Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH 14TCN 188 : 2006

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - PHUN PHỦ KẼM KẾT CẤU THÉP - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Ban hành kèm theo Quyết định số 4024/QĐ-BNN ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. PHẠM VI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN

1.1. Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật cơ bản về phun phủ kẽm kết cấu thép trong các công trình thủy lợi.

1.2. Ngoài những điều quy định trong tiêu chuẩn này, phải tuân theo những quy định trong các tiêu chuẩn có liên quan khác.

1.3. Các loại vật liệu kẽm và thiết bị phun phủ trình bày ở trong tiêu chuẩn này, nếu sử dụng những chủng loại vật liệu khác phải có chú thích rõ ràng trên bản vẽ thiết kế.

2. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Các thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

2.1. Phun phủ kẽm

Là quá trình kẽm hóa lỏng được dòng khí nén thổi làm phân tán thành các lớp sương mù, phủ lên bề mặt kim loại đã được làm sạch, tạo ra một lớp kẽm có chiều dày theo yêu cầu, trong đó các phần tử kim loại đè lên nhau theo từng lớp.

2.2. Bề mặt được phun phủ

Là bề mặt trực tiếp được phun phủ kẽm.

2.3. Góc bắn của dòng cát

Là góc hợp bởi đường trục chi tiết và đường trục của dòng cát.

3. CÁC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

- "TOCT 9047 - 75" (1975), Tiêu chuẩn về thành phần dung môi và chế độ làm sạch bề mặt chi tiết;

- "SSPC-PC1", Tiêu chuẩn về tẩy rửa vết dầu mỡ trên bề mặt chi tiết;

4. YÊU CẦU KỸ THUẬT PHUN PHỦ KẼM

4.1. Yêu cầu k thuật

4.1.1. Vật liệu chi tiết cần phun phủ trước hết cần phải kiểm tra mác thép, độ cứng và kích thước để lựa chọn công nghệ phun cho thích hợp.

4.1.2. Các bề mặt chi tiết đã được làm sạch phải được phun phủ không được để quá 2 giờ. Đối với những bề mặt không phun phủ phải được che chắn bảo vệ (ren, vít,...).

4.1.3. Đối với các chi tiết có dạng hình tròn, được phun phủ bằng máy thì tốc độ quay của chi tiết bảo đảm trong khoảng (6 ÷ 20)m/ph đối với mặt ngoài và từ (20 ÷ 23)m/ph đối với mặt trong. Tốc độ chạy của súng phun được chọn phụ thuộc vào chiều dày lớp phun theo bảng A1, phụ lục A.

4.14. Những chi tiết dạng khác thì dùng súng phun cầm tay để phun vào toàn bộ bề mặt chi tiết.

4.1.5. Khi phun các bề mặt phẳng, phải luôn luôn để đầu phun thẳng góc với bề mặt phạm vi thay đổi góc cho phép đến ≥ 45° so với bề mặt.

4.1.6. Tại các vị trí chuyển tiếp đột ngột của chi tiết, phải được phun trước, đạt chiều dày khoảng (1/3 ÷ 1/2) chiều dày quy định.

4.1.7. Nên phun phủ một lần để đạt tới chiều dày quy định.

4.1.8. Trong quá trình phun nhiệt độ của chi tiết tốt nhất từ (10°C ÷ 80°C).

4.1.9. Áp suất khí nén tại đầu phun là 6Bar và lượng dao động không được lớn hơn 1 Bar.

4.1.10. Điện áp hồ quang (30 ÷ 40)V, cường độ dòng điện phun chọn phù hợp với công suất đầu phun.

4.1.11. Đối với đầu phun bằng khí cháy axetylen và ôxy chọn tỷ lệ hỗn hợp khí cháy trong khoảng: O2/C2H2 = (1,1-1,2).

4.1.12. Không được tiến hành phun phủ kẽm dưới trời mưa. Độ ẩm không khí trong quá trình phun tốt nhất là < 80%.

4.2. Chiều dày lớp phun phủ

Chiều dày lớp phun phủ phải đảm bảo đủ để đáp ứng được mục đích, yêu cầu đặt ra. Chiều dày lớp phun phủ là tổng của các thành phần yêu cầu như sau:

- Chiều dày lớp phun tối thiểu để đảm bảo sức bám dính;

- Chiều dày lớp phun để gia công cơ khí;

- Chiều dày lớp phun để điền đầy các chỗ sần sùi (tạo nhám);

- Chiều dày lớp phun để sửa chữa nhiều lần.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 188:2006 về Công trình thủy lợi - Phun phủ kẽm kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật

  • Số hiệu: 14TCN188:2006
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 26/12/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản