Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11620-3:2016

ISO 16532-3:2010

GIẤY VÀ CÁC TÔNG - XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỐNG THẤM DẦU MỠ - PHẦN 3: PHÉP THỬ BẰNG DẦU THÔNG ĐỐI VỚI CÁC LỖ TRỐNG TRONG GIẤY BÓNG MỜ VÀ GIẤY CHỐNG THẤM DẦU MỠ

Paper and board - Determination of grease resistance - Part 3: Turpentine test for voids in glassine and greaseproof papers

Lời nói đầu

TCVN 11620-3:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 16532-3:2010.

TCVN 11620-3:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11620 (ISO 16532), Giấy và các tông - Xác định khả năng chống thấm dầu mỡ gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 11620-1:2016 (ISO 16532-1:2004), Phần 1: Phép thử thấm qua.

- TCVN 11620-2:2016 (ISO 16532-2:2007), Phần 2: Phép thử tính chống thấm bề mặt.

- TCVN 11620-3:2016 (ISO 16532-3:2010), Phần 3: Phép thử bằng dầu thông đối với các lỗ trống trong giấy bóng mờ và giấy chống thm dầu mỡ.

Lời giới thiệu

Khả năng chống thấm chất béo, mỡ và dầu của giấy và các tông đặc biệt quan trọng đối với một số mục đích bao gói, ví dụ như bao gói thực phẩm. Bao gói không chỉ phải có khả năng ngăn cản được dầu mỡ mà còn ngăn cản sự hình thành các đốm dầu mỡ không được chấp nhận về mặt thẩm mỹ trên bề mặt của bao gói.

 

GIẤY VÀ CÁC TÔNG - XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỐNG THẤM DẦU MỠ - PHẦN 3: PHÉP THỬ BẰNG DẦU THÔNG ĐỐI VỚI CÁC LỖ TRỐNG TRONG GIẤY BÓNG MỜ VÀ GIẤY CHỐNG THẤM DẦU MỠ

Paper and board - Determination of grease resistance - Part 3: Turpentine test for voids in glassine and greaseproof papers

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khả năng chống thấm dầu mỡ của giấy và các tông. Tiêu chuẩn đưa ra phương pháp so sánh nhanh tốc độ tương đối mà tại đó dầu hoặc mỡ, là các chất thường tìm thấy trong thực phẩm kỳ vọng có thể thấm qua các lỗ trống trong các loại giấy như giấy chống thấm dầu mỡ hoặc giấy bóng mờ, trong đó khả năng chống thấm dầu hoặc mỡ được thực hiện chỉ nhờ phương pháp cơ học. Phương pháp này không áp dụng cho các loại giấy hoặc các tông có khả năng chống thấm dầu hoặc mỡ được thực hiện bởi phương pháp tráng phủ bề mặt hoặc gia keo. Các giấy đó áp dụng theo TCVN 11920-1 (ISO 16532-1) hoặc TCVN 11920-2 (ISO 16532-2).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 1270 (ISO 536), Giấy và cáctông - Xác định định lượng.

TCVN 3649 (ISO 186), Giấy và các tông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.

TCVN 6725 (ISO 187), Giấy, các tông và bột giấy - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm, quy trình kiểm tra môi trường và điều hòa mẫu.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Khả năng chống thấm dầu mỡ (grease resistance)

Khả năng của giấy hoặc các tông chống lại sự hình thành các đốm bề mặt hoặc dây màu bề mặt hoặc sự thấm qua của dầu mỡ

3.2

Lỗ trống (voids)

Vị trí trong giấy mà tại đó sự phân bố của xơ sợi tạo điều kiện thuận lợi cho dầu hoặc mỡ thấm qua.

4  Nguyên tắc

Mẫu thử được đặt

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11620-3:2016 (ISO 16532-3:2010) về Giấy và các tông - Xác định khả năng chống thấm dầu mỡ - Phần 3: Phép thử bằng dầu thông đối với các lỗ trống trong giấy bóng mờ và giấy chống thấm dầu mỡ

  • Số hiệu: TCVN11620-3:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản