TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7835-E07:2013
ISO 105-E07:2010
VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU - PHẦN E07: ĐỘ BỀN MÀU VỚI TẠO ĐỐM: NƯỚC
Textiles - Tests for colour fastness - Part E07: Colour fastness to spotting: Water
Lời nói đầu
TCVN 7835-E07:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 105-E07:2010.
TCVN 7835-E07:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU - PHẦN E07: ĐỘ BỀN MÀU VỚI TẠO ĐỐM: NƯỚC
Textiles - Tests for colour fastness - Part E07: Colour fastness to spotting: Water
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền màu của tất cả các loại và các dạng vật liệu dệt với tạo đốm bằng nước.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tải liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 5466 (ISO 105-A02), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu
ISO 105-A05, Textiles - Tests for colour fastness - Part A05: Instrumental assessment of change in colour for determination of grey scale rating (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A05: Đánh giá bằng thiết bị sự thay đổi màu để xác định cấp thang xám)
Dùng đũa thủy tinh chà nhẹ vào những giọt nước trên bề mặt mẫu thử và đánh giá sự thay đổi màu của vật liệu dệt bằng thang xám hoặc bằng thiết bị sau 2 min và sau khi làm khô.
4. Thiết bị, dụng cụ
4.1. Pipet hoặc ống nhỏ giọt.
4.2. Đũa thủy tinh, có một đầu tròn.
4.3. Thang xám để đánh giá sự thay đổi màu, phù hợp với TCVN 5466 (ISO 105-A02).
4.4. Máy đo quang phổ hoặc máy so màu để đánh giá sự thay đổi màu, phù hợp với ISO 105-A05.
5. Thuốc thử
5.1. Nước loại 3, phù hợp với TCVN 4851 (ISO 3696).
6. Mẫu thử
6.1. Nếu vật liệu thử là vải, sử dụng một mẫu thử có kích thước (40 ± 2) mm X (100 ± 2) mm.
6.2. Nếu vật liệu thử là sợi, đan các sợi thành vải và sử dụng một mẫu thử có kích thước (40 ± 2) mm X (100 ± 2) mm, hoặc làm thành con sợi bao gồm các sợi song song dài (100 ± 2) mm và đường kính khoảng (5 ± 2) mm, buộc chặt gần hai đầu con sợi.
6.3. Nếu vật liệu thử là xơ rời, chải thẳng rồi ép vừa đủ để tạo thành một mền có kích thước (40 ± 2) mm X (100 ± 2) mm.
7. Cách tiến hành
7.1. Tại nhiệt độ phòng, nhỏ nước loại 3 (5.1) vào mẫu thử, sau đó dùng đũa thủy tinh chà nhẹ nước trên bề mặt mẫu thử để tạo ra một đốm có đường kính khoảng 20 mm. Trong trường hợp vải không thấm nước, lượng nước không được vượt quá 0,5 ml.
7.2. Sau 2 min, đánh giá sự thay đổi màu ở xung quanh đốm bằng thang xám (4.3) và/hoặc bằng thiết bị (xem 4.4).
7.3. Làm khô mẫu thử trong không khí ở nhiệt độ phòng và đánh giá lại sự thay đổi màu bằng thang xám (4.3) và/hoặc bằng thiết bị (xem 4.4).
8. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-D02:2013 (ISO 105-D02:1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần D02: Độ bền màu với ma sát: Dung môi hữu cơ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-E09:2013 (ISO 105-E09:2010) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E09: Độ bền màu với nước sôi (Potting)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-B05:2013 (ISO 105-B05:1993) về Vật liệu dệt- Phương pháp xác định độ bền màu - Phần B05: Phát hiện và đánh giá sự thay đổi màu theo ánh sáng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-X14:2014 (ISO 105-X14:1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần X14: Độ bền màu với quá trình clo hóa trong môi trường axít của len: Natri dicloisoxyanurat
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-Z01:2014 (ISO 105-Z01:1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần Z01: Độ bền màu với kim loại trong bể nhuộm: Muối crom
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5466:2002 (ISO 105-A02 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-D02:2013 (ISO 105-D02:1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần D02: Độ bền màu với ma sát: Dung môi hữu cơ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-E09:2013 (ISO 105-E09:2010) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E09: Độ bền màu với nước sôi (Potting)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-B05:2013 (ISO 105-B05:1993) về Vật liệu dệt- Phương pháp xác định độ bền màu - Phần B05: Phát hiện và đánh giá sự thay đổi màu theo ánh sáng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-X14:2014 (ISO 105-X14:1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần X14: Độ bền màu với quá trình clo hóa trong môi trường axít của len: Natri dicloisoxyanurat
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-Z01:2014 (ISO 105-Z01:1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần Z01: Độ bền màu với kim loại trong bể nhuộm: Muối crom
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-E07:2013 (ISO 105-E07:2010) về Vật liệu dệt- Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E07: Độ bền màu với tạo đốm: Nước
- Số hiệu: TCVN7835-E07:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết