Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9651:2016

ISO/TS 211:2014

TINH DẦU - NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ DÁN NHÃN VÀ DẬP NHÃN BAO BÌ

Essential oils - General rules for labelling and marking of containers

Lời nói đầu

TCVN 9651:2016 thay thế TCVN 9651:2013;

TCVN 9651:2016 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 211:2014;

TCVN 9651:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Du mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TINH DẦU - NGUYÊN TC CHUNG V DÁN NHÃN VÀ DẬP NHÃN BAO BÌ

Essential oils - General rules for labelling and marking of containers

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc chung về dán nhãn và dập nhãn bao bì đựng tinh dầu để nhận biết sản phẩm đựng bên trong.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1

Dán nhãn (labelling)

Cách thức cho phép nhận biết và mô tả đặc điểm của sản phẩm chứa bên trong bao bì bằng nhãn, thẻ đeo, dấu khắc v.v...mà không tạo thành một phần của bao bì.

2.2

Dập nhãn (marking)

Cách thức cho phép nhận biết và mô tả đặc điểm của sản phẩm chứa bên trong bao bì bằng con dấu, tem hoặc bằng hình ảnh, tạo thành một phần của bao bì.

3  Yêu cầu chung

Do nhãn có thể bị hỏng hoàn toàn hoặc hỏng từng phần nên việc dập nhãn vẫn được dùng nhiều hơn, đặc biệt đối với bao bì có thể tích lớn, ví dụ; thùng, bình.

Tuy nhiên, nhãn có thể thuận tiện cho các bao bì nhỏ dùng để đựng mẫu chuẩn hoặc mẫu thử nghiệm. Vật liệu làm nhãn phải đủ bền để chịu được các điều kiện vận chuyển.

Nhãn phải cố định sao cho không thể thay thế cũng như không sử dụng lại được.

Việc dập nhãn phải được dập trực tiếp lên bao bì, phải bền và không dễ tẩy xóa được.

4  Yêu cầu cụ thể

Nội dung nhãn dán và/hoặc nhãn dập phải:

- dễ hiểu;

- hình vẽ ở vị trí dễ quan sát; và

- dễ đọc và không tẩy xóa được.

Nhãn dán và/hoặc nhãn dập không được:

- có bất kỳ chữ in hoặc hình ảnh nào không rõ ràng minh bạch;

- gây hiểu nhầm cho người sử dụng về các đặc tính, bản chất, việc nhận biết, chất lượng, thành phần, hạn sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ, phương pháp sản xuất hoặc các yêu cầu; và

- thể hiện công dụng hoặc các đặc tính mà tinh dầu không có.

5  Nội dung được dán nhãn hoặc dập nhãn

Nội dung nhãn dán và/hoặc nhãn dập phải nêu rõ:

a) tên thương mại của tinh dầu, tên khoa học (tên Latin kèm theo tên tác giả) của thực vật và phần của cây thu được [4];

b) tên hoặc tên thương mại và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối;

c) phương pháp chế biến hoặc bất kỳ quá trình xử lý đặc biệt nào: chưng cất, tách phân đoạn, ép v.v...;

d) tỷ lệ phần trăm của thành phần chính nếu giá trị thương mại của tinh dầu phụ thuộc vào chúng;

e) khối lượng tổng, khối lượng bì và khối lượng tịnh;

f) các điều kiện bảo quản cụ thể (như nhiệt độ bảo quản), tinh dầu đã được gạn hay chưa và hướng dẫn sử dụng;

g) số mẻ hoặc ngày sản xuất để cung cấp mọi thông tin về nguồn gốc và phương pháp chế biến tinh dầu, trong trường hợp nghi ngờ hoặc không phù hợp với các yêu cầu;

h) nguồn gốc hoặc nước xuất xứ;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9651:2016 (ISO/TS 211:2014) về Tinh dầu - Nguyên tắc chung về dán nhãn và dập nhãn bao bì

  • Số hiệu: TCVN9651:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản