Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9549:2013

ISO 1421:1998

VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO – XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN KÉO VÀ ĐỘ GIÃN DÀI KHI DỨT

Rubber – or plastics – coated fabrics – Determination of tensile strength and elongation at break

Lời nói đầu

TCVN 9549:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 1421:1998.

TCVN 9549:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO – XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN KÉO VÀ ĐỘ GIÃN DÀI KHI DỨT

Rubber – or plastics – coated fabrics – Determination of tensile strength and elongation at break

CẢNH BÁO – Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các vấn đề an toàn, nếu có liên quan sử dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn, bảo vệ sức khỏe phù hợp và tuân theo các quy định hiện  hành của pháp luật

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này mô tả hai phương pháp xác định độ bền kéo của vải tráng phù cao su hoặc chất dẻo:

Phương pháp 1 – Phương pháp thử kẹp cả băng (strip), là phương pháp xác định độ bền kéo và độ giãn dài khi dứt;

Phương pháp 2 – Phương pháp thử kẹp giữa băng (grap), là phương pháp chỉ xác định độ bền kéo.

1.2. Các phương pháp này áp dụng cho mẫu thử ở trạng thái cân bằng với các môi trường chuẩn cụ thể để thử và áp dụng cho các mẫu thử ướt.

1.3. Cả hai phương pháp yêu cầu sử dụng thiết bị thử kéo có tốc độ kéo giãn không đổi (CRE).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7837-2:2007 (ISO 2286-2:1998), Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Xác định đặc tính cuộn – Phần 2: Phương pháp xác định khối lượng tổng trên đơn vị diện tích, khối lượng trên đơn vị diện tích của lớp tráng phủ và khối lượng trên đơn vị diện tích của vải nền

TCVN 8834:2011 (ISO 2231:1989), Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử

ISO 7500-1:19861, Metallic materials – Verification of static uniaxial testing machines – Part 1: Tensile testing machines (Vật liệu kim loại – Kiểm tra máy thử có một trục tĩnh – Phần 1: Máy thử kéo)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Lực lớn nhất (maximum force)

Lực lớn nhất ghi được trong quá trình kéo mẫu thử tới điểm đứt (xem Hình 1).

3.2. Phần trăm dài (elongation); độ kéo giãn (E) (extension)

Sự gia tăng chiều dài mẫu thử, biểu thị bằng các đơn vị đo chiều dài, ví dụ cm hoặc mm.

3.3. Phần trăm độ giãn dài (percentage elongation)

Độ giãn dài biểu thị bằng phần trăm của chiều dài thử danh định.

3.4. Lực khi đứt (force at break)

Lực kéo ghi được tại thời điểm đứt (xem Hình 2).

CHÚ THÍCH Hình 3 tương ứng với chỗ đứt của một trong những thành phần tạo thành vải tráng phủ. Các ví dụ điển hình là:

a) Một lớp polyme “cứng” trên vải có thể kéo giãn được: đứt lớp polyme;

b) Một lớp polyme dày rất dễ kéo, trên một vải y

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9549:2013 (ISO 1421:1998) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt

  • Số hiệu: TCVN9549:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản