Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1796 - 1993

ĐAY TƠ

PHƯƠNG PHÁP THỬ

LỜI NÓI ĐẦU

TCVN 1796-1993 thay thế TCVN 1796-86

TCVN 1796-1993 do Ban Kỹ thuật Nông sản biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường ban hành theo Quyết định số: 488/QĐ ngày 22 tháng 9 năm 1993.

 

ĐAY TƠ

PHƯƠNG PHÁP THỬ

Jute fibres

Method of test

1. Lấy mẫu

1.1. Lô hàng là một lượng đay tơ bấy kỳ đồng đều về phẩm chất và được thu hoạch cùng một vụ và giao nhận cùng một lúc.

1.2. Vị trí lấy mẫu

Những kiện chỉ định lấy mẫu phải được phân bố đồng đều trong một lô hàng theo các vị trí sát trên, sát dưới đáy, phía cạnh và giữa lô hàng để thích hợp với các điều kiện cụ thể của lô hàng.

Số lượng kiện chỉ định lấy mẫu quy định như trong bảng 1

Bảng 1

Số kiện trong lô

Số kiện lấy mẫu

Từ 1 đến 4 kiện

Lấy tất cả các kiện

Từ 5 - 100 kiện

Lấy 5 kiện

Trên 100 kiện

Lấy 5 % số kiện

1.3. Tại mỗi kiện: lấy 3 con đay (mỗi con khoảng 1kg) nằm các vị trí: trên, giữa và dưới kiện.

1.4. Gộp chung các con đay lấy mẫu lại rồi chia đôi từng con đay cho đến hết, rồi đem trộn đều số con đay chia đôi.

1.5. Lại chia đôi từng con đay nhỏ đã chia đôi trên cho đến hết, đem trộn đều rồi lấy khoảng 20 nắm đay nhỏ.

Số nắm đay này chính là mẫu trung bình của lô hàng.

1.6. Phân đôi mẫu trung bình: một phần để lưu, một phần để phân tích.

Mẫu được đặt trong túi polyetylen hoặc gói trong giấy chống ẩm buộc kín trong có nhãn ghi:

- Tên sản phẩm;

- Tên đơn vị có lô hàng;

- Hạng chất lượng;

- Số kiện và khối lượng tịnh lô hàng;

- Ngày và tên người lấy mẫu;

- Khối lượng mẫu.

1.7. Mẫu lưu do cơ quan lấy mẫu giữ và được bảo quản trong thời gian 6 tháng.

2. Chuẩn bị mẫu thử

Từ mẫu phân tích (1.6) lấy 1/3 số mẫu để xác định ngay độ ẩm và tạp chất, 2/3 lượng mẫu còn lại dùng để xác định màu sắc, độ tơi, óng, độ dài, độ bền, các khuyết tật và được chuẩn bị như sau:

Tãi từng nắm đay nhỏ của mẫu lên các thanh ngang cách mặt đất 1,5 m, không để gốc ngọn lẫn lộn, dùng tay trộn đều các sợi đay theo chiều thanh ngang.

3. Xác định màu sắc, độ óng, độ tơi mềm, độ dài và các khuyết tật

3.1. Dụng cụ

- Cân kỹ thuật chính xác 0,1 g;

- Bàn cao từ 70-80 cm, 1,50 x 0,8m, mặt bàn màu trắng

- Đèn chiếu

- Kính lúp có độ phóng đại gấp 5 lần

- Thước dài 2 m có độ chính xác đến 1 cm.

3.2. Tiến hành thử

Cân khoảng 200g mẫu, trải lên mặt bàn đã được chiếu sáng theo chiều dọc; quan sát toàn bộ chiều dài sợi đay, nhận xét màu sắc, độ óng; dùng kính lúp soi kỹ các đốm đen, xơ sợi, vết mốc, dính bết; lấy tay vê các sợi đay để xác định mức độ tơi mềm; đo chiều dài mẫu từ chỗ tập trung đa số sợi gốc và ngọn (không tính phần rễ đay) và đo chính xác đến 1 cm. Làm 5 lần đo, kết quả cuối cùng là trung bình của 5 lần đo. Các kết quả đo không được lệch quá 5 % của kết quả trung bình - Số đo được ghi đến 1 cm.

4. Xác định độ bền cảm quan

4.1. Chuẩn bị thử

Chọn người có trình độ thử cảm quan kéo đứt có kinh nghiệm

4.2. Lấy một ít sợi đay tơ quấn vào 2 ngón trỏ với khoảng cách giữa 2 ngón tay trỏ từ 5-7 cm.

Hai đầu ngón tay cái kẹp chặt tơ đay vào giữa ngón cái và ngón trỏ: Dùng sức kéo của hai tay kéo căng sợi đay cho đến dứt. Ước lượng sức đã dùng để kéo đứt, chú ý nghe tiếng phát ra khi đay đứt xem có ròn hay bục và nhận xét chỗ đứt so le hay bằng.

Kiểm tra độ bền suốt chiều dài của mẫu thử. Nhận xét kết quả:

- Đay bền tốt: kho đứt, khi đứt bật ra tiếng ròn, vết đứt so le.

- Đay kém bền: dễ đứt, vết đứt phẳng.

5. Xác định tạp chất

5.1. Dụng cụ

- Cân kỹ thuật chính xác đến 0,1g

- bèn có mặt phẳng nhẵn và trắng

- giấy trắng dầy

- kẹp kim loại

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1796:1993 về Đay tơ - Phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN1796:1993
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 22/09/1993
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản