CÔNG TRÌNH BIỂN CỐ ĐỊNH – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG
Fixed offshore platforms – Part 1: General regulations
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung cho các công trình biển cố định hoạt động ngoài khơi trên thềm lục địa Việt Nam.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các giai đoạn: thiết kế, thi công và duy tu khảo sát sửa chữa cho các giàn bằng thép, bêtông cốt thép. Đối với các công trình bằng các loại vật liệu khác cần được xem xét cụ thể trong từng trường hợp.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các bộ phận đặc biệt của giàn (có người hoạt động ở dưới nước) và các bộ phận phụ của kết cấu không ảnh hưởng đến tính chất làm việc tổng thể của công trình.
TCVN 6171:1996 Công trình biển cố định – Quy định về giám sát kĩ thuật và phân cấp.
Phê chuẩn – Sự phê chuẩn bằng văn bản của cơ quan quản lí có thẩm quyền về các sơ đồ, bản vẽ và các đặc điểm kĩ thuật v.v…
Chấp thuận – Sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lí có thẩm quyền về các tài liệu đã trình có liên quan tới việc phê chuẩn được chấp nhận như các phương pháp tính toán hoặc khảo sát đặc biệt.
Tuổi thọ thiết kế - Khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu thi công cho đến khi thanh lí công trình.
Các giai đoạn thiết kế - Tuổi thọ thiết kế của một công trình biển, thường được chia làm 5 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn C – Chế tạo, bao gồm việc thi công, chế tạo, lắp ráp kết cấu trên bờ và trên sàn nổi;
- Giai đoạn T – Vận chuyển, bao gồm việc vận chuyển một bộ phận hay toàn bộ kết cấu từ bờ ra vị trí xây dựng ngoài khơi và được neo giữ;
- Giai đoạn I – Dựng lắp, bao gồm việc dựng lắp kết cấu ở vị trí xác định, đó là giai đoạn từ lúc đánh chìm kết cấu, đóng cọc, bơm trám cho đến khi công trình sẵn sàng đưa vào sử dụng bình thường;
- Giai đoạn O – Sử dụng, là khoảng thời gian từ lúc công trình xây dựng xong hoàn toàn, đưa vào khai thác, cho đến khi thanh lí công trình, tức là loại bỏ hoặc di chuyển công trình đến vị trí khác.
- Giai đoạn R – Thanh lí, công trình bị thanh lí dưới dạng: loại bỏ hoặc rời chỗ.
Công trình ngoài khơi là công trình được giữ cố định thường xuyên với đáy biển bằng trọng lượng bản thân, đóng cọc hoặc neo.
Tiêu chuẩn được thừa nhận là tiêu chuẩn thiết kế được cơ quan quản lí có thẩm quyền cho phép sử dụng cùng với tiêu chuẩn này.
Chu kì thiết kế là khoảng thời gian cần thiết để xác định đặc trưng của một thông số ngẫu nhiên dùng làm cơ sở cho thiết kế.
Tải trọng là tác động bất kì gây ra ứng suất hoặc biến dạng trong kết cấu.
Hiệu ứng của tải trọng là phản ứng của kết cấu do tải trọng gây ra như ứng suất, nội lực, biến dạng, chuyển vị, dao động v.v…
Tải trọng đặc trưng là giá trị của tải trọng thay đổi ngẫu nhiên ứng với xác suất cho trước, sao cho không bị vượt quá hướng bất lợi có thể xảy ra trong chu kì thiết kế.
Hệ số tải trọng là hệ số nhân với tải trọng đặc trưng để có tải trọng thiết kế.
Tải trọng thiết kế là tải trọng được sử dụng trong thiết kế, có giá trị bằng tích của tải trọng đặc trưng với hệ số tải trọng.
Chất tải thiết kế là tổ hợp của các tải trọng thiết kế.
Hiệu ứng của chất tải thiết kế là phản ứng được tính trên cơ sở chất tải thiết kế.
Cường độ đặc trưng là cường độ của vật liệu được xác định bằng thí nghiệm ứng với xác suất đảm bảo cho trước.
Hệ số vật liệu là hệ số được sử dụng để xác định cường độ thiết kế.
Cường độ thiết kế là cường độ vật liệu được sử dụng để xác định độ bền thiết kế của một
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-1:1996 về Công trình biển cố định - Phần 1: Quy định chung
- Số hiệu: TCVN6170-1:1996
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1996
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực