ISO 1130:1975
VẬT LIỆU DỆT - XƠ DỆT - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐỂ THỬ
Textile fibres - Some methods of sampling for testing
Lời nói đầu
TCVN 11962:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 1130:1975 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2012 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 11962:2017 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
Lời giới thiệu
Không có kỹ thuật lấy mẫu đơn lẻ nào được sử dụng cho tất cả các trường hợp. Ví dụ, những vấn đề gặp phải khi lấy mẫu từ một kiện bông khác với những vấn đề gặp phải khi lấy mẫu từ một lô quả sợi, còn lấy mẫu từ màng xơ chải thô lại khác với cả hai trường hợp trên.
Nếu các xơ trong khối rời đã được trộn tốt về thành phần đến mức không có sự thay đổi từ phần này qua phần khác, tức là các xơ riêng lẻ được phân bố ngẫu nhiên, thì có thể lấy mẫu từ một vị trí bất kỳ trong khối rời mà không có bất lợi nào.
Nếu các xơ trong khối rời không được trộn tốt về thành phần đến mức có thể thay đổi từ phần này qua phần khác thì mẫu được lấy từ một chỗ bất kỳ sẽ không đại diện cho toàn bộ khối rời.
Do vậy, tiêu chuẩn này đưa ra các phương pháp để lựa chọn, minh họa các kỹ thuật được cho là có thể chấp nhận, đáp ứng các vấn đề phổ biến gặp phải khi lấy mẫu để đánh giá chất lượng xơ. Các phương pháp đặc biệt trong nghiên cứu không được nêu, cũng như không có cả các kỹ thuật đặc biệt đã sử dụng, ví dụ, khi lấy mẫu len từ bộ lông cừu hoặc bông từ hạt.
VẬT LIỆU DỆT - XƠ DỆT - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐỂ THỬ
Textile fibres - Some methods of sampling for testing
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định một số phương pháp chuẩn bị mẫu xơ phòng thử nghiệm, và đưa ra cách xử lý giới hạn về vấn đề rút mẫu thử ra để thử.
Phạm vi áp dụng của từng phương pháp thử được cho ở phần đầu của từng điều kèm theo phương pháp thử.
Không thể có một qui trình riêng lẻ để bao trùm toàn bộ; trong nhiều trường hợp, việc lựa chọn mẫu hoặc mẫu thử phải cần được quy định bởi phương pháp thử phù hợp.
Tiêu chuẩn này không quy định cách lựa chọn các mẫu lấy theo chiều dài, cũng như các yêu cầu đặc biệt có liên quan đến việc xác định khối lượng thương mại.
Phụ lục A và các bảng trong tiêu chuẩn này dùng để hướng dẫn chung trong việc xác định kích thước của mẫu thử được lấy sao cho giá trị trung bình của mẫu đã xác định phải có các giới hạn tin cậy.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1 Xơ riêng lẻ (individual)
Bất kỳ xơ đơn nào được lấy ra để đo.
2.2 Tập hợp (population)
Toàn bộ các xơ riêng lẻ dùng để mô tả một hoặc nhiều đặc điểm (ví dụ: xơ trong một kiện bông; tất cả các xơ thành phần trong bộ ống sợi).
2.3 Phân vùng (zoning)
Khi biết tập hợp được lấy mẫu có sự thay đổi về tính chất từ phần này đến phần khác cần được xem xét, các xơ riêng lẻ hoặc nhóm các xơ riêng lẻ trong tập hợp được lấy ngẫu nhiên từ bên trong các phần hoặc các vùng khác nhau, lựa chọn sao cho tất cả các thay đổi của tính chất được lấy đại diện theo đúng tỷ lệ. Thao tác này được gọi là phân vùng.
2.4 Mẫu phòng thử nghiệm (laboratory sample)
Một mẫu dùng để đại diện cho khối rời lớn vật liệu, trong trạng thái được gửi đến phòng thử nghiệm. Kích thước mẫu thuận tiện cho nhiều loại phép thử chỉ bao gồm các mẫu thử nhỏ khoảng từ 25 g đến
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-15:2016 (ISO 9073-15:2007) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 15: Xác định độ thấu khí
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11957-1:2017 (ISO 9866-1:1991) về Vật liệu dệt - Ảnh hưởng của nhiệt khô lên vải dưới áp suất thấp - Phần 1: Qui trình xử lý nhiệt khô của vải;
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11958:2017 (ISO 10528:1995) về Vật liệu dệt - Qui trình giặt thông thường dùng cho vải dệt trước khi thử tính cháy
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8243-2:2018 (ISO 3951-2:2013) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng – Phần 2: Quy định chung đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô có các đặc trưng chất lượng độc lập
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12341:2018 (ISO 3759:2011) về Vật liệu dệt - Chuẩn bị, đánh dấu và đo mẫu thử vải và sản phẩm may mặc trong phép thử xác định sự thay đổi kích thước
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12342-3:2018 (ISO 16322-3:2005) về Vật liệu dệt - Xác định độ xoắn sau khi giặt - Phần 3: Quần áo dệt thoi và dệt kim
- 1Quyết định 3865/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Vật liệu dệt do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-15:2016 (ISO 9073-15:2007) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 15: Xác định độ thấu khí
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11957-1:2017 (ISO 9866-1:1991) về Vật liệu dệt - Ảnh hưởng của nhiệt khô lên vải dưới áp suất thấp - Phần 1: Qui trình xử lý nhiệt khô của vải;
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11958:2017 (ISO 10528:1995) về Vật liệu dệt - Qui trình giặt thông thường dùng cho vải dệt trước khi thử tính cháy
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8243-2:2018 (ISO 3951-2:2013) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng – Phần 2: Quy định chung đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô có các đặc trưng chất lượng độc lập
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12341:2018 (ISO 3759:2011) về Vật liệu dệt - Chuẩn bị, đánh dấu và đo mẫu thử vải và sản phẩm may mặc trong phép thử xác định sự thay đổi kích thước
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12342-3:2018 (ISO 16322-3:2005) về Vật liệu dệt - Xác định độ xoắn sau khi giặt - Phần 3: Quần áo dệt thoi và dệt kim
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11962:2017 ISO 1130:1975 về Vật liệu dệt - Xơ dệt - Phương pháp lấy mẫu để thử
- Số hiệu: TCVN11962:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết