Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6095 : 1995

ISO 7970 : 1989 (E)

HẠT LÚA MÌ - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Wheat - Specification

Lời nói đầu

TCVN 6095 : 1995 hoàn toàn tương đương với ISO 7970:1989 (E);

TCVN 6095 : 1995 do ban kỹ thuật TCVN/TC/F1 Ngũ cốc biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

HẠT LÚA MÌ - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Wheat - Specification

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đề ra các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho hạt lúa mì giống Triticum aestivum sử dụng làm thức ăn cho người và là đối tượng dùng trong buôn bán quốc tế.

Trong tiêu chuẩn này có danh mục các hạt độc, có hại (phụ lục A), danh mục côn trùng gây hại không chấp nhận trong ngũ cốc được bảo quản (phụ lục B) và phương pháp xác định hàm lượng các tạp chất (phụ lục C).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

Để xây dựng tiêu chuẩn này đã trích dẫn các tiêu chuẩn quốc tế sau đây. Tại thời gian ban hành, lấn xuất bản chỉ ra hiệu lực của tiêu chuẩn. Các bên đã thỏa thuận các tiêu chuẩn đã ban hành trước có liên quan sẽ được rà soát xét lại dựa trên tiêu chuẩn này và đồng thời xem xét khả năng áp dụng những tiêu chuẩn ban hành gần đây nhất (được liệt kê dưới đây). Các thành viên của tổ chức IEC và ISO duy trì việc đăng ký các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành đang có hiệu lực.

ISO 712:1985 Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc - Xác định độ ẩm (phương pháp chuẩn thường quy)

ISO 950: 1979 Ngũ cốc. Lấy mẫu (dạng hạt).

ISO 3093:1982 Ngũ cốc. Xác định chỉ số rơi.

ISO 5223:1993 Sàng thí nghiệm dùng cho ngũ cốc.

ISO 7971:1986 Ngũ cốc. Xác định dung trọng của khối hạt còn được gọi là khối lượng của 100 lít (phương pháp chuẩn).

3. Định nghĩa

Theo mục đích của tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa sau:

Tạp chất: Những hạt lúa mì hư hỏng và tất cả các chất hữu cơ và vô cơ khác lẫn trong hạt lúa mì.

Tạp chất bao gồm 4 loại chính sau: hạt lúa mì bị hư hỏng (3.1), hạt ngũ cốc khác (3.2), vật ngoại lai (3.3) và hạt độc, hại; hạt bị thối và hạt bị nấm cựa gà (3.4) (xem Bảng C1).

3.1. Hạt lúa mì bị hư hỏng

3.1.1. Hạt gãy: Hạt lúa mì mà trong một phần của nội nhũ bị bóc trần. Khái niệm này bao gồm cả hạt mất phôi.

3.1.2. Hạt teo: Những hạt lọt qua sàng với chiều rộng lỗ 1,70 mm.

3.1.3. Hạt không bình thường

3.1.3.1. Hạt mốc: Hạt khi quan sát bằng mắt thường thấy mốc đến 50% diện tích bề mặt và/ hay ở bên trong hạt

3.1.3.2. Hạt hỏng do nhiệt: Hạt có màu nâu hạt dẻ đến màu đen do ảnh hưởng của nhiệt.

3.1.4. Hạt bị sinh vật có hại xâm nhập: Hạt bị hư hỏng nhìn thấy được bằng mắt thường do loài gặm nhấm, côn trùng, nhệt mạt và các vi sinh gây hại khác tấn công.

3.1.5. hạt nảy mầm: hạt nảy mầm không được tính đến song do sự hoạt động của a - amylase mà kết quả thể hiện sự có mặt chất này và được biểu thị bằng chỉ số rơi (xem 4.2.4).

3.2. Hạt ngũ cốc khác

Hạt ngũ cốc không phải là hạt lúa mì Triticum aestivum.

3.3. Vật ngoại lai

Sau khi loại bỏ nấm cựa gà, vật ngoại lai bao gồm:

- Tất cả các thành phần mẫu sau khi đã loại trừ hạt ngũ cốc khác (3.2) hạt cây lúa mì, hạt độc, hại (3.4.1) và hạt bị thối (3.4.2) được giữ lại trên sàng có chiều rộng lỗ 3,55 mm và tất cả thành phần mẫu lọt qua sàng có chiều rộng lỗ 1,00 mm (theo quy ước thành phần sau cùng được coi như là tạp chất vô cơ).

- Tất cả các thành phần hữu cơ khác không phải là hạt lúa mì, hạt ngũ cốc khác (3.2), hạt độc hại (3.4.1), hạt bị thối (3.4.2), hạt lạ, mảnh rơm, xác côn trùng và mảnh côn trùng v.v… và các thành phần vô cơ như đá và cát mà lọt qua sàng có chiều rộng lỗ 3,55 mm và bị giữ trên sàng có chiều rộng lỗ 1 mm.

3.4. Hạt độc hại, hạt bị thối và hạt bị nấm cựa gà

3.4.1. Hạt độc, hại: Các hạt mà nếu sự có mặt với số lượng vượt quá mức quy định có thể có tác dụng nguy hại đến sức khỏe, đến các tính chất cảm quan hay có hại đến đặc tính kỹ thuật. Danh mục chỉ định các hạt này đã được ghi ở phụ lục A.

3.4.2. Hạt bị thối: Hạt lúa mì ngửi thấy có mùi hôi do có chứa bào tử của các nấm mọc trên hạt như Tilletia caries, Tilletia controversa, Tilletia foetida, Tilletia intermedia, Tilletia triticoides và Neovossia indica.

3.4.3. Hạt bị nấm cựa gà: vỏ hạt bị cứng do nấm Claviceps purpurea.

4. Yêu cầu

4.1. Những đặc tính chung, cảm quan và sức khỏe

Hạt lúa mì phải có độ giòn, sạch, không có mùi lạ, hay mùi chứng tỏ hạt bị hư hỏng và hạt không có chất phụ gia và chất độc hại.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6095:1995 (ISO 7970:1989 (E)) về hạt lúa mì - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6095:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 06/07/1995
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản