Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUY TRÌNH THIẾT KẾ BẾN PHÀ, BẾN CẦU PHAO ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 275/KHKT ngày 7/3/1986 của Bộ GTVT)
1-1. Phà, cầu phao là các phương tiện cho xe và người vượt qua dòng nước khi tuyến đường chưa có phương tiện khác hoặc do yêu cầu riêng biệt. Bến phà, bến cầu phao chủ yếu là đường lên xuống mặt bến phà và các công trình phục vụ cho việc qua sông được an toàn nhanh chóng. Đối tượng của quy trình này nhằm chủ yếu cho việc thiết kế bến để phà canô lai dắt cập vào bến dốc và cầu phao bắc vào mố cầu.
1-2. Các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật của quy trình này áp dụng cho việc thiết kế làm mới, nâng cấp, cải tạo các bến phà, bến cầu phao thuộc hệ thống đường bộ của nước CHXHCNVN. Ngoài ra khi thiết kế còn phải tuân theo các tiêu chuẩn và quy trình khác có liên quan của Bộ và Nhà nước đã ban hành. Những bến phà, bến cầu phao đặc biệt, các bến cho đường chuyên dụng như đường lâm nghiệp, đường sắt, đường quân sự v.v… không áp dụng quy trình này mà chỉ dùng để tham khảo hoặc có thể sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật khác sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn.
1-3. Bến phà, bến cầu phao được phân làm 3 loại tùy theo thời gian sử dụng và độ bền vững của bến như bảng 1.
Bảng 1
Loại | Tên thường gọi | Phạm vi sử dụng |
A | Bến vĩnh cửu | - Địa chất thủy văn ổn định - Bến có kết cấu bê tông cốt thép - Tải trọng nặng H30-XB.80 - Bến cầu phao không dùng |
B | Bến bán vĩnh cửu | - Địa chất thủy văn tương đối ổn định - Kết cấu bê tông đá xây - Tải trọng H18-X60 - Bến cầu phao hay dùng |
C | Bến tạm | - Kết cấu bến kiểu tạm lát đá xây khan, đổ rọ đá, cọc gỗ, cọc ray bảo vệ mép bến. |
1-4. Bến phà được chia làm 5 cấp, các cấp kỹ thuật được quy định ở bảng 2.
1-5. Bến cầu phao được chia làm 4 cấp, các cấp kỹ thuật quy định ở bảng 3.
Tùy theo cấp hạng tuyến đường, tải trọng hoặc yêu cầu nhiệm vụ thiết kế mà chọn cấp bến cho phù hợp.
Ghi chú: Các bến đặc biệt, các yếu tố chính của bến, các thuật ngữ trong bảng 2, bảng 3 được giải thích trong phụ lục 1.
Bảng 2
CÁC CẤP KỸ THUẬT BẾN PHÀ (1.4)
Các đặc trưng chủ yếu | Các cấp kỹ thuật | |||||
Hệ đầu bến | Một đầu bến phà | |||||
I | II | III | IV | V | VI | |
Lưu lượng xe tương lai trong 15 năm (xe/ngày đêm) | 3000-2000 | 2000-1000 | 1000-700 |
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Nghị định 173-CP năm 1963 ban hành điều lệ bảo vệ đê điều do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 68-TTg năm 1962 về việc phối hợp công tác giữa hai ngành Giao thông và Thủy lợi do Phủ thủ tướng ban hành
- 3Nghị định 203-HĐBT năm 1982 về Điều lệ bảo vệ đường bộ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 45:2012/BGTVT/SĐ1:2015 về bến xe khách - Sửa đổi lần 1 năm 2015
Tiêu chuẩn ngành 22TCN 86:1986 về Quy trình thiết kế bến phà, bến cầu phao đường bộ
- Số hiệu: 22TCN86:1986
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 07/03/1986
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra