Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TRƯỜNG THẠCH - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA HỌC
Tiêu chuẩn này áp dụng cho trường thạch và quy định phương pháp phân tích các chỉ tiêu sau:
hàm lượng chất bốc khi nung;
hàm lượng silic dioxit;
hàm lượng sắt oxit;
hàm lượng titan dioxit;
hàm lượng nhôm oxit;
hàm lượng canxi oxit;
hàm lượng magie oxit;
tổng hàm lượng kim loại kiềm;
hàm lượng natri oxit và hàm lượng kali oxit.
1. YÊU CẦU CHUNG KHI PHÂN TÍCH
1.1. Trước khi phân tích thành phần hóa học của trường thạch phải trộn và nghiền mẫu lần cuối cùng trong cối mã não (độ nhỏ của hạt có đường kính là 0,04 mm)
1.2. Phải sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 - 110 oC đến khối lượng không đổi, cẩn thận trộn đều trước khi đem cân mẫu để phân tích.
1.3. Lượng cân mẫu và lượng cân của các chất dùng để pha dung dịch chuẩn đều phải cân với độ chính xác đến 0,0002 g.
1.4. Phải dùng thuốc thử với độ tinh khiết không thấp hơn "tinh khiết để phân tích" và dùng giấy lọc không tàn trong quá trình phân tích.
1.5. Mỗi chỉ tiêu phải tiến hành phân tích không ít hơn 2 mẫu và chênh lệch giữa các kết quả phân tích không được vượt quá giới hạn cho phép.
2.1. Xác định hàm lượng chất bốc khi nung
2.1.1. Nội dung
Nung mẫu ở nhiệt độ 1 000 - 1 100 oC, hàm lượng chất bốc khi nung là hiệu số giữa khối lượng của chén nung và lượng cân mẫu trước và sau khi nung.
2.1.2. Dụng cụ
Lò Mup;
Chén nung bằng sứ.
2.1.3 Tiến hành phân tích
Cân 1 g mẫu, đã được sấy ở 105 - 111 oC. Bỏ lượng cân vào chén nung, đã được nung đến khối lượng không đổi, nâng từ từ nhiệt độ lò đến 1000 oC và giữ ở nhiệt độ đó không ít hơn 1 giờ, sau đó, làm nguội trong bình hút ẩm và đem cân.
2.1.4 Tính kết quả
Hàm lượng chất bốc khi nung (X1), tính bằng phần trăm, theo công thức:
X1 =
trong đó:
g - khối lượng chén nung và lượng cân trước khi nung, tính bằng g;
g1 - khối lượng chén nung và lượng cân sau khi nung, tính bằng g;
G - lượng cân mẫu, tính bằng g.
Chênh lệch giữa kết quả của hai phép xác định song song không được lớn hơn 0,10 % tuyệt đối.
2.2. Xác định hàm lượng silic dioxit
2.2.1. Nội dung
Dùng natri cacbonat khan để phá hủy mẫu, khử nước của silic dioxit trong môi trường axit clohidric, nung và xử lý bằng axit flohidric để tách silic ở dạng silic tetraflorua. Silic dioxit được xác định sau hai lần bay hơi.
2.2.2. Thuốc thử và dụng cụ
Axit clohidirc, dung dịch 1 : 1 và 5 : 95
Axit sunfuric
Axit flohidric, dung dịch 40 %
Bạc nitrat, dung dịch 1 %
Kali pirosunfat
Kali cacbonat khan
Natri cacbonat khan
Chén nung bằng platin
2.2.3. Tiến hành phân tích
Bỏ vào chén nung bằng platin 0,5 g mẫu đã được sấy ở 105 - 110 oC, 5 - 7 g natri cacbonat khan hoặc hỗn hợp natri cacbonat khan và kali cacbonat khan theo tỷ lệ 1 : 1 và cẩn thận trộn đều lượng chứa. Dùng nắp platin đậy chén nung lại và tăng từ từ nhiệt độ lò nung đến 950 - 1 000 oC, làm nóng chảy trong lò Múp trong 30 phút. Sau khi để nguội, chuyển chén nung có nắp vào bát sứ có đường kính 10 - 12 cm, dung tích 200 ml. Dùng tấm kí
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6598:2000 về Nguyên liệu sản xuất sản phẩm gốm xây dựng - Trường thạch do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1837:2008 về Trường thạch - Phương pháp phân tích hóa học
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1836:2008 về Trường thạch - Yêu cầu kỹ thuật chung
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1837:1976 về Trường thạch - Phương pháp phân tích hóa học
- Số hiệu: TCVN1837:1976
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1976
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra