Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8733:2012

ĐÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU, VẬN CHUYỂN, LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN MẪU ĐÁ DÙNG CHO CÁC THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG

Rock for hydraulic engineering construction - Method of sampling, transporting, selecting and keeping of specimen of rock for laboratory tests

Lời nói đầu

TCVN 8733:2012 được chuyển đổi từ Tiêu chuẩn 14 TCN 183:2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8733:2012 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU, VẬN CHUYỂN, LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN MẪU ĐÁ DÙNG CHO CÁC THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG

Rock for hydraulic engineering construction - Method of sampling, transporting, selecting and keeping of specimen of rock for laboratory tests

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại đá nền, đá vật liệu xây dựng, dùng trong xây dựng công trình thủy lợi.

2. Quy định chung

2.1. Mẫu đá được lấy phải đảm bảo tính đại diện cho một lớp hay một tầng đá (đối với đá trầm tích) hay trong một phạm vi độ sâu nghiên cứu (đối với đá macma), đồng thời đủ lượng mẫu cần thiết cho các thí nghiệm trong phòng theo yêu cầu đề ra và dự phòng để thí nghiệm bổ sung khi cần thiết.

2.2. Bọc, gói, bảo quản đối với mẫu đá nứt nẻ, mềm yếu phải đảm bảo không bị phá vỡ kết cấu làm giảm chất lượng mẫu trong thời gian lưu mẫu ở hiện trường, vận chuyển và thời gian chờ làm thí nghiệm.

Vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm phải đảm bảo mẫu không bị phá hỏng, mất mát, không bị ảnh hưởng của thời tiết trong quá trình vận chuyển.

2.4. Bảo quản mẫu đá phải đảm bảo không làm giảm chất lượng của mẫu trong thời gian lưu mẫu ở hiện trường cũng như thời gian chời đợi làm thí nghiệm ở trong phòng.

3. Lấy mẫu

3.1. Lấy mẫu từ hố khoan

3.1.1. Lấy mẫu ở hố khoan là việc lựa chọn các mẫu từ các lõi khoan đã được lấy khi khảo sát địa chất công trình (công tác khoan lấy mẫu phải thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật khoan máy và công tác lấy mẫu). Sau khi kết thúc hố khoan, các lõi khoan đã được xếp vào thùng (khay) lưu mẫu theo thứ tự độ sâu lấy mẫu; khi đã hoàn tất việc mô tả hố khoan, nhật ký lõi khoan, chụp ảnh mẫu, thì tiến hành lấy các lõi khoan từ khay mẫu để đưa về phòng thí nghiệm, đảm bảo tính đại biểu.

3.1.2. Các mẫu được lấy, phải đánh số, ghi rõ độ sâu, đánh dấu đầu trên đầu dưới của thỏi đá bằng sơn không thấm nước (dùng mũi tên để đánh dấu, hướng mũi tên lên phía đầu trên của thỏi) đồng thời dán nhãn vào các thỏi đá với nội dung: tên công trình, số hiệu hố khoan, ngày khoan, ký hiệu mẫu, khoảng cách độ sâu, và mô tả sơ bộ mẫu.

3.1.3. Trong thùng mẫu lưu, khoảng trống do những lõi khoan đã lấy để làm thí nghiệm, được thay thế bằng những miếng đệm bằng gỗ có dán nhãn (nhãn ghi rõ số lượng thỏi đá đã lấy và khoảng cách độ sâu của các thỏi), để lấp đầy khoảng trống trong thùng mẫu, thuận tiện cho việc kiểm tra sau này.

3.1.4. Số lượng lõi khoan của một mẫu thí nghiệm phụ thuộc vào số lượng các chỉ tiêu cần thí nghiệm và đường kính lõi khoan. Số lượng các thỏi đá cho một chỉ tiêu thí nghiệm theo bảng 1.

Bảng 1 - Khối lượng và kích thước mẫu đá cần cho một số chỉ tiêu thí nghiệm chủ yếu
(kể cả lượng dự phòng)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8733:2012 về Đá xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, lựa chọn và bảo quản mẫu đá dùng cho các thí nghiệm trong phòng

  • Số hiệu: TCVN8733:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản