Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
SƠN - PHƯƠNG PHÁP KHÔNG PHÁ HỦY XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀY MÀNG SƠN KHÔ
Paint - Method for nondestructive determination of dry film thickness
Lời nói đầu
TCVN 9406:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 352:2005 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9406:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SƠN - PHƯƠNG PHÁP KHÔNG PHÁ HỦY XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀY MÀNG SƠN KHÔ
Paint - Method for nondestructive determination of dry film thickness
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp không phá hủy xác định chiều dày màng sơn khô bằng thiết bị đo từ trường hoặc thiết bị đo siêu âm.
- Thiết bị đo từ trường:
+ Đầu đo cảm ứng từ dùng cho nền kim loại có từ tính (sắt, thép);
+ Đầu đo dòng điện xoáy dùng cho nền kim loại không có từ tính (nhôm, đồng, kẽm).
- Thiết bị đo siêu âm dùng cho nền phi kim loại (bê tông, bê tông cốt thép, vữa, gỗ, chất dẻo…).
Tiêu chuẩn này không áp dụng được đối với các màng sơn khô đã bị biến dạng.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2094:1993, Sơn - Phương pháp gia công màng.
TCVN 5670:1992, Sơn và véc ni - Tấm chuẩn để thử.
3. Quy định về điều kiện môi trường thử
Các thử nghiệm xác định chiều dày màng sơn cần được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ từ 10 oC đến 50 oC với độ ẩm tương đối nhỏ hơn 90 %.
Trong quá trình đo cũng như chuẩn, thiết bị đo cần được cách ly khu vực có nguồn điện trường, từ trường (máy hàn, máy phát điện, dây dẫn điện cao thế…). Đồng thời phải bảo đảm không có rung động ảnh hưởng đến thiết bị khi tiến hành đo.
4.1. Thiết bị thử
4.1.1. Cấu tạo
Thiết bị đo từ trường và đo siêu âm có cấu tạo giống nhau đều gồm có những bộ phận sau đây: đầu đo, bộ hiển thị và cáp nối giữa hai bộ phận này (Hình 1).
a) Đầu đo
- Thiết bị đo từ trường có 2 loại đầu đo: đầu đo cảm ứng từ và đầu đo dòng điện xoáy. Các loại đầu đo này có nhiều kích cỡ với các dải đo khác nhau, vì vậy để phép đo có độ chính xác cao thì phải chọn đầu đo có dải đo thích hợp sao cho giá trị chiều dày màng sơn đo được nằm trong khoảng 20 % đến 80 % giá trị cực đại của dải đo đã chọn (tham khảo Phụ lục A).
- Thiết bị đo siêu âm có đầu đo siêu âm.
b) Bộ hiển thị: hiển thị kết quả đo chiều dày màng sơn.
c) Cáp nối giữa hai bộ phận trên.
4.1.2. Nguyên lý hoạt động
- Thiết bị đo từ trường:
+ Đầu đo cảm ứng từ: hoạt động theo nguyên lý cảm ứng từ, khi tiến hành đo tại đầu đo xuất hiện nối dòng cảm ứng giữa cuộn cảm ứng và cuộn đo, dòng cảm ứng này bị ảnh hưởng bởi chiều dày của màng sơn trên nền có từ tính. Chiều dày màng sơn tăng thì cường độ dòng đo được giảm, nhờ đó bộ phận xử lý tín hiệu tự động của thiết bị đo sẽ tính được chiều dày màng sơn.
+ Đầu đo dòng điện xoáy hoạt động dựa theo nguyên lý dòng điện xoá
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6557:2000 về Vật liệu chống thấm - Sơn bitum cao su do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9274:2012 (ASTM E 2302:2003) về Sơn tín hiệu giao thông – Phương pháp đo hệ số phát sáng dưới ánh sáng khuyếch tán bằng phản xạ kế cầm tay
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6934:2001 về Sơn tường - Sơn nhũ tương - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9405:2012 về Sơn tường - Sơn nhũ tương – Phương phá xác định độ bền nhiệt ẩm của màng sơn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9065:2012 về Vật liệu chống thấm - Sơn nhũ tương bitum
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9404:2012 về Sơn xây dựng - Phân loại
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790:2011 về Sơn bảo vệ kết cấu thép – Qui trình thi công và nghiệm thu
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5730:2008 về Sơn Alkyd - Yêu cầu kỹ thuật chung
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 352:2005 về sơn - phương pháp không phá hủy xác định chiều dày màng sơn khô do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2094:1993 về sơn - phương pháp gia công màng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5670:1992 (ISO 1514 – 1974)
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6557:2000 về Vật liệu chống thấm - Sơn bitum cao su do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9274:2012 (ASTM E 2302:2003) về Sơn tín hiệu giao thông – Phương pháp đo hệ số phát sáng dưới ánh sáng khuyếch tán bằng phản xạ kế cầm tay
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6934:2001 về Sơn tường - Sơn nhũ tương - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9405:2012 về Sơn tường - Sơn nhũ tương – Phương phá xác định độ bền nhiệt ẩm của màng sơn
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9065:2012 về Vật liệu chống thấm - Sơn nhũ tương bitum
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9404:2012 về Sơn xây dựng - Phân loại
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790:2011 về Sơn bảo vệ kết cấu thép – Qui trình thi công và nghiệm thu
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5730:2008 về Sơn Alkyd - Yêu cầu kỹ thuật chung
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9406:2012 về Sơn – Phương pháp không phá huỷ xác định chiều dày màng sơn khô
- Số hiệu: TCVN9406:2012
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2012
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra