Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CÔNG VIỆC SƠN - YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN
Paniting works - General safety requirements
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với công việc sơn dùng cho sơn các loại, kể cả sơn dạng bột và quy định những yêu cầu chung về an toàn khi chuẩn bị và tiến hành sơn.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho công việc sơn trong xây dựng, sửa chữa nhà cửa, công trình.
1.1. Việc nghiên cứu, tổ chức và thực hiện các quá trình sơn phải theo đúng quy định của TCVN 2288: 1978 và tiêu chuẩn này.
1.2. Quá trình sơn phải đảm bảo an toàn trong tất cả các khâu sau:
a. Chuẩn bị bề mặt của vật được sơn bao gồm: cạo. rỉ, tẩy lớp sơn cũ, khử dầu mỡ và bồi đắp những chỗ bị gỉ ăn mòn;
b. Phun quét các loại vật liệu sơn kể cả việc chuẩn bị pha chế sơn, cọ rửa làm sạch các thùng lường, thùng chứa, các thiết bị sản xuất, các dụng cụ và phương tiện bảo vệ;
c. Sấy khô màng sơn và làm chảy sơn bột để tạo màng;
d. Gia công bề mặt màng sơn (mài, đánh bóng).
1.3. Khi tiến hành công việc sơn phải loại trừ khả năng cháy, nổ trên các thiết bị công nghệ (buồng sơn, máy móc, dụng cụ), trong các gian sản xuất, ở bãi sơn ngoài gian sản xuất, đồng thời phải loại trừ hoặc làm giảm các yếu tố nguy hiểm và có hại trong trong sản xuất giới hạn cho phép. Cụ thể:
a. ồn, rung và siêu âm phát sinh trong quá trình chuẩn bị bề mặt vật được sơn cũng như khi thiết bị thông gió hoạt động;
b. Bụi và khí trong không khí;
c. Nhiệt độ của sơn, của dung môI rửa và khử dầu mỡ, của hơi và khí, của các phần trên thiết bị và vật được sơn;
d. Độ ẩm, nhiệt độ và sự lưu chuyển của không khí ở chỗ tiến hành sơn, trong phân xưởng sơn, buồng sơn;
e. Những phần dẫn điện không được bảo vệ trên thiết bị chuẩn bị bề mặt, thiết bị sơn điện và sơn điện di động, thiết bị sấy;
f. Sự ion hoá không khí ở khu vực sơn điện;
g. Cường độ điện trườngvà điện tích tĩnh điện phát sinh khi tiến hành sơn trong điện trường tĩnh điện, khi chuyển sơn theo đường ống, khi khuấy, rót và phun sơn;
h. Các bức xạ tử ngoại, hồng ngoại, alta, bêta, guma, rơn ghen phát sinh khi thiết bị sơn điện hoạt động;
i. Chuyển động của máy và những bộ phận chuyển động của thiết bị sơn không được bảo vệ, cũng như sự di chuyển của vật được sơn;
j. Thành phần độc hại trong các loại sơn và những thành phẩm khác ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
k. Các tia sơn xì ra do thiết bị sơn bằng áp lực bị hở.
2. Yêu cầu đối với quá trình công nghệ
2.1. Công việc sơn cần được tiến hành trong các phân xưởng sơn, buồng sơn, trong các thiết bị chuyên dùng hoặc ở bãi sơn. ở đó phải có các thiết bị thông gió (hết chung và hết cục bộ) và các phương tiện phòng chống cháy.
Tại các thiết bị sơn, buồng sơn phải có biện pháp cách li không cho các chất độc hại trong sơn toả ra môi trường chung quanh.
2.1.1. Hệ thống thông gió hết cục bộ tại buồng sơn, bãi sởn (phun sơn bột), trên thiết bị mài bóng bề mặt màng sơn (mài khô) phải có thiết bị lắng để không làm tắc đường ống dẫn gió, đồng thời phải có khoá liên động để đảm bảo sao cho chỉ phun ra khi thiết bị thông gió đã hoạt động.
2.1.2. Khi tiến hành sơn phía trong các ngăn, mặt trong tàu thuỷ, toa xe, máy bay các vật được sơn có dung tích lớn, phải có thiết bị thông gió cục bộ.
2.1.3. Đối với những vật lớn có thể tiến hành sơn trực tiếp tại chỗ lắp ráp mà ở đó không có thiết bị thông gió chuyên dùng, phải thực hiện các yêu cầu sau:
a. Khi tiến hành sơn phải ngừng các hoạt động khác ở chung quanh;
b. Dùng thiết bị thông gió chung để làm thoáng buồng sơn;
c. Sử dụng dụng cụ và phương tiện bảo vệ đường hô hấp cho thợ sơn;
d. Có biện pháp phòng chống ch
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2289:1978 về quá trình sản xuất - yêu cầu chung về an toàn do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2293:1978 về gia công gỗ, yêu cầu chung về an toàn do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2090:1993 về sơn - phương pháp lấy mẫu, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
- 1Quyết định 889/QĐ năm 1991 công bố 41 tiêu chuẩn Việt Nam và hiệu lực bắt buộc áp dụng do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 297-KHKT/QĐ năm 1978 ban hành 12 tiêu chuẩn nhà nước do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2289:1978 về quá trình sản xuất - yêu cầu chung về an toàn do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2293:1978 về gia công gỗ, yêu cầu chung về an toàn do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2090:1993 về sơn - phương pháp lấy mẫu, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2292:1978 về công việc sơn - yêu cầu chung về an toàn do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật ban hành
- Số hiệu: TCVN2292:1978
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 19/07/1978
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra