Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4159 - 85

RƠ LE DÒNG ĐIỆN NHIỆT

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Thermal relays Requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng cho rơ le dòng điện nhiệt làm việc ở điện áp xoay chiều đến 1000 V và điện áp một chiều đến 1200 V dùng để bảo vệ động cơ điện khỏi bị quá tải lâu quá thời gian cho phép và dùng cùng với công-tắc-tơ.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho rơ le dùng trên thiết bị thiết bị di động trong giao thông vận tải đường bộ, đường không, đường thủy và các rơ le công dụng đặc biệt.

I. PHÂN LOẠI.

Tùy theo kiểu loại và công dụng, rơ le được phân theo:

1.1. Theo loại dòng điện mạch chính:

1. Rơ le xoay chiều và một chiều.

2. Rơ le xoay chiều.

3. Rơ le một chiều.

1.2. Theo số cực.

1. Rơ le một cực.

2. Rơ le hai cực.

3. Rơ le ba cực.

1.3. Theo số lượng và dạng các tiếp điểm của mạch phụ:

1. Rơ le có tiếp điểm thường hở

2. Rơ le có tiếp điểm thường kín.

3. Rơ le có tiếp điểm thường kín và thường hở.

4. Rơ le có tiếp điểm chuyển mạch.

1.4. Theo cách trả về của tiếp điểm :

1. Rơ le có trả về bằng tay.

2. Rơ le có tự trả về.

3. Rơ le có tự trả về và cho phép chuyển từ tự trả về sang trả về bằng tay.

1.5. Theo sự có mặt của bộ bù ảnh hưởng nhiệt độ môi trường xung quanh:

1. Rơ le không có bộ bù nhiệt độ.

2. Rơ le có bộ bù nhiệt độ.

1.6. Theo sự có mặt của bộ điều chỉnh dòng điện chỉnh định:

1. Rơ le không có bộ điều chỉnh dòng điện chỉnh định:

2. Rơ le có bộ điều chỉnh dòng điện chỉnh định.

1.7. Theo sự có mặt của bộ tác động nhanh khi không có dòng điện trong một cực:

1. Rơ le không có bộ tác động nhanh.

2. Rơ le có bộ tác động nhanh.

1.8. Theo dạng các cực để đấu với dây dẫn bên ngoài:

1. Rơ le không có cực vặn vít.

2. Rơ le có cực vặn vít.

1.9. Theo độ chịu mòn:

1. Rơ le có độ chịu mòn thường.

2. Rơ le có độ chịu mòn tăng cường.

1.10. Theo độ chịu nhiệt:

1. Rơ le có độ chịu nhiệt thường.

2. Rơ le có độ chịu nhiệt tăng cường.

2. CÁC THÔNG SỐ VÀ KÍCH THƯỚC CƠ BẢN

2.1. Các thông số cơ bản của rơ le dòng điện nhiệt và các sai lệch giới hạn cho phép của nó phải phù hợp với chỉ dẫn trong TCVN 3623-82.

2.2. Điện áp danh định của mạch chính phải bằng 380 và 660 V điện áp xoay chiều và 220, 440 V điện áp một chiều.

2.3. Điện áp làm việc danh định của mạch phụ phải chọn từ các giá trị sau:

- 24; 42; 220; 230; 380; 400; và 660 V xoay chiều.

- 24; 48; 60; 110; 220; và 440 V một chiều.

2.4. Điện áp danh định của cách điện của rơ le phải không được nhỏ hơn điện áp danh định của mạnh tương ứng của rơ le.

2.5. Dòng điện danh định của rơ le phải tương ứng với giá trị giới hạn trên của dòng điện chỉnh định.

2.6. Dòng điện danh định của các phần tử nhiệt ở mạch phụ phải ưu tiên chọn theo dãy sau:

2,5; 4; 6,3; 10 A.

Chú thích : Giá trị 6,3 A có thể lấy tròn đến 6 A.

2.7. Dòng điện làm việc danh định của mạch phụ phải phù hợp với giá trị cho trong tài liệu vận hành của rơ le.

2.8. Tần số d

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4159:1985 về Rơle dòng điện nhiệt - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN4159:1985
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/1985
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản