Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4586:1997

VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

YÊU CẦU AN TOÀN VỀ BẢO QUẢN VẬN CHUYỂN VỠ SỬ DỤNG

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) . Tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả tổ chức nhỡ nước, tập thể, cả nhân khi tiến hành công việc có liên quan tới vật liệu nổ công nghiệp.

2 Thuật ngữ, định nghĩa

Thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

2.1 Vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN): bao gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ dùng trong sản xuất công nghiệp và các mục đích dân dụng khác.

2.2 Bảo quản VLNCN: là quá trình cất giữ VLNCN (sau khi sản xuất, nhập khẩu đến lúc trước khi đem ra sử dụng) ở trong các kho (cố định, tạm thời) theo những quy định riêng nhằm đảm bảo chất lượng, chống mất cáp.

2.3 Sử dụng VLNCN: là quá trình đưa VLNCN ra dùng trong thực tế nhằm đạt được mục đích nhất định trong các lĩnh vực (khai thác mỏ, xây dựng, điêu tra cơ bản, nghiên cứu khoa học...) theo một qui trình công nghệ đã được xác định.

2.4 Huỷ VLNCN: là quá trình huỷ bỏ một khối lượng VLNCN đã mất phẩm chất mỡ không có khả năng áp dụng hoặc phục hồi thành sản phẩm VLNCN khác.

2.5 Vận chuyển VLNCN: là quá trình vận chuyển VLNCN từ địa điểm này đến địa điểm khác. Việc vận chuyển có thể là:

- từ nhỡ máy (đối với VLNCN sản xuất trong nước) , cửa khẩu (đối với VLNCN nhập khẩu) đến kho dự trữ vùng, kho tiêu thụ nơi sử dụng;

- từ kho dự trữ vùng đến kho tiêu thụ, nơi sử dụng;

- từ kho tiêu thụ đến nơi sử dụng.

Chú thích - Nên vận chuyển VLNCN trong đường nội bộ mỏ hoặc công trường thì gọi là đưa VLNCN đến nơi sử dụng lúc đó ngoài việc phải tuân theo các quy định về vận chuyển mỡ còn phải theo các quy định khác tại điều 5.3.6.

2.6 Thử vật liệu nổ công nghiệp: là quá trình xác định tính năng kỹ thuật của VLNCN, hiện trường nơi thử nổ là nơi có những điều kiện giống những điều kiện sử dụng do nhỡ chế tạo ấn định.

2. 7 Phương pháp nổ mìn: là cách tiến hành làm nổ khối thuốc nổ. Có các phương pháp nổ mìn chính sau:

- kích nổ kíp nổ bằng ngọn lửa (dây cháy chậm) ;

- kích nổ khối thuốc nổ bằng dây nổ (sóng nổ) :

- kích nổ kíp nổ bằng nguồn điện;

- kích nổ kíp nổ bằng nguồn năng lượng thấp (Phi điện) .

3 Qui định chung

3.1 Chỉ được phép sử dụng các loại VLNCN đã được ghi trong bằng danh mục công bố chính thức của nhỡ nước hàng năm, có kèm theo hướng dẫn tính chất cơ bản, điều kiện bảo quản, vận chuyển và sử dụng của VLNCN. Cấm người sử dụng tự ý thay đổi thành phần thuốc nổ.

3.2 Bất cứ cơ quan, đơn vị nào có kế hoạch nghiên cứu sản xuất, chế thử vật liệu nổ, sản xuất những dụng cụ đo lường dùng trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN, nhất thiết phải gửi đề án nghiên cứu tới các cơ quan Nhỡ nước có thẩm quyền để tổ chức xét duyệt theo các quy định hiện hành.

3.3 Việc đưa vào sử dụng thường xuyên các loại VLNCN mới sáng chế đều phải tuân theo) các bước nêu ở phụ lục A của tiêu chuẩn này.

3.4 Phân loại VLNCN

Tuỳ theo mức độ nguy hiểm khi bảo quản, vận chuyển và sử đụng, VLNCN được chia thành các nhóm sau đây :

- nhóm 1 : thuốc nổ có chứa lớn hơn 15% nitro este dạng lỏng, chứa chất hêxogen không giảm nhạy, chứa ten, PETN;

- nhóm 2: thuốc nổ amônít, TNT, chất nổ có chứa amôni nitrat, chất nổ có chứa không lớn hơn 15% nitro este lỏng, hêxôgen giảm nhạy, dây nổ, các khối thuốc nổ mồi;

- nhóm 3: thuốc nổ đen và thuốc nổ không khói;

- nhóm 4: các loại kíp nổ;

- nhóm 5: các loại đạn khoan, đạn đã nhồi thuốc nổ;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4586:1997 về vật liệu nổ công nghiệp - yêu cầu an toàn về bảo quản vận chuyển và sử dụng

  • Số hiệu: TCVN4586:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1997
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản