Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4163 – 1985

MÁY ĐIỆN CẦM TAY

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Cơ quan biên soạn và đề nghị ban hành:

Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động

Tổng công đoàn Việt Nam

Cơ quan trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 805/QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1985

 

MÁY ĐIỆN CẦM TAY

YÊU CẦU AN TOÀN

Electric handtools

General safety requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy điện cầm tay dùng trong sản xuất và trong sinh hoạt (viết tắt là máy).

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn đối với kết cấu máy, nguyên tắc giao nhận, phương pháp thử, ghi nhãn hiệu và quy tắc vận hành an toàn máy điện cầm tay.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các máy kiểu chống nổ và chống hóa chất ăn mòn hoặc các máy sử dụng trong các phương tiện giao thông vận tải.

1. CẤP BẢO VỆ, KIỂU MÁY VÀ CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN

1.1. Phải chế tạo các máy theo các cấp bảo vệ sau:

Cấp I: gồm các máy có cực bảo vệ để nối đất hay nối không ở phích cắm điện; các chi tiết có điện áp đều có cách điện. Các máy cấp I có thể là loại mà các chi tiết có điện áp đều có cách điện làm việc; một số chi tiết có cách điện kép và cách điện tăng cường.

Cấp II: gồm các máy không có bộ phận để nối tới dây bảo vệ.

Tất cả các chi tiết có điện áp của máy đều có cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

Cấp III: gồm các máy có điện áp danh định không quá 42V, toàn bộ mạch ngoài và mạch trong của máy đều không có điện áp khác. Máy phải dùng điện ở một nguồn riêng hoặc dùng điện qua biến áp cách ly hoặc bộ đổi diện có điện áp không tải không vượt quá 50V, mạch thứ cấp không nối đất hoặc nối không.

Chú thích. Không cho phép chế tạo máy cấp I để bán cho nhân dân dùng trong sinh hoạt.

1.2. Điện áp danh định của các máy cấp I và II không được vượt quá:

220V đối với máy điện một chiều

380V đối với máy điện xoay chiều

Hiệu điện thế giữa đất và dây bất kỳ của lưới hoặc nguồn cấp điện cho các máy cấp I và II không được lớn hơn 220V.

1.3. Các máy phải được chế tạo để làm việc ở một trong những chế độ danh định sau:

- Dài hạn;

- Ngắn hạn;

- Ngắn hạn lặp lại.

1.4. Các máy phải được chế tạo phù hợp với một trong những cấp bảo vệ chống nước sau:

- Không bảo vệ

- Chống tia phun

- Không ngấm nước.

1.5. Các máy phải làm việc được trong điều kiện:

- Sai lệch điện áp của lưới điện bằng ±10% trị số điện áp danh định;

- Sai lệch tần số của lưới điện bằng ±5% trị số danh định.

1.6. Các thông số danh định của máy được quy định khi máy làm việc ở nhiệt độ môi trường là 25 ± 5oC.

2. YÊU CẦU VỀ KẾT CẤU MÁY

2.1. Phải chế tạo máy cho phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật của từng loại máy: Kết cấu của máy phải đáp ứng các yêu cầu về Bogônômi để có thể sử dụng máy thuận tiện, phù hợp với tâm sinh lý và điều kiện lao động củ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4163:1985 về máy điện cầm tay - Yêu cầu an toàn chung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN4163:1985
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/1985
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản