Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5530:2010

THUẬT NGỮ HÓA HỌC - DANH PHÁP CÁC NGUYÊN TỐ VÀ HỢP CHẤT HÓA HỌC

Chemical terms - Nomenclature of chemical elements and compounds

Lời nói đầu

TCVN 5530:2010 thay thế cho TCVN 5530:1991.

TCVN 5530:2010 được xây dựng trên cơ sở tài liệu Principles of chemical nomenclature - A guide to IUPAC recommendations và dự thảo đề nghị của Hội Hóa học Việt Nam.

TCVN 5530:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC47 Hóa học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THUẬT NGỮ HÓA HỌC - DANH PHÁP CÁC NGUYÊN TỐ VÀ HỢP CHẤT HÓA HỌC

Chemical terms - Nomenclature of chemical elements and compounds

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định cách gọi tên tiếng Việt cho các nguyên tố hóa học và các hợp chất hóa học.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5529:2010, Thuật ngữ hóa học - Nguyên tắc cơ bản.

3. Nguyên tố hóa học trong bảng Hệ thống tuần hoàn

3.1. Nguyên tắc chung

Để đặt tên tiếng Việt cho các nguyên tố hóa học, cần tuân thủ các nguyên tắc nêu trong TCVN 5529:2010 vả các nguyên tắc cụ thể sau.

3.2. Nguyên tắc cụ thể

3.2.1. Đối với các nguyên tố đã có tên Việt hoặc Hán-Việt

Giữ nguyên cách gọi đối với các nguyên tố đã có tên Việt hoặc Hán-Việt đang được sử dụng rộng rãi. Như các nguyên tố bạc (Ag), vàng (Au), nhôm (AI), đồng (Cu), sắt (Fe), thủy ngân (Hg), chì (Pb), thiếc (Sn), lưu huỳnh (S), kẽm (Zn). Tuy nhiên, để có sự liên hệ với nguồn gốc của ký hiệu nguyên tố và danh pháp các dẫn chất liên quan, cần thiết phải viết kèm theo tên Latin trong dấu ngoặc đơn.

VÍ DỤ: bạc (Argentum).

3.2.2. Tên các nguyên tố không phiên chuyển mà chỉ rút gọn phần đuôi

Tên nguyên tố liên quan đến tên người và tên địa đanh sẽ không phiên chuyển mà chỉ bỏ đuôi-um.

VÍ DỤ:  Francium - franci

Dubnium - Dubni.

Như vậy, tên các nguyên tố hóa học (theo thứ tự ABC), ký hiệu và nguyên tử được nêu trong Bảng 1. Tên Latin của một số nguyên tố được viết trong ngoặc đơn. Tên của các ion và nhóm (theo thứ tự ABC) tham khảo trong Bảng A.1 Phụ lục A.

Bảng 1 - Tên các nguyên tố hóa học

Tên nguyên tố

Ký hiệu

Nguyên tử

số

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5530:2010 về Thuật ngữ hóa học - Danh pháp các nguyên tố và hợp chất hóa học

  • Số hiệu: TCVN5530:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản