Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

14TCN 60-88

HỆ SỐ TIÊU CHO RUỘNG LÚA

Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc, phương pháp cần được tuân thủ trong tính toán hệ số tiêu nước mặt do mưa đối với vùng trồng lúa là chủ yếu.

Khi sử dụng các hệ số quy định trong tiêu chuẩn này cần phân tích lựa chọn cho phù hợp với tình hình cụ thể của từng vùng, từng địa phương.

1. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TÍNH TOÁN TIÊU NƯỚC

1.1. Hệ số tiêu là lưu lượng cần làm thoát đi từ một đơn vị diện tích nhằm đảm bảo một chế độ chịu ngập nhất định.

Hệ số tiêu được ký hiệu là q và có đơn vị thường dùng là 1/S - ha.

Độ sâu tiêu là lớp nước mặt ruộng cần làm thoát đi trong thời gian một ngày đêm nhằm đảm bảo một chế độ chịu ngập nhất định.

Độ sâu tiêu được ký hiệu là q0 đơn vị là mm/ngày

q =           trong đó:

q tính bằng 1/S - ha

q0 tính bằng mm/ngày

Hệ số tiêu phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:

- Lượng mưa, mô hình mưa, tính chất đất đai địa hình và cây trồng.

- Mức độ chống úng, kết cấu và tình trạng của hệ thống tiêu nước.

Hệ số tiêu được phân thành hệ số tiêu mặt ruộng và hệ số tiêu tại công trình đầu mối.

1.2. Tiêu nước mặt do mưa trong hệ thống thủy nông cần được thực hiện theo nguyên tắc "Phân tán nước và tiêu nước có điều tiết".

Phân tán nước là thực hiện nguyên tắc cao tiêu cao, thấp tiêu thấp, nước ở đâu tiêu ở đấy, tránh việc dồn nước vào vùng thấp rồi mới tiêu đi.

Tiêu nước có điều tiết là nguyên tắc bảo đảm cho đường quá trình hệ số tiêu có dạng hợp lý nhất. Nội dung chủ yếu của nguyên tắc này là lợi dụng các diện tích có khả năng trữ nước như ruộng lúa hồ ao, khu trũng nuôi cá để trữ bớt một phần lượng mưa của những ngày mưa lớn rồi tiêu dần vào những thời gian sau khi mưa hoặc mưa nhỏ.

1.3. Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tiêu nước hệ thống thủy nông phải là một hệ thống hoàn chỉnh, hệ thống điều tiết nước mặt ruộng phải đầy đủ bờ vùng, bờ thửa, bờ khoảnh và công trình tháo nước mặt ruộng.

2. CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN

2.1. Để xác định hệ số tiêu nước mặt ruộng cần chuẩn bị các tài liệu cơ bản sau:

1. Sơ đồ kiến thiết đồng ruộng;

2. Loại công trình tháo nước mặt ruộng được ứng dụng;

3. Tình hình tập trung nước ngoại lai vào ruộng lúa trong quá trình tiêu nước;

4. Lượng mưa, tính toán;

5. Lượng nước tiêu hao trên ruộng lúa trong quá trình tiêu nước.

2.2. Khả năng điều tiết nước trên ruộng lúa.

2.2.1. Khả năng điều tiết nước trên ruộng lúa phụ thuộc chủ yếu vào khả năng chịu ngập của cây lúa.

Khả năng chịu ngập được đánh giá bằng thời gian ngập và mức độ ngập.

Ở dạng tổng quát, mức độ ngập được đánh giá bằng hệ số:

K =              trong đó:

H: Độ sâu lớp nước mặt ruộng

H1: Chiều cao của cây lúa

Khả năng chịu ngập cho phép là mức độ ngập và thời gian ngập không gây ra mức giảm sản lớn hơn mức giảm sản quy định. Vượt quá thời gian giới hạn đó lúa được gọi là ngập úng.

2.2.2. Khả năng chịu ngập của lúa thay đổi phụ thuộc vào thời kỳ ngập, nhiệt độ, độ đục của nước cũng như tốc độ nước chảy trong ruộng.

Khả năng chịu ngập của cây lúa ứng với mức giảm sản nhỏ hơn 10% như sau:

a) Giai đoạn cấy - bén chân

- Ngập 1/2 chiều cao cây lúa trong 7 ngày

- Ngập 3/4 chiều cao cây lúa không quá 3 ngày

- Không được để ngập 100% chiều cao cây lúa.

b) Giai đoạ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 60:1988 về hệ số tiêu cho ruộng lúa

  • Số hiệu: 14TCN60:1988
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/1988
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản