Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4850 : 1998

NHÂN HẠT ĐIỀU
Cashew kernel

Lời nói đầu

TCVN 4850 : 1998 dựa trên Tiêu chuẩn quốc tế về Nhân hạt điều ISO 6477 : 1988;

TCVN 4850 : 1998 thay thế TCVN 4850 - 89;

TCVN 4850 : 1998 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F1/SC1

Nhân hạt điều biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

Bản tiêu chuẩn Việt Nam bằng tiếng Anh chỉ dùng để tham khảo. Bản tiêu chuẩn Việt Nam bằng tiếng Việt là văn bản chính thức.

This version of Vietnam Standard gives the equivalent item and meaning in English language. However, only the item and their meaning in Vietnamese language can be considered as Vietnam Standard.

NHÂN HẠT ĐIỀU

Cashew kernel

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho nhân hạt điều lấy từ quả thực của cây điều (Anacardium occidentele Linnaeus) dùng làm thực phẩm.

2 Thuật ngữ - khái niệm và định nghĩa

2.1 Hạt điều: quả thực của cây điều.

2.2 Quả điều: quả giả của cây điều.

2.3 Nhân hạt điều: phần ăn được của hạt điều sau khi bóc vỏ quả và vỏ hạt điều.

2.4 Vỏ hạt điều: là phần bao bọc nhân và vỏ lụa.

2.5 Dầu vỏ hạt điều: chất lỏng chứa trong vỏ hạt điều có thành phần chính là Anacardic axit và cardol.

2.6 Vỏ lụa: vỏ bao bọc nhân hạt điều.

2.7 Nhân nguyên (W): là nhân nguyên vẹn hoặc nhân bị vỡ không quá 1/8 kích thước của nhân.

2.8 Nhân vỡ ngang (B): là nhân bị vỡ theo chiều ngang còn dính tự nhiên hoặc nhân vỡ phần nhân còn lại nhỏ hơn 7/8 và lớn hơn 3/8 nhân nguyên.

2.9 Nhân vỡ dọc (S): là nhân bị tách dọc làm 2 mảnh, mảnh bị tách dọc còn nguyên vẹn hoặc bị vỡ mất 1/8.

2.10 Mảnh vỡ lớn (LP): là phần nhân bị tách dọc phần còn lại nhỏ hơn 7/8 và không lọt qua sàng có lỗ 4,75 mm.

2.11 Mảnh vỡ nhỏ (SSP): là nhân vỡ dọc bị vỡ mất trên 3/8, phần còn lại nhỏ hơn 5/8 và không lọt qua sàng có lỗ 2,8 mm.

2.12 Mảnh vỡ vụn (BB): là những mảnh vụn không lọt qua sàng có lỗ 1,7 mm.

3 Yêu cầu kỹ thuật

3.1 Yêu cầu chung

3.1.1 Nhân hạt điều là sản phẩm thu được sau khi tách vỏ hạt điều và bóc vỏ lụa. Nhân hạt điều phải được sấy khô, có hình dạng đặc trưng, theo cấp hạng nhân có thể bị sém hoặc không, nguyên cả nhân hoặc mảnh, không được dính dầu vỏ hạt điều và không còn vỏ lụa, cho phép tỷ lệ nhân còn sót vỏ lụa không được quá 1 % và đường kính của mảnh vỏ lụa còn sót không quá 1 mm.

3.1.2 Nhân hạt điều không được có sâu mọt sống, nấm mốc, không bị nhiễm bẩn do loài gậm nhấm, không bị hư hại do sâu mọt nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc dùng kính phóng đại trong trường hợp cần thiết.

3.1.3 Nhân hạt điều phải có mùi tự nhiên, không được có mùi ôi dầu hoặc các mùi lạ khác.

3.1.4 Độ ẩm: độ ẩm của nhân hạt điều không được lớn hơn 5 % tính theo khối lượng.

3.1.5 Mỗi cấp hạng nhân hạt điều không lẫn quá 5 % nhân cấp thấp hơn liền kề và nhân vỡ lúc đóng gói.

3.2 Phân hạng

Nhân hạt điều được phân hạng theo chất lượng quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Loại nhân nguyên trắng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4850:1998 về nhân hạt điều do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN4850:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1998
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản