Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ÂM HỌC – HƯỚNG DẪN KIỂM SOÁT TIẾNG ỒN TRONG CÔNG SỞ VÀ PHÒNG LÀM VIỆC BẰNG MÀN CHẮN ÂM
Acoustics – Guidelines for noise control in offices and workrooms by means of acoustical screens
Lời nói đầu
TCVN 8777:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 17624:2004.
TCVN 8777:2011 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Bên cạnh bộ giảm âm và vỏ cách âm (xem ISO 14163 và ISO 15667 tương ứng), màn chắn trong nhà được sử dụng như là phương tiện thứ cấp kiểm soát tiếng ồn trong phòng làm việc và các công sở. Đối với nơi làm việc có máy móc, một số thông tin về các yếu tố như vậy được nêu trong ISO 11690-2:1996, Phụ lục E và Phụ lục F. Các thông tin chi tiết thêm có thể tìm đọc trong phần thư mục tài liệu tham khảo.
ÂM HỌC – HƯỚNG DẪN KIỂM SOÁT TIẾNG ỒN TRONG CÔNG SỞ VÀ PHÒNG LÀM VIỆC BẰNG MÀN CHẮN ÂM
Acoustics – Guidelines for noise control in offices and workrooms by means of acoustical screens
Tiêu chuẩn này đề cập đến hiệu quả của màn chắn âm. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về âm học và vận hành được thỏa thuận giữa bên cung cấp hoặc nhà sản xuất với người sử dụng màn chắn âm. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại màn chắn âm sau:
a) Màn chắn độc lập dùng cho các công sở, khu vực dịch vụ, khu vực triển lãm, và các phòng tương tự;
b) Màn chắn âm được tích hợp trong các thiết bị nội thất đặt trong các phòng nêu trên;
c) Màn chắn âm di chuyển và tháo lắp được dùng cho các hội thảo;
d) Vách ngăn cố định của phòng có diện tích kết nối để hở lớn hơn 10% và chưa xử lý âm.
Tường của phần vỏ cách âm và ca-bin, cùng với bề mặt bao quanh phòng, cũng như vách ngăn phòng và cung cấp không gian mở lớn hơn 10 % và khu vực chưa xử lý âm, cũng được coi như màn chắn âm.
CHÚ THÍCH: Hướng dẫn đầy đủ về vỏ cách âm được nêu tại ISO 15667.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho vách của ca-bin và vách nhiều lớp tương tự có chiều dày lớn hơn 0,2 m, cũng như băng rôn và các tấm treo.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả các sửa đổi).
TCVN 7192-1 (ISO 717-1), Âm học – Đánh giá cách âm trong các công trình xây dựng và kết cấu xây dựng – Phần 1: Cách âm không khí
ISO 140-3, Acoustics – Measurement of sound insulation in building and of building elements – Part 3: Laboratory measurements of ariborne sound insulation of building elements (Âm học – Đo cách âm trong các công trình và kết cấu xây dựng – Phần 3: Phép đo trong phòng thí nghiệm về cách âm không khí của các kết cấu xây dựng)
ISO 354, Acoustics – Measurement of sound absorption in a reverberation room (Âm học – Đo độ hấp thụ âm trong phòng vang)
ISO 9053, Acoustics – Materials for acoustical applications – Determination of airflow resistance (Âm học – Vật liệu dùng cho các ứng dụng âm thanh – Xác định sức cản của luồng khí)
ISO 10534-1, Acoustics – Determination of sound absorption coeficient and impedance in impedance tubes – Part 1: Method using standing wave ratio (Âm học – Xác định hệ số và trở kháng hấp thụ âm thanh – Phần 1: Phương pháp sử dụng tỉ số sóng đứng)
ISO 10534-2, Acoustics – Determination of sound absorption coeficient and impedance in impedance tubes – Part 2: Transfer-function method (
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6775:2000 (IEC 651: 1979) về Âm học - Máy đo mức âm
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6965:2001 (ISO 266 : 1997) về Âm học - Tần số ưu tiên
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7657:2007 (ISO 7216 : 1992) về Âm học - Máy kéo bánh hơi và máy nông lâm nghiệp tự hành - Đo tiếng ồn phát sinh khi chuyển động
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11111-2:2015 (ISO 389-2:1994) về Âm học - Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực - Phần 2: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe nút tai
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11111-3:2015 (ISO 389-3:1994) về Âm học - Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực - Phần 3: Mức lực ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và máy rung xương
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6775:2000 (IEC 651: 1979) về Âm học - Máy đo mức âm
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6965:2001 (ISO 266 : 1997) về Âm học - Tần số ưu tiên
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7657:2007 (ISO 7216 : 1992) về Âm học - Máy kéo bánh hơi và máy nông lâm nghiệp tự hành - Đo tiếng ồn phát sinh khi chuyển động
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11111-2:2015 (ISO 389-2:1994) về Âm học - Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực - Phần 2: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe nút tai
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11111-3:2015 (ISO 389-3:1994) về Âm học - Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực - Phần 3: Mức lực ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và máy rung xương
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8777:2011 (ISO 17624:2004) về Âm học - Hướng dẫn kiểm soát tiếng ồn trong công sở và phòng làm việc bằng màn chắn âm
- Số hiệu: TCVN8777:2011
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2011
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra