Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4244:1986

Nhóm T

TIÊU CHUẨN BẮT BUỘC ÁP DỤNG TOÀN PHẦN- QUY PHẠM KỸ THUẬT AN TOÀN THIẾT BỊ NÂNG
Code for the safe technique for crane – equipment

1. Quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho những thiết bị nâng sau:

a) Máy trục;

- Máy trục kiểu cần: Cần trục ôtô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục chân đế, cần trục đướng sắt, cần trục công xôn, cần trục máy xúc;

- Máy trục kiểu cầu: cầu trục, cổng trục, cầu bốc xếp;

- Máy trục cáp;

b) Xe tời chạytheo ray lên cao;

c) Palăng điện;

d) Tời điện;

e) Máy nâng xây dựng;

f) Các loại bộ phận mang điện.

1.2 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thiết bị nâng sau:

a) Các loại máy xúc;

b) Các thiết bị nâng không dùng cáp hoặc xích;

c) Xe nâng hàng;

d) Thang máy;

e) Các thiết bị nâng làm việc trên hệ nổi;

1.3. Trọng tải của thiết bị nâng là trọng lượng cho phép lớn nhất của tải (vật nâng) được tính toán theo điều kiện làm việc cụ thể.

Trọng tải bao gồm cả trọng lượng của gầu ngoạm, nam châm điện, ben. Thùng và

các bộ phận mang tải khác.

Đối với máy trục có tầm với thay đổi, trọng tải được quy định phụ thuộc vào tầm với.

2. Yêu cầu kỹ thuật chung

2.1. Tất cả các thiết bị nâng và các bộ phận mang tải phải được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế đã được duyệt theo quy định ở điều 3.14

2.2. Những thiết bị nâng dẫn động điện phải được nối đất bảo vệ theo quy định quy phạm tạm thời về nối đất các thiết bị điện QPVN 13: 1978

2.3. Các nồi hơi của thiết bị nâng phải được quản lí và sử dụng theo quy định của quy phạm kĩ thuật an toàn các nồi hơi. QPVN 23: 1981

2.4. Các bình chịu áp lực của thiết bị nâng phải được quản lí và sử dụng theo quy định của “quy phạm kĩ thuật an toàn các bình chịu áp lực QPVN 2: 1975”

2.5. Tất cả các thiết bị nâng chỉ được phép làm việc sau khi đã đăng kí (đối với thiết bị nâng thuộc diện phải đăng kí) và được cấp giấy phép sử dụng theo thủ tục quy định trong tiêu chuẩn này.

2.6. Đối với những thiết bị nâng nhập của nước ngoài không phù hợp với tiêu chuẩn thì đơn vị quản lí sử dụng phải báo cáo với cơ quan đăng kí, cấp giấy phép sử dụng để xin ý kiến giải quyết.

2.7. Những thiết bị nâng làm việc ở môi trường dễ cháy, nổ trong thiết kế phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Trong hồ sơ kĩ thuật phải ghi rõ thiết bị nâng được phép sử dụng trong môi trường dễ cháy, nổ.

2.8. Những thiết bị nâng làm việc ở môi trường ăn mòn (axít, bazơ v.v...) trong thiết kế phải có các biện pháp chống tác dụng ăn mòn đối với thiết bị nâng.

2.9. Khi tính toán độ bền của các bộ phận và chi tiết của thiết bị nâng, phải tính chế độ làm việc theo phụ lục l của tiêu chuẩn này.

2.10. Vận tốc di chuyển của thiết bị nâng điều khiển từ mặt sàn không được vượt m/phút và của xe con không được vượt quá 32 m/phút.

2.11. Đối với những thiết bị nâng được chế tạo để phục vụ công việc lắp ráp và các việc khác đòi hỏi chính xác thì cơ cấu nâng và cơ cấu di chuyển phải có thêm vận tốc phù hợp.

2.12. Cần trục có tầm với thay đổi phải tính đến khả năng thay đổi tầm với có mang tải trong giới hạn của đặc tính tải.

2.13. Chỉ cho phép cơ cấu nâng tải và cơ cấu thay đổi tầm với của máy trục hạ tải hoặc hạ cần bằng động cơ trừ cần trục - máy xúc chuyên dùng gầu ngoạm và các máy trục sử dụng khớp nối thuỷ lực tro

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4244:1986 về tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần - quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN4244:1986
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1986
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản