TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
QUY PHẠM ĐẠO ĐỨC TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ THỰC PHẨM
Code of ethics for international trade in food
Tiêu chuẩn này phù hợp với CAC/RCP 20-1979, Rev. 1 (1985)
1.1. Mục tiêu của quy phạm này là xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức cho tất cả những ai làm thương mại quốc tế về thực phẩm hoặc có trách nhiệm điều hành nền thương mại đó và do đó bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và thúc đẩy sự trung thực trong thương mại.
2.1. Quy phạm này áp dụng cho mọi loại thực phẩm đưa vào thương mại quốc tế.
2.2. Quy phạm này xây dựng các tiêu chuẩn về tư cách đạo đức áp dụng cho tất cả những ai liên quan đến thương mại quốc tế về thực phẩm.
3.1. Để đạt mục đích của quy phạm này, “thực phẩm” có nghĩa là bất cứ một chất gì được chế biến, sơ chế hay để nguyên dành cho người ăn kể cả các loại đồ uống, kẹo cao su và bất kỳ chất gì dùng trong sản xuất, chuẩn bị hay chế biến “thực phẩm” trừ các chất chỉ dùng dưới dạng thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm hay thuốc lá.
3.2. Về việc giải thích và áp dụng, các điều của quy phạm này liên quan lẫn nhau và mỗi điều trong quy phạm cần được giải thích cùng với các điều khác.
4.1. Thương mại quốc tế các thực phẩm phải được tiến hành trên nguyên tắc là tất cả những người tiêu thụ có quyền dùng những thức ăn an toàn, không hư hỏng và lành và được bảo vệ chống những cách làm không trung thực trong buôn bán.
4.2. Trừ các quy định của điều 5 dưới đây, cấm đưa vào buôn bán quốc tế các thực phẩm dù chỉ vi phạm một trong các điều sau:
a) Chứa hay mang bất kỳ một chất gì với một lượng làm cho nó gây độc, có hại hay nguy hiểm cho sức khỏe;
b) Gồm toàn bộ hay một phần của bất kỳ một chất gì bị biến chất, thối, hư nát, phân huỷ hay không lành, hay một chất lạ hoặc hơn thế, không dùng làm thức ăn cho người được;
c) Làm giả;
d) Ghi nhãn hay trình bày một cách sai sót, lừa lọc hay giả dối;
e) Bán, chế biến, bao gói, nhập kho hay chuyên chở để đưa ra bán trong những điều kiện không đảm bảo vệ sinh.
Tiêu chuẩn thực phẩm
5.1. Cần phải xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia về thực phẩm thích hợp và thoả đáng, nên chú ý rằng có thể thực hiện được tốt hơn việc bảo vệ đồng nhất người tiêu dùng và buôn bán thực phẩm có trật tự thông qua việc chấp nhận các tiêu chuẩn thực phẩm do Uỷ ban Codex thực phẩm soạn thảo hoặc làm cho các tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với các kiến nghị quốc tế đó.
Vệ sinh thực phẩm
5.2. Thực phẩm luôn phải đảm bảo vệ sinh đúng đắn ở mọi lúc như quy định ở các quy phạm thực hành do Uỷ ban CODEX soạn thảo.
Ghi nhãn
5.3. Mọi thực phẩm đều phải kèm theo các thông tin mô tả chính xác và đầy đủ, đặc biệt là:
a) Với các thực phẩm đóng gói sẵn, việc ghi nhãn phải phù hợp với những quy định và tiêu chuẩn do Uỷ ban CODEX thực phẩm đề ra;
b) Với các thực phẩm rời và đựng trong những bao gói không dùng để bán lẻ, việc ghi nhãn phải phù hợp với những kiến nghị CODEX về ghi nhãn các bao gói thực phẩm không dùng để bán lẻ.
Các chất phụ gia thực phẩm
5.4. Việc sử dụng và buôn bán các chất phụ gia thực phẩm phải phù hợp với các chuẩn cứ trong các nguyên tắc chung về việc sử dụng phụ gia thực phẩm đã được Uỷ ban CODEX thực phẩm thông qua, có xét đến danh mục CODEX các phụ gia thực phẩm đã được chấp nhận.
Dư lượng thuốc trừ dịch hại
5.5. Các giới hạn của dư lượng thuốc trừ dịch hại trong thực phẩm phải được kiểm tra và phải tính đến các giới hạn quốc tế tối đa đã được kiến nghị cho dư lượng thuốc trừ dịch hại do Uỷ ban CODEX thực phẩm soạn thảo.
Các chất nhiễm độc vi sinh vật
5.6. Mọi thực phẩm đều không được chứa vi sinh vật và ký sinh trùng với một lượng nguy hiểm cho người và không được chứa bất kỳ một chất nào có nguồn gốc vi sinh vật hoặc ký sinh trùng với một lượng có thể đe dọa sức khoẻ.
Các chất nhiễm độc khác
5.7. Mức các chất nhiễm độc khác có trong thức ăn phải được kiểm tra và phải tính đến các mức tối đa quốc tế đã được kiến nghị đối với các chất nhiễm độc do Uỷ ban CODEX soạn thảo.
Thực phẩm chiếu xạ
5.8. Thực phẩm chiếu xạ phải được sản xuất và kiểm tra phù hợp với những quy định và tiêu chuẩn của Uỷ ban CODEX thực phẩm.
Thức ăn cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những nhóm người dễ bị tổn thương khác
5.9. Thức ăn cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những nhóm người dễ bị tổn thương khác phải phù hợp với các tiêu chuẩn do Uỷ ban CODEX thực p
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5520:1991 (CAC/RCP 20-1979, Rev. 1-1985) về quy phạm đạo đức trong thương mại quốc tế về thực phẩm
- Số hiệu: TCVN5520:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 08/10/1991
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực