Fibre-reinforced plastics – Thermosetting moulding compounds and prepregs – Determination of flowability maturation and shelf life
Lời nói đầu
TCVN 10590:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 12115:1997 và Bản đính chính kỹ thuật 1:1998.
ISO 12115:1997 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2012 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 10590:2014 do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC61/SC13 Composite và sợi gia cường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Khả năng chảy của một hợp chất đúc là tính chất mô tả khả năng của hợp chất đó điền đầy vào phần lõm của khuôn trong quá trình đúc.
Khả năng chảy thay đổi theo thời gian sống của hợp chất đúc do diễn biến của quá trình làm tăng độ dày. Quá trình này còn được gọi là quá trình làm chín, thường được mào đầu bởi một phụ gia, mục đích là để hạn chế sự phân tách rõ rệt giữa các thành phần của hợp chất đúc và cũng đảm bảo dễ dàng xử lý được dòng hợp chất đúc để nó chảy ra và điền đầy vào toàn bộ phần lõm của khuôn khi đúc.
Khi khả năng chảy của một hợp chất đúc được đẩy mạnh đến một giới hạn xác định, hợp chất này được cho là đã đạt đến trạng thái chín. Điều này có nghĩa hợp chất có thể được xử lý và đúc một cách thỏa đáng dưới các điều kiện thao tác đã cho.
Độ chín và thời gian sống được xác định từ phép đo khả năng chảy. Khả năng chảy được đo tại các thời điểm khác nhau sau thời gian sản xuất của hợp chất đúc và sự thay đổi của khả năng chảy được lập đồ thị là hàm số theo thời gian. Thời gian sống của hợp chất đúc được xác định bằng cách đánh giá thông qua thuộc tính dễ dàng xử lý và đúc, được quyết định bởi khả năng chảy. Kinh nghiệm chỉ ra rằng trong một số trường hợp thời gian sống cũng có thể phụ thuộc vào đặc tính đóng rắn của hợp chất đúc [xem TCVN 10589 (ISO 12114)].
Độ chín và thời gian sống không phải là các thông số bất biến. Ví dụ, đối với một hợp chất đúc cụ thể, thời gian sống thậm chí có thể không giống nhau ở các điều kiện đúc và ứng dụng khác nhau.
CHẤT DẺO GIA CƯỜNG SỢI – HỢP CHẤT ĐÚC NHỰA NHIỆT RẮN VÀ PREPREG – XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHẢY, ĐỘ CHÍN VÀ THỜI GIAN SỐNG
Fibre-reinforced plastics – Thermosetting moulding compounds and prepregs – Determination of flowability maturation and shelf life
Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp xác định khả năng chảy của hợp chất đúc nhựa nhiệt rắn gia cường sợi và prepreg. Các phương pháp này áp dụng được cho tất cả các hợp chất đúc nhựa nhiệt rắn gia cường và khác nhau về điều kiện thử cũng như thiết bị yêu cầu.
Các phương pháp này có thể được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các thành phần riêng biệt của hợp chất đúc đến thuộc tính đúc bằng cách xác định khả năng chảy của hợp chất này. Các phương pháp cũng phù hợp với mục đích kiểm soát chất lượng cũng như việc xây dựng các công thức hợp chất đúc.
Đối tượng áp dụng chính là các hợp chất đúc trên nền nhựa polyeste không no (UP).
Phương pháp I là phép thử khả năng chảy tiến hành ở nhiệt độ phòng. Thực hiện phép thử ở nhiệt độ phòng hạn chế được ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ của hợp chất đúc trong quá trình thử.
Phương p
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9563:2013 (ISO 9782:1993) về Chất dẻo - Hợp chất đúc được gia cường và prepreg - Xác định hàm lượng chất bay hơi biểu kiến
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9564:2013 (ISO 10352:2010) về Chất dẻo gia cường sợi - Hợp chất đúc và prepreg - Xác định khối lượng trên đơn vị diện tích
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9565:2013 (ISO 11667:1997) về Chất dẻo gia cường sợi - Hợp chất đúc và prepreg - Xác định hàm lượng nhựa, sợi gia cường và chất độn - Phương pháp hòa tan
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10972-2:2015 (ISO 1268-2:2001) về Chất dẻo gia cường sợi - Phương pháp chế tạo tấm thử - Phần 2: Đúc lăn ép và đúc phun sợi ngắn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10972-4:2015 (ISO 1268-4:2005 WITH AMENDMENT 1:2010) về Chất dẻo gia cường sợi - Phương pháp chế tạo tấm thử - Phần 4: Đúc prepreg
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11994-3:2017 (ISO 4892-3:2016) về Chất dẻo - Phương pháp phơi nhiễm với nguồn sáng phòng thử nghiệm - Phần 3: Đèn huỳnh quang UV
- 1Quyết định 3735/QĐ-BKHCN năm 2014 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9563:2013 (ISO 9782:1993) về Chất dẻo - Hợp chất đúc được gia cường và prepreg - Xác định hàm lượng chất bay hơi biểu kiến
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9564:2013 (ISO 10352:2010) về Chất dẻo gia cường sợi - Hợp chất đúc và prepreg - Xác định khối lượng trên đơn vị diện tích
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9565:2013 (ISO 11667:1997) về Chất dẻo gia cường sợi - Hợp chất đúc và prepreg - Xác định hàm lượng nhựa, sợi gia cường và chất độn - Phương pháp hòa tan
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10589:2014 (ISO 12114:1997) về Chất dẻo gia cường sợi - Hợp chất đúc nhựa nhiệt rắn và prepreg - Xác định đặc tính đóng rắn
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10972-2:2015 (ISO 1268-2:2001) về Chất dẻo gia cường sợi - Phương pháp chế tạo tấm thử - Phần 2: Đúc lăn ép và đúc phun sợi ngắn
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10972-4:2015 (ISO 1268-4:2005 WITH AMENDMENT 1:2010) về Chất dẻo gia cường sợi - Phương pháp chế tạo tấm thử - Phần 4: Đúc prepreg
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11994-3:2017 (ISO 4892-3:2016) về Chất dẻo - Phương pháp phơi nhiễm với nguồn sáng phòng thử nghiệm - Phần 3: Đèn huỳnh quang UV
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10590:2014 (ISO 12115:1997) về Chất dẻo gia cường sợi - Hợp chất đúc nhựa nhiệt rắn và prepreg - Xác định khả năng chảy, độ chín và thời gian sống
- Số hiệu: TCVN10590:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực