CẦN TRỤC - KIỂM TRA - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG
Cranes - Inspections - Part 1: General
Lời nói đầu
TCVN 11074-1:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 9927-1:2013.
TCVN 11074-1:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11074 (ISO 9927), Cần trục - Kiểm tra, gồm các phần sau:
- TCVN 11074-1:2015 (ISO 9927-1:2013), Phần 1: Quy định chung.
- TCVN 11074-3:2015 (ISO 9927-3:2005), Phần 3: Cần trục tháp.
CẦN TRỤC - KIỂM TRA - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG
Cranes - Inspections - Part 1: General
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về việc kiểm tra phải tiến hành trên các cần trục quy định trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1). Các yêu cầu bổ sung đối với các loại cần trục cụ thể được quy định trong các phần liên quan của bộ tiêu chuẩn này.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7549-1 (ISO 12480-1), Cần trục - Sử dụng an toàn - Phần 1: Quy định chung.
TCVN 7761-1 (ISO 10245-1), Cần trục - Thiết bị giới hạn và thiết bị chỉ báo - Phần 1: Quy định chung.
TCVN 8242 (ISO 4306) (tất cả các phần), Cần trục - Từ vựng.
ISO 4310, Cranes - Test code and procedures (Cần trục - Tiêu chuẩn và quy trình thử).
ISO 8686, Cranes - Design principles for loads and load combinations (Cần trục - Nguyên tắc thiết kế đối với tải trọng và tổ hợp tải trọng).
ISO 12482-1, Cranes - Condition monitoring - Part 1: General (Cần trục - Giám sát trạng thái - Phần 1: Quy định chung).
ISO 23814, Cranes - Competency requirements for crane inspectors (Cần trục - Các yêu cầu về năng lực của người kiểm tra cần trục).
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 8242 (ISO 4306) và các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Bộ phận thiết yếu (critical component)
Bộ phận mà nếu hư hỏng có thể gây rủi ro cho sức khỏe và an toàn của người sử dụng cần trục hoặc người ở gần cần trục.
3.2
Tuổi thọ thiết kế (design life)
Việc tính toán tuổi thọ làm việc cho phép của cần trục dựa trên các thông số thiết kế gốc của nó, có tính đến các chu kỳ ứng suất và tập hợp ứng suất (các ràng buộc thiết kế) trước khi một đánh giá đặc biệt và kiểm tra toàn diện được yêu cầu.
CHÚ THÍCH 1: Tuổi thọ thiết kế của cần trục nói chung được quyết định bởi tuổi thọ của số lượng nhất định các bộ phận thiết yếu (xem ISO 12482-1).
CHÚ THÍCH 2: Tuổi thọ thiết kế của cần trục có thể thay đổi so với tính toán nếu các chu kỳ ứng suất và tập hợp ứng suất xảy ra trong quá trình làm việc khác với những dự kiến.
3.3
Kiểm tra (inspection)
Tất cả các hoạt động liên qua
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11074-1:2015 (ISO 9927-1:2013) về Cần trục - Kiểm tra - Phần 1: Quy định chung
- Số hiệu: TCVN11074-1:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực