Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
Stationary source emission - Determination of concentration and flow rate of dust in gas carrying ducts - Manual weighing method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khối lượng thủ công để xác đinhj nồng độ và lưu lượng bụi của dòng khí chuyển động trong những không gian khép kín như các ống dẫn khí, ống khói. Phương pháp này có thể dùng để xác định nồng độ bụi trong khoảng từ 0,005 g/m3 đến 10 g/m3. Với những nồng độ bụi nhỏ hơn 0,050 g/m3 độ sai của phương pháp lớn hơn ± 10% (xem các mục 12 và 14).
Về cơ bản, là phương pháp để xác định bụi phát ra từ các nguồn tĩnh, và nó cũng có thể được dùng để chuẩn hoá các thiết bị kiểm soát liên tục, tự động. Phương pháp cần được áp dụng trong những điều kiện càng ổn định càng tốt của dòng khí trong ống dẫn. Nó không thích hợp cho các hệ thống thông gió hoặc điều hoà không khí, không khí trong nhà hoặc khí có chứa những giọt nhỏ.
Tiêu chuẩn này cũng quy định những yêu cầu về tính năng của những máy móc có thể được dùng (nếu dùng đúng) và chỉ rõ những yêu cầu cơ bản về cách lắp đặt các thiết bị lấy mẫu.
Nếu có yêu cầu nào đó của tiêu chuẩn này không được thoả mãn thì phương pháp vẫn có thể áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt nhưng sai số về nồng độ và lưu lượng bụi có thể sẽ lớn hơn (xem mục 14).
Tiêu chuẩn sau đây được dùng cùng với tiêu chuẩn này: ISO 3966 : 1977 - Đo dòng chất lỏng trong ống dẫn kín - Phương pháp diện tích tốc độ dùng các ống tĩnh Pitot.
Tiêu chuẩn này áp dụng những định nghĩa sau đây:
3.1. Lỗ tiếp cận: Một lỗ trên thành ống dẫn và ở đầu mút của một đường lấy mẫu, qua đó đầu lấy mẫu được đưa vào (xem hình 1 và đường lấy mẫu (3.15)).
3.2. Điều kiện hiện tại: Nhiệt độ và áp suất ở các điểm lấy mẫu.
3.3. Lấy mẫu tích tụ: Sự lấy một mẫu tổ hợp bằng cách lấy lần lượt ở các điểm lấy mẫu trong một khoảng thời gian yêu caàu.
3.4. Ống dẫn khói: Một cấu trúc kín để cho khí đi qua.
3.5. Áp suất hiệu dụng: Độ chênh lệch áp suất giữa điểm lấy mẫu và không khí xung quanh ở cùng độ cao.
3.6. Khí: Hỗn hợp các khí đơn chất hoặc hợp chất, có thể mang theo bụi cùng chuyển động trong ống dẫn.
3.7. Đường kính thuỷ lực; Kích thước đặc trưng của thiết diện ống dẫn, được định nghĩa bằng
3.8. Lấy mẫu riêng lẻ: Thu thập và lấy ra các mẫu riêng biệt từ mỗi điểm lấy mẫu.
3.9. Lấy mẫu đẳng tốc: Lấy mẫu sao cho tốc độ và hướng của khí đi vào mũi lấy mẫu () giống như tốc độ và hướng dẫn của dòng khí ở trong ống dẫn tại điểm lấy mẫu (xem hình 2).
3.10. Nồng độ bụi: Khối lượng bụi trong một đơn vị thể tích khí trong ống dẫn ở nhiệt độ và áp suất xác định.
3.11. Lưu lượng bụi: Khối lượng bụi chứa trong khí ở trong ống dẫn lưu thông trong một đơn vị thời gian.
3.12.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 1678/QĐ-BKHCN năm 2009 về hủy bỏ tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5976:1995 (ISO 7935: 1992) về khí thải nguồn tĩnh - xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit (SO2) - đặc tính của các phương pháp đo tự động
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5977:2009 (ISO 9096 : 2003) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng của bụi bằng phương pháp thủ công
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5977:1995 về phát thải của nguồn tĩnh - xác định nồng độ và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí - phương pháp khối lượng thủ công
- Số hiệu: TCVN5977:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra