều rộng dải nhỏ hơn 2 nm, độ nhạy nhỏ hơn hoặc bằng 0,001 đơn vị độ hấp thụ, có các cuvet nằm trong kho

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6662:2000 (ISO 10260 : 1992) về chất lượng nước - Đo thông số sinh hoá - Phương pháp đo phổ xác định nồng độ clorophyl-a do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6662:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản