Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8259-1 : 2009

TẤM XI MĂNG SỢI - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 1: XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC, ĐỘ THẲNG CẠNH VÀ ĐỘ VUÔNG GÓC

Fiber-cement flat sheets - Test methods - Part 1: Determination of dimensions, straightness of edges and squareness of edges

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều dày, độ vuông góc và độ thẳng cạnh của tấm xi măng sợi.

2. Nguyên tắc

Kích thước, độ vuông góc và độ thẳng cạnh của tấm xi măng sợi được xác định trên tấm mẫu nguyên dạng ban đầu.

3. Thiết bị và dụng cụ

- Thước cặp có độ chính xác đến 0,05 mm;

- Thước lá có độ chính xác đến 0,5 mm;

- Thước đo chiều dài phù hợp có độ chính xác đến 0,5 mm có chiều dài tối thiểu bằng chiều dài danh nghĩa của tấm;

- Ê ke có hai cạnh góc vuông dài (1000 ± 1) mm và góc vuông của thước có độ chính xác £ 0,1 %.

4. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

Mẫu thử được lấy ngẫu nhiên, đại diện cho lô hàng cần kiểm tra. Số lượng mẫu thử được lấy theo thỏa thuận giữa các bên tham gia thử nghiệm.

Các tấm mẫu thử phải được giữ nguyên hình dạng ban đầu.

5. Cách tiến hành

5.1. Xác định sai lệch chiều dài (l) và chiều rộng (b)

Với mỗi kích thước, tiến hành đo tại ba vị trí, một vị trí đo ở giữa và hai vị trí còn lại đo ở hai bên, cách mép mẫu thử 50 mm (xem Hình 1). Tránh đo ở những vùng có khuyết tật.

Chiều dài hoặc chiều rộng của mẫu thử là giá trị trung bình cộng của ba số đo thu được lấy chính xác đến 0,5 mm.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 1 - Cách đo chiều dài tấm xi măng sợi

Sai lệch chiều dài hoặc chiều rộng của mỗi tấm mẫu thử, tính theo mm, lấy chính xác đến 0,5 mm, là giá trị hiệu số lớn nhất của số đo chiều dài hoặc chiều rộng thực tế so với kích thước danh nghĩa.

Sai lệch chiều dài hoặc chiều rộng của tấm xi măng sợi được chọn là giá trị sai lệch lớn nhất đo được trong các mẫu kiểm tra.

5.2. Xác định sai lệch chiều dày (d)

Dùng thước cặp đo tại 3 vị trí dọc theo chiều rộng của mẫu, một vị trí đo ở giữa và hai vị trí còn lại cách mép mẫu thử 20 mm.

Chiều dày (d) của mẫu thử là giá trị trung bình cộng của ba số đo thu được tính chính xác đến 0,05 mm.

Sai lệch chiều dày của mỗi tấm mẫu thử, tính theo %, là tỷ lệ giữa hiệu số lớn nhất của số đo chiều dày thực tế so với chiều dày danh nghĩa chia cho chiều dày danh nghĩa.

Sai lệch chiều dày của tấm xi măng sợi được chọn là giá trị sai lệch lớn nhất đo được trong các mẫu kiểm tra.

5.3. Xác định độ thẳng cạnh của tấm

Đặt thước dài nối hai góc liền kề nhau dọc theo cạnh cần kiểm tra của tấm. Đo khoảng hở lớn nhất giữa cạnh tấm bằng thước lá, kết quả lấy chính xác tới 0,5 mm.

Làm tương tự như vậy đối với các cạnh còn lại.

Độ thẳng của cạnh được tính riêng theo chiều dài và chiều rộng, là giá trị khoảng hở lớn nhất trong số các giá trị đo được chia cho độ dài cạnh tương ứng.

5.4 Xác định độ vuông góc của tấm

Áp ê ke vào một góc của tấm, một cạnh của ê ke giữ sát theo cạnh dài của tấm, cạnh ngắn của tấm tiếp xúc với cạnh còn lại của ê ke (xem Hình 2).

Dùng thước lá đo khoảng hở lớn nhất giữa cạnh ngắn tấm với cạnh của ê ke, kết quả lấy chính xác tới 0,5 mm.

Tiến hành tương tự với các góc còn lại của tấm.

Độ vuông gó

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8259-1:2009 về Tấm xi măng sợi - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định kích thước, độ thẳng cạnh và độ vuông góc

  • Số hiệu: TCVN8259-1:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản