Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7918:2008

PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM SUẤT ĐIỆN TRỞ KHỐI VÀ SUẤT ĐIỆN TRỞ BỀ MẶT CỦA VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN RẮN

Methods of test for volume resistivityand surface resistivity of solid electrical insulating materials

Lời nói đầu

TCVN 7918 : 2008 thay thế TCVN 3233 : 1979 và TCVN 3664 : 1981;

TCVN 7918 : 2008 hoàn toàn tương đương với IEC 60093 : 1980;

TCVN 7918 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM SUẤT ĐIỆN TRỞ KHỐI VÀ SUẤT ĐIỆN TRỞ BỀ MẶT CỦA VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN RẮN

Methods of test for volume resistivity and surface resistivity of solid electrical insulating materials

1. Phạm vi áp dụng

Phương pháp thử nghiệm này đề cập đến các quy trình để xác định điện trở khối, điện trở bề mặt và cách tính suất điện trở khối và suất điện trở bề mặt của vật liệu cách điện rắn.

Cả thử nghiệm điện trở khối và điện trở bề mặt đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: độ lớn và thời gian đặt điện áp, bản chất và hình dạng điện cực, nhiệt độ và độ ẩm của môi trường và của màu trong quá trình ổn định và đo. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra một số khuyến cáo đối với các yếu tố này.

2. Định nghĩa

2.1.

Điện trở khối (volume resistance)

Thương số giữa điện áp một chiều của hai điện cực trên hai bề mặt (đối diện nhau) của mẫu và dòng điện ổn định giữa các điện cực đó, không tính đến dòng điện dọc theo bề mặt, và bỏ qua hiện tượng phân cực có thể có ở các điện cực.

CHÚ THÍCH: Nếu không có quy định nào khác, điện trở khối được xác định sau 1 min tính từ khi đặt điện áp.

2.2.

Suất điện trở khối (volume resistivity)

Thương số giữa cường độ trường điện một chiều và mật độ dòng điện ổn định trong vật liệu cách điện. Trong thực tế, suất điện trở khối được lấy bằng điện trở khối chia cho một đơn vị thể tích.

CHÚ THÍCH: Trong hệ SI, đơn vị suất điện trở khối tính bằng ôm mét. Trên thực tế cũng sử dụng cả đơn vị ôm centimét.

2.3.

Điện trở bền mặt (surface resistance)

Thương số giữa điện áp một chiều của hai điện cực đặt trên bề mặt của mẫu và dòng điện giữa các điện cực đó sau một thời gian đặt điện áp cho trước, bỏ qua các hiện tượng phân cực có thể có tại các điện cực.

CHÚ THÍCH 1: Nếu không có quy định nào khác, điện trở bề mặt được xác định sau 1 min tính từ khi đặt điện áp.

CHÚ THÍCH 2: Nhìn chung, dòng điện chủ yếu chạy qua lớp bề mặt mẫu, hơi ẩm và các chất gây nhiễm bẩn bề mặt liên quan, nhưng cũng có một phần chạy qua thể tích mẫu.

2.4.

Suất điện trở bề mặt (surface resistivity)

Thương số giữa cường độ trường điện một chiều và mật độ của dòng điện chạy thẳng ở lớp bề mặt của vật liệu cách điện. Trong thực tế, suất điện trở bề mặt được lấy bằng điện trở bề mặt chia cho một diện tích vuông. Kích thước vuông này là không quan trọng.

CHÚ THÍCH: Trong hệ SI, đơn vị suất điện trở bề mặt tính bằng ôm. Trên thực tế đôi khi cũng sử dụng đơn vị ôm trên diện tích vuông.

2.5.

Điện cực (electrodes)

Điện cực dùng để đo là các vật dẫn có hình dạng, kích cỡ và kết cấu xác định tiếp xúc với mẫu cần đo.

CHÚ THÍCH CHUNG: Điện trở cách điện là tỷ số giữa điện áp một chiều giữa hai cực tiếp xúc với mẫu và tổng dòng điện giữa các điện cực đó. Điện trở cách điện phụ thuộc vào cả suất điện trở bề mặt của mẫu (xem IEC 60167, Phương pháp thử nghiệm để xác định trở bề mặt của vật liệu cách điện rắn).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7918:2008 (IEC 60093 : 1980) về Phương pháp thử nghiệm suất điện trở khối và suất điện trở bề mặt của vật liệu cách điện rắn

  • Số hiệu: TCVN7918:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản