Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5377:1991

KHO BẢO QUẢN SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT - PHƯƠNG PHÁP LÀM VỆ SINH VÀ TIÊU ĐỘC
Storage of Animal Products - Cleaning and Disinfection Methods

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp làm vệ sinh và tiêu độc đối với kho dùng để bảo quản sản phẩm động vật làm thức ăn cho người và làm nguyên liệu chế biến.

1. Quy định chung

1.1. Làm vệ sinh là biện pháp áp dụng các tác động cơ học nhằm mục đích tẩy sạch bề mặt của đối tượng tiêu độc khỏi bụi bẩn, cặn bã hữu cơ có thể chứa các chất hoặc vi trùng độc hại. Để tăng cường hiệu quả của việc làm vệ sinh phải kết hợp thêm việc sử dụng các tác động hóa học cùng với tác động cơ học và lý học.

1.2. Tiêu độc là việc áp dụng các tác động lý học và hóa học nhằm tiêu diệt các vi trùng độc hại có khả năng gây ô nhiễm đối với các sản phẩm được bảo quản. Việc tiêu độc cần phải dựa vào các nguyên tắc sau:

1.2.1. Không nhất thiết phải tiêu diệt hết các vi trùng độc hại mà chỉ làm giảm số lượng của chúng tới một giới hạn an toàn cho người tiêu dùng và gia súc. Giới hạn này được quy định riêng biệt cho từng loại vi trùng đối tượng.

1.2.2. Trước khi tiến hành tiêu độc phải tiến hành làm vệ sinh.

1.2.3. Hóa chất dùng để tiêu độc phải được lựa chọn thích hợp với vi trùng đối tượng, loại sản phẩm bảo quản, loại kho bảo quản và an toàn đối với người làm việc và người tiêu dùng.

1.2.4. Chỉ áp dụng các biện pháp tiêu độc bằng hóa chất khi các biện pháp tiêu độc bằng phương pháp lý học không áp dụng được hoặc không thích hợp với điều kiện cụ thể.

2. Phân loại kho bảo quản sản phẩm động vật

Kho bảo quản sản phẩm động vật được phân loại như sau:

2.1. Phân loại theo đối tượng sản phẩm bảo quản:

2.1.1. Kho bảo quản các sản phẩm động vật tươi sống hoặc đã qua chế biến dùng làm thức ăn cho người.

2.1.2. Kho bảo quản sản phẩm động vật tươi sống hoặc đã qua chế biến không làm thức ăn cho người mà dùng để làm nguyên liệu chế biến.

2.2. Phân loại theo vật liệu xây dựng kho:

2.2.1. Kho bảo quản sản phẩm động vật được xây dựng bằng vật liệu không bị ăn mòn bởi các chất hóa học dùng để tiêu độc (bê tông, nhựa tổng hợp, kim loại chống ăn mòn…).

2.2.2. Kho bảo quản sản phẩm động vật được xây dựng (toàn bộ hoặc từng phần) bằng các vật liệu dễ bị các tác động ăn mòn của hóa chất tiêu độc như kiềm, axit, chất ôxy hóa…

3. Phương pháp làm vệ sinh

3.1. Làm sạch bề mặt của sàn, tường kho và các trang thiết bị có bên trong bằng các tác động cơ học như quét dọn, lau chùi, hút rửa….

3.2. Hỗ trợ các tác động cơ học bằng cách dùng các dung dịch tẩy rửa như xà phòng, sô đa… và sau đó rửa lại bằng nước.

3.3. Sau khi làm vệ sinh không được để lại trên bề mặt của sàn kho các chất bẩn như đất cát, giẻ lau, mảnh vụn thủy tinh, kim loại hoặc các chất hóa học mà sau này có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm bảo quản.

4. Phương pháp tiêu độc

4.1. Tiêu độc bằng nhiệt độ cao

4.1.1. Dùng nước nóng: Nước nóng dùng để tiêu độc được lấy từ hệ thống nước nóng của cơ sở sản xuất hoặc đun nóng trực tiếp bằng các thiết bị chuyên dùng khi có nhu cầu tiêu độc.

Nhiệt độ của nước nóng dùng để tiêu độc tối thiểu phải đạt 800C. Phương pháp này áp dụng để tiêu độc sàn, tường nhà kho, các dụng cụ hoặc các thiết bị có trong kho như giá kê, móc treo, xe đẩy…

Thời gian tiếp xúc là 1,5 đến 2 phút.

4.1.2. Dùng hơi nước nóng: Phương pháp này áp dụng có những kho có dung tích nhỏ và có nhiều trang thiết bị bên trong như xe đẩy, băng chuyền tải, bàn cân … và trong các trường hợp không áp dụng được tiêu độc bằng hóa chất do vật liệu để bị ăn mòn.

Áp suất hơi nước nóng phải đạt 121 - 202 x103 pa.

Nhiệt độ hơi nước không thấp hơn 1000C.

Thời gian tiếp xúc từ 0,5 - 1,0 phút.

4.2. Tiêu độc bằng hóa chất

4.2.1. Tiêu độc bằng các hợp chất của clo.

4.2.1.1. Can xi hipoclorua (Ca (OCl)2): Còn gọi là clorua vôi. Trong clorua vôi có chứa khoảng 30-35% clo hoạt tính dùng để tiêu độc sàn, tường, trần nhà kho hoặc lối đi xung quanh. Khi tiêu độc dùng dung dịch clorua vôi có chứa 2-4% clo hoạt tính. Phun đều dung dịch lên bề mặt đối tượng tiêu độc với liều lượng 1,01/m2.

4.2.1.2. Natri hipoclorua (NaOCL): Công nghiệp sản xuất natri hipoclorua ở dạng hỗn hợp chứa 140 - 170g natri hiđrôxit và 100 - 150g clo hoạt tính trong một lít dung dịch. Để tiêu độc dùng dung dịch chứa 0,5 - 1,5 g clo hoạt tính.

Liều lượng dùng 1l/m2.

4.2.1.3. Cloramin - B (C6H5SO2 N

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5377:1991 về kho bảo quản sản phẩm động vật - phương pháp làm vệ sinh và tiêu độc

  • Số hiệu: TCVN5377:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 22/07/2024
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản