(Ban hành theo Quyết định số 2259-KHKT ngày 11 – 12 - 1987)
1.1. Nội dung và phạm vi áp dụng tiêu chuẩn
Sau giai đoạn khảo sát tổng hợp để thiết kế kỹ thuật tuyến đường (đường sắt, đường ô tô) hoặc trong quá trình khai thác đường, nếu phát hiện thấy ở một khu vực nào đó có hiện tượng trượt, sụt lở có khả năng uy hiếp điều kiện khai thác của tuyến thì cơ quan thiết kế hoặc quản lý công trình nhất thiết phải có những biện pháp xây dựng các công trình phòng hộ đặc biệt để đảm bảo sự ổn định lâu dài của tuyến.
Tiêu chuẩn quy định những điều khoản về khảo sát địa chất công trình (ĐCCT) trong vùng có hoạt động trượt, sụt bở và về thiết kế những biện pháp ổn định có thể vận dụng được để làm cơ sở tiếp tục thiết kế và thi công các công trình cụ thể để ổn định nền đường sau này.
Trong tiêu chuẩn này không đề cập đến các nội dung công tác khảo sát ĐCCT thông thường và thiết kế cụ thể những công trình phòng hộ ở những trọng điểm cần đảm bảo ổn định đã được nêu trong các tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế hiện hành của Nhà nước và ngành GTVT.
Tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với ngành đường sắt, đường ô tô và cả với ngành đường sông trong những trường hợp tương tự.
1.2. Những vấn đề cần kiểm tra sơ bộ trước khi tiến hành công tác cụ thể.
Trước khi khảo sát ĐCCT và thiết kế biện pháp ổn định nền đường trong vùng có hoạt động trượt, sụt lở, cần tìm kiếm những điểm sau đây:
- Các đặc điểm về công trình ở khu vực có hoạt động trượt sụt lở (nền đào, nền đắp, cống, đầu cầu, cửa hầm…).
- Các tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động trượt sụt lở (như ảnh hưởng của nước mặt, nước ngầm trong khu vực chấn động do thi công bằng máy, bằng mìn).
- Quá trình diễn biến phát triển trượt sụt và những tác nhân ĐCCT động lực.
- Vấn đề môi sinh trong khu vực.
- Tiến độ thiết kế thi công các công trình.
1.3. Yêu cầu kỹ thuật cần đạt trong khảo sát ĐCCT.
Công tác khảo sát ĐCCT cần giải quyết được một số yêu cầu kỹ thuật sau đây:
- Xác định phạm vi khu vực sụt, trượt có ảnh hưởng tới công trình cần bảo vệ thể hiện trên bình đồ tỷ lệ 1/500.
- Xác định chi tiết mặt trượt nhờ những thiết bị khoan đào, địa vật lý, trắc địa.
- Xác định tính chất cơ lý của đất, đá trong và ngoài thân trượt, chế độ hoạt động của nước ngầm và tính chất của nó.
- Xác định các điểm lộ nước dưới đất, lưu lượng chảy theo mùa, nguồn cung cấp nước.
- Thu thập các số liệu về sự di chuyển của khối trượt.
- Phân tích và thu thập những tư liệu cần thiết như: Điều kiện khí hậu, thủy văn và các tác nhân khác (canh tác, thủy lợi, đào đắp đất, chất dỡ tải v.v…) có ảnh hưởng tới khối trượt.
- Xác định rõ nguyên nhân chính gây trượt, sụt lở.
1.4. Xây dựng phương án triển khai công tác khảo sát ĐCCT.
Để đảm bảo yêu cầu về khảo sát ĐCCT ở khu vực có hoạt động trượt, sụt lở, trong khi lập kế hoạch triển khai công tác và lập dự toán khảo sát, cần xây dựng phương án kỹ thuật cụ thể về các vấn đề sau đây:
- Thu thập, đối chiếu, phân tích và tổng hợp những tài liệu cũ và hiện có (kể cả những tài liệu khảo sát thăm dò tổng hợp và những tài liệu lưu trữ có liên quan).
- Xác định phạm vi cần khảo sát (bao trùm ra ngoài khu vực khối trượt, sụt 50 m về mỗi phía).
- Tổ chức đo vẽ ĐCCT, địa chất thủy văn (trên bản đồ địa hình ở giai đoạn lập luận chứng kinh tế kỹ thuật theo tỷ lệ 1/100.000 – 1/50.000 và ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật theo tỷ lệ 1/1000 – 1/500).
- Bố trí mạng lưới các mặt cắt thăm dò và tổ chức thăm dò.
- Tổ chức tổng kết các số liệu đã thu được để xây dựng báo cáo kỹ thuật về kết quả khảo sát ĐCCT.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 115:2000 về thành phần, nội dung và khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 366:2004 về Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất trong vùng Karst do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9402:2012 chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất công trình cho xây dựng vùng Các-tơ
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 53:2014/BTNMT về kiểm soát chất lượng các kết quả phân tích mẫu địa chất, khoáng sản
- 1Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 115:2000 về thành phần, nội dung và khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 366:2004 về Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất trong vùng Karst do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9402:2012 chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất công trình cho xây dựng vùng Các-tơ
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 53:2014/BTNMT về kiểm soát chất lượng các kết quả phân tích mẫu địa chất, khoáng sản
Tiêu chuẩn ngành 22TCN 171:1987 về Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn định nền đường vùng có trượt, sụt lở
- Số hiệu: 22TCN171:1987
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 11/12/1987
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định