TCVN 5856:1994
ĐÁ QUÝ - PHƯƠNG PHÁP ĐO TỶ TRỌNG
Precious stones - Testing specific gravity
Lời nói đầu
TCVN 5856:1994 do Hội khoáng học Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng trình duyệt, Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ khoa học và Công nghệ) ban hành;
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ -CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
ĐÁ QUÝ - PHƯƠNG PHÁP ĐO TỶ TRỌNG
Precious stones - Testing specific gravity
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp cân thủy tĩnh xác định tỷ trọng để kiểm tra các loại đá quý.
1. Bản chất phương pháp
Tỷ trọng của viên đá là tỷ số giữa trọng lượng trên thể tích của nó:
Trong đó: p - tỷ trọng viên đá, tính bằng g/cm3;
m - trọng lượng viên đá, tính bằng g;
v - thể tích viên đá, tính bằng cm3.
Đo tỷ trọng để kiểm tra đá quý là bản chất của phương pháp này
Trọng lượng viên đá được xác định bằng cách cân trong không khí (cân khô) thể tích viên đá đúng bằng thể tích của khối dung dịch (thường dùng nước cất tiêu chuẩn) bị đẩy ra khi nhúng chìm viên đá vào đó. Tất cả nước, dung dịch và không khí đều phải ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ, áp suất), nếu cân ở điều kiện thường thì kết quả thu được phải hiệu chỉnh. Theo định luật Archimedes, khi nhúng đá vào trong một dung dịch nào đó, trọng lượng của viên đá sẽ mất đi một trọng lượng bằng trọng lượng của khối dung dịch bị viên đá chiếm chỗ. Thể tích của viên đá (cũng là thể tích của khối dung dịch bị chiếm chỗ) bằng trọng lượng của khối dung dịch đó chia cho tỷ trọng của dung dịch bị chiếm chỗ.
Trong đó: m - trọng lượng viên đá trong không khí;
m’ - trọng lượng viên đá trong dung dịch;
p’ - tỷ trọng dung dịch.
Từ đó ta có công thức tính tỷ trọng của viên đá bằng phương pháp cân thủy tĩnh:
Nếu dung dịch là nước cất ở điều kiện tiêu chuẩn thì tỷ trọng của nó đúng bằng 1g/cm3.
2. Thiết bị thử
Các loại cân được sử dụng để xác định tỷ trọng được chia thành hai loại.
- Cân phân tích cơ học thông dụng trong các phòng thí nghiệm;
- Cân phân tích điện tử.
Các loại cân trên phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Độ chính xác (khả năng đọc) từ 10-3 g đến 10-5 g, thường 10-4 g (10-2 %);
- Giới hạn cân được đối với đá quý tối thiểu phải đạt 40 g đến 50 g.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 2847/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Quyết định 3757/QĐ-BKHCN năm 2017 hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia về Đồ kim hoàn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5855:1994 về Đá quý – Thuật ngữ và phân loại
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5857:1994 về Đá quý – Phương pháp đo chiết suất
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5859:1994 về Đá quý – Phương pháp đo độ cứng
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5858:1994 về Đá quý – Phương pháp đo phổ hấp thụ
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5856:2017 về Đá quý - Phương pháp cân thủy tĩnh xác định tỷ trọng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5856:1994 về Đá quý – Phương pháp đo tỷ trọng
- Số hiệu: TCVN5856:1994
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1994
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực